Khi ngủ đêm là một trận chiến với trẻ trên 1 tuổi

đăng bởi Thanh Thanh


Trẻ luôn có đủ mọi cách để thách thức giới hạn cuối cùng của mẹ. Điều này không có nghĩa là con của mẹ là một đứa trẻ “hư” hoặc không vâng lời. Mà trẻ thực sự chỉ đang thử xem liệu tất cả những gì mẹ nói có phải là sự thật hay không thôi. Vậy làm thế nào để mẹ có thể cho trẻ thấy rằng đó là sự thật? Bằng cách đặt ra những giới hạn cứng rắn nhưng luôn đong đầy tình yêu. Có thể, đôi lúc mẹ tưởng chừng như phải đầu hàng, nhượng bộ trước con. Nhưng mẹ phải nhớ rằng, giới hạn yêu thương mới là điều con cần. 

Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến trẻ bị khó ngủ và cách mẹ có thể giảm số trận chiến ngủ đêm

Tại sao trẻ đột nhiên không chịu đi ngủ?

Có thể có một số lý do khiến trẻ không chịu đi ngủ. Đây là sáu nguyên nhân thường thấy mẹ có thể xem xét

1. Thời khóa biểu ban ngày của con chưa hợp lý

Những hoạt động trong ngày đều ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của con. Hầu hết trẻ dưới 4 tuổi vẫn cần được ngủ trưa hoặc thời gian thư giãn yên lặng . Vì vậy, nếu trẻ không ngủ trưa và trở nên quá mệt vào lúc cuối ngày, thì nhiều khả năng bé sẽ bị khó ngủ đêm.

Mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ để biết khi nào trẻ cần được đi ngủ. Tuy nhiên, đôi khi dấu hiệu thể hiện sự quá mệt mỏi của con lại là quá khích hoặc tràn đầy năng lượng khiến mẹ hiểu nhầm rằng trẻ chưa đủ mệt để đi ngủ. Điều này có thể khiến thời gian thức kéo dài hơn thời gian được khuyến cáo.

2. Chỉ là con đang phát triển bình thường và khỏe mạnh

Khi con lớn hơn, con sẽ dần học được cách sử dụng lời nói và lựa chọn của mình để tác động đến thế giới xung quanh! Lúc được khoảng 18 tháng tuổi, trẻ đang phát triển tính độc lập, vì vậy, trẻ sẽ cố gắng kiểm soát môi trường xung quanh mình.

Đây là khoảng thời gian thú vị và cũng đầy thử thách khi trẻ không ngừng phát triển sự độc lập và đôi khi con sẽ khiến ba mẹ điên đầu. Những năm trẻ 1 -2 tuổi là lúc trẻ không ngừng thử thách giới hạn của ba mẹ, và đây cũng là lúc giờ ngủ đêm bị ảnh hưởng. Giấc đêm bị ảnh hưởng có thể dẫn đến việc con ngủ ít hơn, thiếu ngủ nên bị mệt mỏi, cáu kỉnh và đột nhiên quấy khóc, vật lộn không chịu đi ngủ

3. Con bị khủng hoảng ngủ

Thời gian này trẻ đang nỗ lực để học tập các kỹ năng và khái niệm mới. Việc bị  khủng hoảng ngủ trong lúc đang học những kỹ năng mới như đi, đứng, ngồi bô… hoặc có thêm anh chị em mới là điều bình thường. Những hiện tượng khủng hoảng ngủ phổ biến nhất ở độ tuổi này là khủng hoảng ngủ 18 thángkhủng hoảng ngủ 24 tháng

4. Con đang bị ốm hoặc đang mọc răng

Nếu trẻ đang bị ốm thì nhiều khả năng đây chính là lý do làm con bị khó ngủ và vật lộn với mẹ hằng đêm. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến:

  • Bị đau hoặc bị mệt: Khi trẻ bị đau thì con sẽ khó ổn định, khó ngủ và không thể nghỉ ngơi được.
  • Mọc răng: Khi trẻ mọc răng hàm thường sẽ bị nứt thịt ở đường viền nướu gây đau. Trẻ thường mọc 6 chiếc răng hàm đầu tiên lúc 18 tháng tuổi và 6 chiếc còn lại lúc 20-30 tháng tuổi.
  • Nhiễm trùng tai: Khủng hoảng ngủ đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng tai. Nếu bình thường con có thể ngủ xuyên đêm rất ngoan nhưng bây giờ lại không chịu đi ngủ, thì mẹ nên kiểm tra tai của con. 

5. Môi trường xung quanh của con có những thay đổi lớn chẳng hạn như có thêm anh chị em, chuyển nhà hoặc bắt đầu đi nhà trẻ hoặc trường mầm non 

Những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ và trở thành nguyên nhân cho những trận chiến ngủ đêm. Nếu trẻ đang bắt đầu đi học ở nhà trẻ, đang chuẩn bị có em hoặc đang bị rối loạn lo âu chia ly thì trẻ thường khóc nhiều hơn trước khi đi ngủ. Để giúp giảm bớt số lượng của những trận chiến ngủ đêm, mẹ hãy dành thêm thời gian 1 - 1 với con nhé, dù chỉ là 10 - 15 phút mặt đối mặt thôi cũng được. Điều này có thể giúp trẻ thích nghi nhanh hơn với những thay đổi lớn này đó!

6. Trẻ chưa quen với việc chuyển đổi

Trẻ em có thể dễ dàng bị choáng ngợp cảm xúc khi bị yêu cầu dừng làm một việc gì đó (đặc biệt là một việc gì đó vui vẻ và thú vị, chẳng hạn như chơi đùa) và bắt đầu làm một việc gì đó mới (chẳng hạn như chuẩn bị đi ngủ). 

Việc trẻ cố gắng trì hoãn sự thay đổi thường là một hành vi học được. Ví dụ, nếu mẹ muốn đưa con từ công viên về nhà vì trời đã tối nhưng khi đang đi ra thì con lại la khóc và không chịu đi khiến mẹ phải thỏa hiệp cho con ở lại chơi thêm một chút nữa, thì nghĩa là, trẻ đã học được cách trì hoãn việc thay đổi. Con biết rằng, chỉ cần mình phản ứng thì mẹ sẽ đáp ứng. Vậy nên rất có thể con sẽ thử lại việc la khóc trước khi đi ngủ để trì hoãn việc ngủ đêm. Một cách để giúp dễ dàng tránh được việc này là sử dụng trình tự ngủ đêm nhất quán.

 

 

Tại sao trẻ lăn lộn mãi mới có thể ngủ được?

Đây là điều bình thường ở độ tuổi này. Khi trẻ được 24 tháng tuổi sẽ có sự thay đổi thể chất trong quá trình phát triển, sự thay đổi này có thể khiến trẻ phải mất từ 20-30 phút mới ngủ được thay vì 5 - 20 phút như trước đây. Điều này có thể là do trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ gây ra . Giờ đi ngủ thường là thời điểm trẻ bắt đầu tưởng tượng ra những cuộc phiêu lưu mới và thú vị, đôi khi cả những hình ảnh đáng sợ nữa. Điều này chắc chắn có thể gây ảnh hưởng đến việc khi nào thì trẻ bắt đầu ngủ. 

Nhưng nếu con mất đến hơn 30-35 phút để ngủ có nghĩa là đã đến lúc xem lại lịch sinh hoạt một ngày của con và cân nhắc xem trẻ có ngủ ngày quá nhiều hay quá mệt mỏi trước khi đi ngủ hay không. Theo lịch sinh hoạt ăn ngủ ở tuổi này, trẻ cần thức khoảng 6 giờ trước khi ngủ trưa và thức khoảng 5 giờ trước khi ngủ đêm. 

Làm thế nào để con ngủ nhanh hơn?

Đầu tiên, mẹ phải hiểu rằng có một điều thú vị đang diễn ra trong đầu con trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 24 tháng: Con đang học được rằng mình có thể gây ảnh hưởng đến thế giới xung quanh bằng giọng nói và lựa chọn của mình! Làm sao có thể nói nó không tuyệt vời được! Nhưng đồng thời, con không được thay đổi thói quen sinh hoạt mà mẹ đã thiết lập cho gia đình mình, hoặc thay đổi các giới hạn mà mẹ đã đặt ra để luôn giữ con an toàn và con càng không thể trở thành người điều hành cho gia đình nhỏ nhà mình. 

Vì vậy, làm thế nào để mẹ trao quyền trẻ để con có thể "thay đổi thế giới" chứ không phải là “chịu trách nhiệm cho thế giới này”?

Mẹ cần phải tìm cách cân bằng giữa những điều con muốn với ranh giới an toàn của mẹ. (Như khi trẻ muốn trì hoãn giờ ngủ đêm, không muốn về nhà khi đang đi chơi công viên,...)

Dưới đây là một số cách thiết thực để cân bằng giữa điều con muốn với các ranh giới của mẹ: 

1. Thông báo trước cho con những điều mẹ sẽ làm

Nếu trẻ vật lộn không chịu đi ngủ ngay khi mẹ vừa thông báo về việc cần đi ngủ lập tức, hãy cho con biết điều này sớm hơn một chút. Giải thích cho con mẹ đang chuẩn bị làm gì và con sẽ phải hợp tác với mẹ ra sao. Và cuối cùng là làm theo kế hoạch đã trình bày.

Ví dụ: Nếu còn khoảng 5 phút nữa trước khi bắt đầu trình tự ngủ đêm, hãy đặt đồng hồ hẹn giờ và thông báo trước cho con rằng “Bé ơi, mẹ cho con chơi 5 phút nữa thôi là mình sẽ phải đi ngủ rồi nhé. Khi đến giờ, mẹ và con sẽ cùng mặc đồ ngủ và đọc sách.” 

2. Đưa ra những lựa chọn đơn giản

Trẻ không cần nhiều lựa chọn. Mẹ có thể đơn giản chỉ đưa ra hai lựa chọn và để con chọn. Ví dụ, trước khi đi ngủ, “Con muốn mặc đồ ngủ màu đỏ hay màu xanh?” hoặc “Con muốn tự tắt đèn hay để mẹ tắt hộ?”. Như vậy, trẻ đang thay đổi thế giới nhưng vẫn ở trong giới hạn của mẹ.

3. Chỉ đưa ra những lựa chọn mà con có thể và nên kiểm soát

Mẹ hãy chú ý đến những câu hỏi mẹ đang hỏi nhé. Những điều như khi nào đi ngủ hoặc ngủ ở đâu không phải là những lựa chọn mà con được quyền kiểm soát. Mẹ có thể thay thế một câu hỏi như "Con có muốn đi ngủ không?" bằng “Đã đến giờ đi ngủ. Con muốn tự đi về phòng hay muốn mẹ bế con nào?” Một số lựa chọn khác mà trẻ có thể kiểm soát là nên đọc cuốn sách nào, mặc bộ đồ ngủ nào hoặc ai sẽ bế con về phòng ngủ.

4. Giữ vững ranh giới của mẹ

Khi mẹ đã cho con biết mình sắp làm gì và đã đưa ra các lựa chọn cho con, bước tiếp theo – giữ vững ranh giới – sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hãy nhớ rằng: Mẹ đã chuẩn bị tốt nhất cho con để sẵn sàng đi ngủ và cho con quyền lựa chọn hợp lý. Vậy nên mẹ cần phải giữ vững ranh giới của mình và không được để con vượt qua  – đây là phần mà trẻ không được chọn và cũng là phần sẽ giúp trẻ được an toàn và có cảm giác yên tâm.

Mẹ cần phải nhớ rằng ngay cả khi trẻ đang chống lại ranh giới của mẹ, con không thích việc phải luôn tuân theo quy định của mẹ, nhưng mẹ luôn phải giữ vững các ranh giới mà mẹ đã đặt ra. 

5. Sử dụng biểu đồ trình tự đi ngủ trước giờ ngủ đêm

Biểu đồ trình tự ngủ đêm là một lời nhắc nhở trực quan về những gì sẽ diễn ra trước khi con ngủ. Sử dụng biểu đồ có thể giúp giờ ngủ đêm trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là nếu trẻ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa những hoạt động. Mẹ có thể tìm thêm trong những bài đăng của POH để hiểu thêm về cách thiết lập trình tự đi ngủ một cách thành công, giúp giờ ngủ đêm trở thành một trải nghiệm thú vị cho trẻ nhé.

Lời khuyên cuối cùng dành cho mẹ

Đây là một trong những lời khuyên nuôi dạy con tốt nhất mà mẹ nên biết: "Luôn giữ lời và luôn hành động chuẩn mực." Một khi mẹ đã tạo ra ranh giới, hãy luôn giữ vững ranh giới của mình

Mẹ cần phải cân bằng giữa việc khuyến khích trẻ sử dụng quyền lực của mình và giữ vững các ranh giới mà mẹ đã đặt ra. Mẹ có thể cảm thấy như trẻ đang liên tục vượt qua các giới hạn. Nhưng sự thật là mỗi ngày con đều đang khám phá cách thế giới vận hành, và một phần của cuộc khám phá đó là tìm ra những ranh giới của mẹ. Trẻ không hư đốn - con chỉ đang học hỏi mà thôi. Điều mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và ổn định. Một ranh giới ổn định sẽ giúp con luôn được an toàn.

Để được tư vấn 1-1 với Giảng viên, giúp con hợp tác, vâng lời giai đoạn này, mẹ tham khảo ngay khóa học POH Acti (1-3 tuổi) nhé! 

 

 

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo