Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Những dấu hiệu thai 21 tuần khoẻ mạnh

đăng bởi Hoài Anh

Bước vào tuần thai thứ 21, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận rõ ràng hơn sự hiện diện của thiên thần nhỏ trong bụng mình. Em bé lúc này đang phát triển ra sao? Thai 21 tuần nặng bao nhiêu? Bé đã lớn bằng quả gì? Trong bài viết này, POH sẽ giải đáp về kích thước, cân nặng thai 21 tuần và những dấu hiệu cho thấy em bé của mẹ đang phát triển khoẻ mạnh.

Thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Ở tuần thai thứ 21, trung bình thai nhi thường có cân nặng khoảng 360 - 400 gram và chiều dài tính từ đầu đến gót chân vào khoảng 25-26 cm. 

Thai 21 tuần được xem là phát triển khoẻ mạnh khi cân nặng nằm trong khoảng từ 350g đến 420g, đi kèm với các chỉ số vòng đầu, chiều dài xương đùi, chu vi bụng phù hợp với tuổi thai. 

Thai 21 tuần nặng khoảng 360-400g

Cân nặng của em bé sẽ có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào giới tính, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di chuyền và cơ địa của từng mẹ… Nếu bé nặng dưới 300g hoặc vượt quá 450g, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi thêm để đề phòng nguy cơ chậm tăng trưởng hoặc tiểu đường thai kỳ. 

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần đặt nặng chỉ số cân nặng của em bé nhà mình, vì thai nhi không cần thiết phải đạt đúng từng gram theo biểu đồ tăng trưởng. Điều quan trọng là bé phát triển đều và mẹ cảm nhận được hoạt động của con mỗi ngày.

>> Tuần thứ 21 là giai đoạn mà bé phát triển rất nhanh cả về cân nặng lẫn kích thước cơ thể. Chỉ sau 1 tuần, thai 21 tuần 5 ngày sẽ có mức cân nặng trung bình từ 400-430g. Lúc này bé chuẩn bị bước sang tuần 22, mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi 22 tuần tại đây.

Sự phát triển của thai nhi và dấu hiệu thai 21 tuần khoẻ mạnh

Ở tuần thứ 21, kích thước của thai nhi tương đương với một củ cà rốt lớn. Tính từ đỉnh đầu đến gót chân, chiều dài khoảng 25 - 26 cm, chiều dài từ đầu đến mông rơi vào khoảng 18 cm.

Bác sĩ siêu âm sẽ đo nhiều chỉ số khác nhau để xác định sự phát triển bình thường của thai nhi, bao gồm:

  • BPD (Đường kính lưỡng đỉnh): ~50 - 55 mm
  • FL (Chiều dài xương đùi): ~35 - 38 mm
  • AC (Chu vi bụng): ~145 - 160 mm
  • HC (Chu vi đầu): ~180 - 200 mm

Nếu các chỉ số này nằm trong ngưỡng bình thường, dù cân nặng hơi thấp hay cao một chút thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì thai nhi sẽ điều chỉnh tốc độ phát triển trong những tuần tiếp theo.

Thai 21 tuần không chỉ phát triển mạnh về hình thể mà còn cả chức năng sinh lý. Bé đã hình thành gần như đầy đủ các cơ quan nội tạng như gan, phổi, dạ dày, ruột, thận.

Thai 21 tuần đang phát triển mạnh mẽ

Tai bé đã phát triển đầy đủ và con có thể nghe được âm thanh bên ngoài, đặc biệt là âm thanh có nhịp điệu như bài hát, bài nhạc, giọng mẹ nói hoặc nhịp tim của mẹ. Một số em bé sẽ phản ứng lại với âm thanh bằng cách cử động hoặc đạp nhẹ. 

Nghiên cứu cho thấy thai nhi có thể ghi nhớ giọng nói quen thuộc và phản ứng với âm thanh bằng các chuyển động nhỏ. Điều này giải thích vì sao sau sinh, trẻ thường nhận ra giọng của mẹ đầu tiên và cảm thấy an tâm khi nghe thấy giọng của mẹ. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ thực hành những bài tập thai giáo âm nhạcthai giáo kể chuyện.

Hệ thần kinh và não bộ của thai nhi tuần này phát triển với tốc độ vượt bậc. Các tế bào thần kinh đã hình thành từ những tuần trước nay bắt đầu kết nối với nhau, tạo nền tảng cho các giác quan như thính giác, xúc giác, vị giác và thị giác.

Võng mạc mắt của thai nhi đã phát triển dù mí mắt vẫn đang khép lại. Điều đặc biệt là bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng mạnh chiếu qua bụng mẹ. Nếu mẹ nằm ngoài trời nắng hoặc soi đèn pin vào bụng (thai giáo ánh sáng), bé có thể xoay người hoặc đạp nhẹ để phản ứng lại với ánh sáng đó.

Ngoài ra, bé còn có thể mút ngón tay, cựa mình và nấc cụt. Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ quan chức năng trong cơ thể bé đang hoạt động bình thường. 

Dấu hiệu thai 21 tuần khoẻ mạnh

Sự chuyển động đều đặn của thai nhi trong bụng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh. Ở tuần thứ 21, mẹ đã bắt đầu cảm nhận rõ ràng các hoạt động của bé yêu. 

Bé có thể thực hiện những chuyển động phức tạp hơn như cuộn mình, đạp, xoay người và vươn người trong bụng mẹ. Đôi khi mẹ sẽ cảm nhận được thai đạp từng cú rõ ràng, đôi khi lại chỉ nhẹ máy một chút trong bụng. 

Mẹ có thể cảm nhận được em bé 21 tuần cử động trong bụng

Nhiều mẹ bầu cảm thấy bé thường đạp ở vùng bụng dưới, gần bẹn hoặc tử cung. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì bé còn nhỏ và chưa xoay đầu xuống dưới. Phần chân và tay của bé thường nằm ở phần dưới bụng mẹ, nên mẹ cảm nhận được bé đạp ở vị trí đó.

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy thai 21 tuần đạp bụng dưới đau buốt hoặc kèm theo dấu hiệu lạ như ra máu, đau bụng dưới, áp lực vùng chậu tăng… thì cần đi khám ngay để loại trừ các vấn đề về cổ tử cung hoặc dọa sinh non.

Về những thay đổi ở cơ thể mẹ, bụng bầu 21 tuần bắt đầu tròn và lộ rõ hơn. Hình dáng bụng bầu có thể khác nhau giữa từng mẹ tùy vào chiều cao, cân nặng, vị trí thai và lượng nước ối. Với những mẹ mang thai lần đầu, bụng có thể lộ rõ từ dưới rốn, tạo thành hình oval. Còn với mẹ đã sinh con thì bụng thường lớn hơn và nhô cao hơn.

Hình ảnh bụng bầu 21 tuần

Ở tuần này bụng sẽ có xu hướng phình ra phía trước chứ không lan sang hai bên nhiều. Đường linea nigra (đường sọc đen chạy từ rốn xuống mu) bắt đầu xuất hiện rõ hơn. Một số mẹ cũng cảm thấy da bụng căng, ngứa và xuất hiện rạn nhẹ do da đang giãn ra để phù hợp với sự phát triển của bé.

Lưu ý cho bà bầu ở tuần thai 21

Mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, và điều quan trọng cần lưu ý là chế độ dinh dưỡng để mẹ và bé phát triển tốt. 

Ở giai đoạn này, mẹ cần tập trung cung cấp đủ chất đạm, canxi, sắt, DHA, axit folic, vitamin D và chất xơ. Những dưỡng chất này không chỉ giúp thai nhi phát triển toàn diện mà còn hỗ trợ mẹ tránh táo bón, đau nhức xương khớp và giảm cảm giác mệt mỏi.

Một số thực phẩm tốt cho bà bầu 21 tuần gồm:

  • Cá hồi, trứng, sữa tươi, thịt nạc (giàu đạm và DHA)
  • Rau xanh đậm, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt (giàu chất xơ và vitamin)
  • Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt chia (giúp não bộ thai nhi phát triển)

Ngoài ra, mẹ nên uống ít nhất 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh các loại nước ngọt có gas, cà phê và thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Việc ăn chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày sẽ giúp mẹ tránh bị đầy bụng, ợ chua và trào ngược - những vấn đề thường gặp trong thai kỳ.

Các bà bầu cũng nên tránh ăn đồ tái, sống, hải sản chưa nấu chín vì dễ gây nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi. Hạn chế tiếp xúc hóa chất, mùi nặng như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, nước tẩy rửa mạnh. Không thức khuya, dùng đồ uống có caffeine hoặc cồn. Đồng thời, mẹ nên chú ý khám thai định kỳ theo lịch từ bác sĩ.

Vậy là mẹ đã biết rõ thai 21 tuần nặng bao nhiêu và con đang phát triển như thế nào. Với những đặc điểm ở tuần 21, thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được những kích thích từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng và giọng nói của mẹ. Đây sẽ là thời điểm vô cùng thích hợp để mẹ thực hành thai giáo cho con mỗi ngày cùng POH Thai giáo - Chương trình Thai giáo giúp con khỏe mạnh - thông minh ngay từ trong bụng mẹ!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti