Dạy trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm từ 2 tuổi

đăng bởi Nguyễn Khải

Tinh thần trách nghiệm là gì? Dạy trẻ sống có trách nhiệm như thế nào? Làm sao để rèn tính tự lập và trách nhiệm cho trẻ, giúp trẻ sống có tinh thần trách nhiệm? Làm sao để con lớn lên có tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống?

Tinh thần trách nhiệm là gì?

Tinh thần trách nhiệm có thể hiểu đơn giản là thái độ đạt được mục tiêu công việc đúng thời hạn, luôn hoàn thiện công việc của mình và tập trung hoàn thành nhiệm vụ. 

Với em bé 2 tuổi việc dạy trẻ sống có trách nhiệm có thể còn hơi sớm. Tuy nhiên đây sẽ là nền tảng để bé hình thành tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống sau này.

Trẻ 2 tuổi đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân hay chưa?

Trẻ 2 tuổi vẫn còn quá nhỏ để tự mình hoàn thành các nhiệm vụ hằng ngày hoặc làm theo những hướng dẫn phức tạp; tuy nhiên, trẻ vẫn rất sẵn lòng phụ giúp mẹ những việc trong nhà. Đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy trẻ bắt đầu nhận thức được trách nhiệm của mình và cũng là cơ hội để dạy trẻ tinh thần trách nhiệm. Hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong nhà cùng mẹ, dù là lau bàn hay theo mẹ ra làm vườn.

>> Bố mẹ giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ như thế nào?

 

Dạy trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm từ 2 tuổi

Hoạt động trồng cây vừa thú vị vừa giúp bé có tinh thần trách nhiệm

Mong muốn luôn được ở cạnh và phụ giúp mẹ tạo một nền tảng ban đầu về tinh thần trách nhiệm. Ở thời điểm này, trẻ chưa nhận thức được việc phải phấn đấu hết mình để hoàn thành việc gì đó mà chỉ cảm thấy vui khi được ở cùng mẹ. 

 

 

Bí quyết giúp trẻ hình thành tính trách nhiệm

Khởi đầu đơn giản

Lúc mới bắt đầu, mẹ hãy giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản để trẻ dần thích ứng. Nhiệm vụ khó sẽ khiến trẻ cảm thấy quá sức và nhanh nản lòng. Bỏ giấy lau vào thùng rác, cho thức ăn vào bát ăn của thú cưng hay tưới cây bằng bình nhựa phù hợp với khả năng, vừa giúp trẻ hứng thú hơn vừa khơi gợi tinh thần trách nhiệm của trẻ.

Ngoài những nhiệm vụ đơn giản, ba mẹ cũng nên đưa ra cho trẻ những hướng dẫn dễ hiểu nhất. Yêu cầu dọn dẹp phòng có thể còn quá quá mơ hồ và trẻ sẽ không biết chính xác mình phải làm những gì. Thay vào đó, mẹ hãy nói cụ thể hơn: “Con hãy để giày lên kệ.” để trẻ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc xác định nhiệm vụ. 

Mẹ sẽ phải bất ngờ vì con tự tin và tự lập hơn rất nhiều trong quá trình nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản mà mẹ giao cho. 

Chỉ ra và nói rõ

Làm gương cho trẻ là cách tốt nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều thử thách nhất khi ba mẹ dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm của bản thân. Hãy cố gắng để mọi đồ vật đúng chỗ sau khi sử dụng xong để trẻ thấy rằng ba mẹ cũng đang chịu trách nhiệm với từng vật dụng trong nhà. 

Một cách nữa để khuyến khích trẻ là đưa ra những hướng dẫn để trẻ biết cách tự hoàn thành các nhiệm vụ. Ví dụ, trẻ không biết mình cần làm gì với nhiệm vụ gấp quần áo vì điều đó quá mơ hồ và chưa được ai chỉ cách làm. Nhưng nếu mẹ thực hành và hướng dẫn từng bước thì trẻ sẽ có định hướng cụ thể hơn.

Trẻ học tập bằng cách quan sát và bắt chước; do đó, mẹ sẽ cần dành nhiều thời gian để dạy trẻ tinh thần trách nhiệm bằng cách hướng dẫn từng bước cách thực hiện một nhiệm vụ nào đó quá khó khăn và phức tạp với trẻ.

Vừa học vừa chơi

Các nhiệm vụ được lồng ghép vào trò chơi sẽ tăng thêm phần hứng thú cho trẻ. Bất cứ hoạt động nào thú vị và có mẹ ở bên đều trở nên có ý nghĩa với trẻ. 

Dạy trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm từ 2 tuổi

Dạy bé dọn tủ quần áo cũng là một cách dạy trẻ tinh thần trách nhiệm

Việc dọn tủ quần áo sẽ chẳng còn áp lực khi hai mẹ con cùng bỏ đi những bộ quần áo không cần dùng đến, treo ngăn nắp những chiếc áo sơ mi và lắc lư theo điệu nhạc vui nhộn. Việc dạy trẻ sống có trách nhiệm không phải là ngày một ngày hai. Ba mẹ cần điều chỉnh hành vi của trẻ cũng như rèn tính tự lập và trách nhiệm cho đến khi bé đủ trưởng thành.

Hình thành thói quen

Trẻ sẽ học được nhiều hơn về tính trách nhiệm nếu đã hình thành thói quen từ sớm. Trẻ cần biết dọn dẹp gọn gàng đồ chơi trước khi ngồi vào bàn ăn hay cất ca múc nước sau mỗi lần tắm. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng việc nhà không phải là nhiệm vụ mà là việc mình nên làm mỗi ngày. 

Diễn đạt theo hướng tích cực

Mẹ cần để trẻ biết rằng gia đình mình có những quy định riêng và bất cứ ai cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, sự diễn đạt quá cứng rắn và nghiêm túc sẽ khiến trẻ có thêm rào cản để tuân thủ các quy định. 

Thay vì nghiêm khắc nói với trẻ rằng: “Mẹ sẽ không tắm cho con nếu con chưa dọn hết đống đồ chơi đó.”, mẹ hãy chọn cách nói nhẹ nhàng, gần gũi hơn: “Con hãy cất gọn đồ chơi vào hộp rồi đi tắm nhé, mẹ chuẩn bị nước tắm cho con rồi.” 

Ngoài ra, mẹ cần để trẻ hiểu đó là việc trẻ bắt buộc phải làm chứ không phải lựa chọn. Những phần thưởng hay món quà sẽ khiến trẻ nghĩ mình không cần có trách nhiệm và không bắt buộc phải làm điều mẹ nói. 

 

 

Tạo không gian riêng cho trẻ

Để tiết kiệm thời gian và hạn chế những rắc rối, mẹ rất muốn tự mình hoàn thành việc gì đó thay vì yêu cầu con làm. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ chưa đúng đắn vì không có lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ. 

Thay vì sốt ruột và khó chịu với kết quả không được như ý muốn, mẹ hãy quan tâm nhiều hơn đến nỗ lực của con. Trẻ có thể không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhưng sự phê bình hoặc làm thay lại khiến trẻ tự ti và không còn hứng thú để phụ giúp mẹ nữa.

Chỉ có luyện tập và trải qua nhiều thất bại mới khiến trẻ làm tốt mọi thứ được. Hãy diễn đạt mong muốn của mình theo hướng tích cực để trẻ hiểu và tiếp tục cố gắng.

Luôn khen ngợi khi trẻ làm tốt

Lời khen ngợi của ba mẹ sẽ giúp trẻ tự hào về những nỗ lực của mình. Mẹ hãy khen ngợi trẻ một cách cụ thể như “Mẹ rất vui khi con đã cất ca sau khi tắm mà không cần mẹ nhắc.” Nếu có thể, mẹ nên để trẻ biết những cố gắng của mình có ý nghĩa như thế nào đối với những thành viên còn lại trong gia đình. Đó chính là động lực để trẻ tiếp tục phát huy vào những lần sau.

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo