MỤC LỤC
Nguyên nhân khiến bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa
Cách khắc phục tình trạng bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa
Hiện tượng bé hay vặn mình, đỏ mặt và ọc sữa khiến nhiều ba mẹ lo lắng không biết bé bị làm sao. Thực ra đây là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể cảnh báo một số vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách xử trí khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa.
Nguyên nhân khiến bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa
Nếu ba mẹ để ý thì hầu hết các em bé sơ sinh đều gặp tình trạng rướn mình, vặn mình ở những tháng đầu đời. Đi kèm theo đó có thể là tình trạng đỏ mặt, rặn è è, có bé thì ọc sữa. Hiện tượng này thường xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý nhất định.
Trẻ sơ sinh vặn mình, ọc sữa khiến ba mẹ lo lắng
Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình, các chuyên gia cho rằng khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường bên ngoài. Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khiến con dễ bị kích thích dẫn đến vặn mình, đỏ mặt.
Nhiều khi mẹ thấy trẻ sơ sinh hay gồng mình khi bú có thể là do bé chỉ đang “tập thể dục” trong lúc bú mà thôi. Có bé ăn sữa rất tập trung, nhưng có bé lại năng động hơn. Khi phần đầu và cổ hướng về ngực mẹ hoặc bình sữa, thì bé sẽ hơi vặn hoặc gồng cơ thể để vận động. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Một nguyên nhân sinh lý khác là phản xạ Moro – phản xạ tự nhiên của trẻ khi cảm thấy mất thăng bằng hoặc có tác động đột ngột từ môi trường bên ngoài. Phản xạ này khiến bé giật mình, duỗi chân tay, vặn mình, rặn è è ngay cả trong giấc ngủ (thường rơi vào giai đoạn ngủ nông REM)
>> Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ khi ngủ có bình thường không? Mời mẹ tham khảo bài viết: Trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình - bình thường hay bất thường?
Nếu bé vặn mình, đỏ mặt kèm theo ọc sữa, hai chân co về phía bụng, đây có thể là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang bị đầy hơi, chướng bụng. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, khi bú mẹ, ăn sữa từ bình, thậm chí là khi khóc… có một lượng không khí lọt vào dạ dày gây đầy hơi khiến bé khó chịu.
Phần hơi này làm bụng bé chướng và căng tức. Hơi thừa chiếm không gian trong dạ dày khiến bé không ăn được nhiều. Khi bé ăn xong cữ bú mà không được vỗ ợ, trẻ rất dễ gặp tình trạng trớ sữa, ọc sữa do đầy hơi.
Ở tình huống nặng hơn, việc bé hay vặn mình, đỏ mặt và ọc sữa có thể do con bị trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến dịch dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn, dẫn đến ọc sữa. Khi bị trào ngược, bé thường vặn mình, đỏ mặt do áp lực trong ổ bụng tăng lên.
Trẻ dễ ọc sữa khi bị đầy hơi hoặc trào ngược
Thiếu canxi cũng là một nguyên nhân khiến bé thường xuyên vặn mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc. Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh và cơ bắp của bé. Nếu thiếu hụt chất này, trẻ sẽ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, ngủ không yên giấc và hay vặn mình.
Ngoài ra, một số bé bị dị ứng đạm sữa bò cũng dễ bị đầy bụng, khó tiêu, ọc sữa, nôn trớ. Khi bị dị ứng, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách co thắt dạ dày, gây khó chịu và dẫn đến tình trạng vặn mình thường xuyên.
Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp bé giảm bớt những khó chịu và bản thân ba mẹ cũng yên tâm hơn khi chăm sóc con.
Cách khắc phục tình trạng bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa
Nếu bé vặn mình và ọc sữa do các nguyên nhân sinh lý không nguy hiểm, ba mẹ có thể đợi khi con lớn tình trạng sẽ dần mất đi. Nhưng nếu bé vặn mình, đỏ mặt và ọc sữa nhiều, ba mẹ có thể lần lượt áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.
Điều chỉnh tư thế bú và vỗ ợ hơi
Tư thế bú có ảnh hưởng đến bữa ăn và tiêu hóa của bé, đặc biệt là trong việc hạn chế trào ngược dạ dày.
Với những bé dễ ọc sữa, ba mẹ có thể thử đặt bé nằm với phần thân trên cao hơn, nghiêng khoảng 30 độ. Tư thế này giúp sữa dễ dàng đi xuống dạ dày mà không bị trào ngược lên thực quản.
Bế hoặc đặt bé nằm với phần thân trên cao hơn khi bú
Đối với bé bú bình, cần đảm bảo núm bình luôn đầy sữa để tránh bé nuốt phải nhiều không khí. Sau khi bé bú xong, nên bế bé ở tư thế thẳng và làm động tác vỗ ợ từ 15-30 phút để giải phóng phần hơi kẹt trong dạ dày bé. Sau thời gian này, sữa cũng đã xuống đáng kể và được tiêu hóa tốt hơn.
Hướng dẫn 3 tư thế vỗ ợ giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ sơ sinh:
Đối với bé bú sữa công thức, mẹ có thể cân nhắc đổi sang loại sữa dễ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn và giảm tình trạng đầy bụng, ọc sữa. Tuy nhiên, trước khi thay đổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa phù hợp cho bé.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một môi trường ngủ lý tưởng giúp bé ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è và quấy khóc.
Đầu tiên, bé phải được nằm trên một mặt phẳng cố định chắc chắn và bằng phẳng. Chỗ ngủ của bé nên ở trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn lớn và ánh sáng quá mạnh. Ngoài ra, nhiệt độ phòng nên duy trì mát mẻ, không quá nóng không quá lạnh để bé dễ chịu và dễ ngủ. Chi tiết hơn về môi trường ngủ cho bé, mời mẹ tham khảo bài viết: Môi trường an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh
Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám
Mặc dù tình trạng vặn mình, đỏ mặt và ọc sữa ở trẻ sơ sinh thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bé có những dấu hiệu bất thường dưới đây, ba mẹ nên đưa bé đi khám sớm:
- Bé vặn mình kèm theo quấy khóc kéo dài, ngủ không ngon giấc, có biểu hiện đau đớn.
- Bé ọc sữa quá nhiều, dẫn đến chậm tăng cân, biếng ăn, không hấp thu đủ dưỡng chất.
- Xuất hiện các dấu hiệu thiếu canxi rõ rệt.
Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng cho bé và tư vấn cách xử lý phù hợp.
Bé hay vặn mình, đỏ mặt và ọc sữa là hiện tượng phổ biến nhưng mẹ không nên chủ quan. Cần chú ý áp dụng vỗ ợ đúng kỹ thuật, điều chỉnh môi trường ngủ đảm bảo an toàn để bé ăn no ngủ tốt. Bên cạnh đó mẹ cũng cần quan sát kỹ các biểu hiện của bé để đảm bảo con không gặp vấn đề về sức khỏe.
Tình trạng vặn mình, rướn người và ọc sữa nhiều thường ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, khiến bé ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc. Một giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Nếu ba mẹ muốn tìm hiểu cách giúp bé có giấc ngủ chất lượng, được hướng dẫn vỗ ợ chuẩn chỉ giảm đầy hơi nôn trớ, hãy tham gia khóa tư vấn nuôi con EASY của POH - nơi cung cấp cho mẹ những kiến thức khoa học và thực tiễn về chăm sóc cữ ăn giấc ngủ và lịch sinh hoạt cho trẻ.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo