Khủng hoảng ngủ 18 tháng

đăng bởi

Chị thân mến, sau một thời gian dài em lại phải nhờ đến chị giúp đỡ một lần nữa. Sau khủng hoảng ngủ khi 4 tháng và chuyển dịch các easy thành công, bé nhà em đã ngủ qua đêm với một bữa ăn trong mơ. Từ 5 tháng con đã cắt hoàn toàn ăn đêm và ngủ qua đêm 11-12h mỗi đêm mà không cần dậy ăn. 11 tháng con chuyển dần sang lịch sinh hoạt 5-6, từ đó bé ngủ trưa một giấc dài 2h mối ngày, đêm ngủ 11-12h không dậy ăn.

Cho đến gần đây, khi con được 16 tháng thì việc sinh hoạt bỗng nhiên thay đổi, như một cơn ác mộng của vợ chồng em. Từ cách đây khoảng 3 tuần trở lại đây, mọi việc bắt đầu bằng việc con tỉnh dậy rất sớm: 4h-5:30 sáng và nhất định không chịu ngủ lại mặc dù vẫn cực kì buồn ngủ.

Vợ chồng em đã thử mọi cách để con ngủ thêm, hoặc để con nằm thêm trong cũi một chút, nhưng con cứ đứng trong cũi và nhất định bắt đầu ngày mới từ thời điểm sớm tinh mơ này. Nhiều lúc vợ chồng em do dự và cũng muốn bỏ cuộc, đầu hàng và đưa con vào ngủ chung trong giường cùng bố mẹ.

Giấc ngủ ngày cũng kinh khủng không kém, và bây giờ con chỉ ngủ được 1h. Con cáu kinh, cực mệt mỏi và có thể ăn vạ liên tục, nếu đi học thì con vẫn ngủ được 2h mà không hiểu sao về nhà cứ ngủ 1h là con dây và không thể nào ngủ lại được nữa.

Em để ý là con đang có mấy chiếc răng nanh nhú lên, và trước đó con tỉnh dậy có thể chơi vui vẻ trong cũi cả tiếng chờ bố mẹ vào nhưng bây giờ thì cứ dậy là con gào thét kinh hoàng như kiểu con sợ hãi một điều gì đó, nhưng bố mẹ vào là nín ngay nên em không nghĩ đây là ác mộng.

Nhiều lúc em cũng thử cho bé quay về lịch ngủ 2 giấc để con ngủ đủ thời lượng ban ngày, nhiều lúc khi ngủ ngày ngắn thì em cho bé ngủ sớm vào ban đêm để tránh con bị quá mệt nhưng em cảm giác như mình đang làm sai một điều gì đó vì mãi mà con không quay lại ngủ qua đêm và giấc ngủ ngày hoàn toàn không có chuyển biến tích cực."

>> Khủng hoảng tuổi lên 2

Trẻ 18 tháng tuổi chập chững biết đi

Trẻ 18 tháng tuổi chập chững biết đi

Chào mừng các mẹ đến với khủng hoảng ngủ 18 tháng! Đặc điểm điển hình của giai đoạn khủng hoảng ngủ tuổi chập chững biết đi này là: một em bé thiên thần đang sinh hoạt trong một nếp tưởng chừng như tuyệt hảo.

Bé liên tục và ổn định ngủ tốt, tự ngủ và ngủ qua đêm bỗng dưng một ngày ngủ ngày ngắn lại, từ chối ngủ đêm, liên tục chơi bi hài kịch trước giờ ngủ với đầy đủ các loại yêu sách cho đến ăn vạ.

Đêm bé thức dậy liên tục, có thể hoặc kèm với tiếng khóc, và nhất định không chịu ngủ lại. Hoặc có thể là thức dậy cực sớm vào buổi sáng, bé cáu kỉnh mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, biếng ăn – gắt ngủ, bám mẹ hơn.

Kèm với đặc điểm này từ các bé thì là hiện tượng các cha mẹ hoang mang, vò đầu bứt tóc không hiểu mình đã làm gì sai hay cần làm gì để quay lại thời gian: để quay lại thời khắc vàng son khi con ngủ ngoan như hạt thóc!

Tại sao khủng hoảng ngủ 18 tháng?

Nếu khủng hoảng 8/9/10 tháng là hệ quả của sự phát triển thể chất (bé biết bò, tập đứng), là lúc bé có khả năng tự di chuyển nhiều hơn đông thời là lúc sợ xa cách đang ở mốc đỉnh cao dẫn đến giấc ngủ gián đoạn thì khủng hoảng ngủ ở mốc 18 tháng tuổi lại do những nguyên nhân hoàn toàn khác, và cách xử trí do đó cũng có sự khác biệt.

Khủng hoảng ngủ 18 tháng là khủng hoảng về kỉ luật và giới hạn.

Ở mốc 18 tháng tuổi, bé trải qua giai đoạn bùng nổ về nhận thức và cảm xúc, phần lớn các bé đã học được phản ứng kì diệu của từ "KHÔNG" với bố mẹ các em, và cảm giác thích thú khi chống đối và nhận được phản ứng từ người lớn.

Phần lớn sự "thử nghiệm" chống đối, nói "không" này được lôi đi khắp nơi, và phòng ngủ cũng không phải là ngoại lệ.

Lúc này bé tự lập hơn, tự đi (thậm chí nhiều bé tự trèo ra khỏi cũi khi ngủ dậy); tự uống từ cốc, tự ăn bằng thìa, nhiều bé có thể tự đi dép hay mặc quần áo đơn giản có thể giảm đi đôi chút gánh nặng cho cha mẹ, nhưng ngược lại sự độc lập này cũng là thử thách rất lớn với những giới hạn đã định trước: giờ ngủ và không gian ngủ của con.

 

 

Con sẽ thử nghiệm việc nói "không" và thử thách sự kiên nhẫn của cha mẹ ở những hoạt động này, nếu thành công bé sẽ tiếp tục thử thách xa hơn, nếu cha mẹ cứng rắn và kiên trì, bé sẽ tìm ra vị trí và hành động của mình.

Đương nhiên khủng hoảng ngủ 18 tháng không chỉ là hậu quả của việc bé học thử thách giới hạn/hành vi, một số nhân tốt khác cũng làm cho giai đoạn này trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều:

  • Mọc răng: Ở tuổi này bé mọc răng hàm và răng nanh, rất đau đớn – ngứa ngáy và khó chịu (nhiều bé sốt âm ỉ trong 3 ngày khi mọc răng nanh) ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn giấc ngủ
  • Bé vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lí sợ xa cách (bám mẹ). Với hầu hết các bé thì tâm lí sợ xa cách bắt đầu xuất hiện từ 7-8 tháng nhưng ở rất nhiều bé khác thì hiệu ứng tâm lí này tái hiện lần 2 và lên đến đỉnh cao ở mốc 18 tháng cộng hưởng với một giai đoạn khủng hoảng tâm lí – phát triển cảm xúc – nhận thức điển hình của giai đoạn 18 tháng, và làm cho hiện tượng bám mẹ càng trầm trọng.

Điều này có thể làm bé bất an khi phải rời xa mẹ để đi ngủ hay khi tỉnh dậy mà không thấy mẹ ở bên. (xem cách xử lí sợ xa cách tại phần easy 2-3-4). Nhiều bé bắt đầu thời kì đi học nhà trẻ ở đúng giai đoạn này, càng làm cho khủng hoảng xa cách và sự bất an của bé nặng thêm.

  • Nhiều gia đình bắt đầu thực hiện bỏ bỉm ở giai đoạn này, cảm giác sợ hãi không kiểm soát được cơ thể, sợ ướt, sợ bẩn và sợ phải ngồi bô có thể gây chấn động tâm lí nhỏ, và có thể ảnh hưởng đến tinh thần con, cộng hưởng với khủng hoảng tâm sinh lí có thể làm cho việc ngủ của bé khó thực hiện hơn nữa.

Khủng hoảng ngủ 18 tháng là khủng hoảng ngủ khó khăn nhất

  • Đã nói đến khủng hoảng ngủ thì đương nhiên đều là các giai đoạn khó khăn và mệt mỏi. Khác với các giai đoạn khủng hoảng ngủ trước 18 tháng: không liên quan đến hiện tượng chống đối và thử thách cha mẹ từ phía con, thì khủng hoảng 18 tháng có thể được coi là giai đoạn khó khăn nhất bởi ở giai đoạn này thì việc ăn ngủ kém đi kèm với khủng hoảng hành vi, và chính vì thế đây chính là giai đoạn khởi đầu cha mẹ cần giới thiệu về khuôn khổ kỉ luật với bé.

Xử lí giai đoạn khủng hoảng này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đánh dấu sự ảnh hưởng lâu dài đến khủng hoảng lên 2, khủng hoảng tuổi lên 3, lên 4….

  • Đằng sau những em bé trải qua khủng hoảng ngủ là những bậc cha mẹ thiếu ngủ trầm trọng và sự kiên nhẫn được thử thách đến tốt cùng. Thêm dầu vào lửa, 18 tháng đồng thời là sự khởi đầu của hành vi ăn vạ và cử chỉ chống đối sự chỉ dạy của người lớn, sự cố gắng khẳng định quyền lực và khả năng của những dũng sỹ tí hon.

Áp lực của những điều này làm nhiều cha mẹ mệt mỏi, hoang mang, buồn bực và do đó càng khó giữ bình tĩnh để tìm ra giải pháp thông minh gỡ nút vấn đề!

  • Thiếu ngủ và thử thách quyền lực có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Thiếu ngủ có thể làm cho con cáu kỉnh và khó chịu nhiều hơn, do đó con càng khó có thể lắng nghe và hiểu những giải thích và ngược lại, sự cáu kỉnh, bất an tinh thần và nhu cầu thử thách giới hạn càng làm bé gắt ngủ, chiến đấu với giấc ngủ và càng làm bé thiếu ngủ hơn.

GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG NGỦ 18 THÁNG CÓ THỂ KÉO DÀI TỪ 2-6 TUẦN: NẾU CHA MẸ KHÔNG TẠO DỰNG NHỮNG THÓI QUEN MỚI THÌ BÉ SẼ TỰ QUAY TRỞ LẠI TRẠNG THÁI NGỦ NHƯ TRƯỚC KHỦNG HOẢNG. Vì thế, đừng tạo dựng những thói quen xấu (có thể kéo dài vô tận) chỉ để sửa những giai đoạn khủng hoảng ngắn hạn cha mẹ nhé!

Một số lời khuyên dành cho cha mẹ trong giai đoạn khủng hoảng ngủ 18 tháng:

cách dạy trẻ 18 tháng tuổi vượt qua khủng hoảng

Cách dạy trẻ 18 tháng tuổi vượt qua khủng hoảng

Hãy cho con rõ về giới hạn và sự nhất quán: nếu bé đã có thủ tục đi ngủ được xác định từ trước, cha mẹ cần cùng cổ thủ tục này (bedtime routine), và hãy cho thủ tục này có một kết thúc rõ ràng chứ không kéo dài hàng tiếng.

Hãy thỏa thuận về trang sách cuối cùng, câu chuyện cuối cùng hay bài hát cuối cùng và hãy giữ lời hứa. Mọi sự đầu hàng sau đó đều mở đường cho sự nhằng nhẵng kéo dài không hồi kết của giờ ngủ, và thường kết thúc bằng nước mắt và sự không hài lòng.

Kết thúc là kết thúc, mẹ có thể tắt đèn, hôn con tạm biệt và vỗ về con thêm một chút trước khi ra khỏi phòng. Có thể có một vài lần con phản đối, nếu cha mẹ kiên trì, nhất quán và giải thích về giới hạn, thì những lần chống đối ngủ sẽ ít dần và kết thúc.

Tránh những sự thay đổi quá lớn ở giai đoạn này: Hãy tránh việc giới thiệu cho con đi nhà trẻ, hay bỏ bỉm, cai ti giả trước giai đoạn 16 tháng hoặc trì hoãn đến khi giai đoạn khủng hoàng này đã đi qua.

Hãy tôn trọng nhu cầu tham gia của trẻ: giai đoạn này là lúc trẻ thích được tự lập và muốn khẳng định vai trò của mình trong những hoạt động cá nhân, hãy cho con được chọn pyjama, hay cho con đưa vật yêu thích vào giường, có thể cho con tự đánh răng và sắp xếp lại phòng trước khi đi ngủ cùng mẹ, con tự chọn cuốn sách để cha mẹ đọc cho con nghe…..

Điều này cho con sự chủ động và tự lập mà con đang mong muốn nhưng cũng cho con giới hạn những hành động "có thể". Giới hạn này chính là sự khẳng định rằng con có thể kiểm soát được hoạt động của mình: đi ngủ đêm.

  1. Xác định đúng giờ ngủ hợp lí cho con, một em bé quá giấc sẽ rất khó ngủ và hay dậy đêm, ngược lại một em bé chưa sẵn sàng đi ngủ có thể có nhiều sức lực hơn để "chiến đấu" đến cùng, do đó cha mẹ có tác động đến đâu đi chăng nữa cũng vô tác dụng. Nên nhớ giờ ngủ của bé sau 16 tháng có thể giao động 30 phút từ ngày này qua ngày khác
  2. Nếu con sợ/lo lắng: Sợ sệt và lo lắng là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Trẻ càng biết nhiều càng cảm thấy thế giới to lớn và ngoài tầm tay, hãy tôn trọng giai đoạn phát triển tầm nhìn này của trẻ. Con cũng đang học để kiểm soát cảm xúc và xác định những tình huống đáng sợ/đáng lo, hãy kiên nhẫn và giải thích hiện tượng cho con, cho dù việc này có thể kéo dài đến mấy.

Lưu ý rằng khi khám phá cảm xúc tình cảm của con, hãy tránh đưa ra những câu hỏi dẫn dắt "con có sợ bóng tối không?", "con gặp ác mộng à" và bắt đầu tìm kiếm quanh giường con, những hành động này chỉ khẳng định thêm nỗi sợ của bé.

Một lưu ý thêm sợ hãi và lo lắng có thể dẫn đến hành động thử nghiệm khi trẻ thức dậy 1 vài lần, được cha mẹ âu yếm quá lâu hoặc đưa vào phòng ngủ cùng, những lần sau con thích cảm giác đó và tiếp tục thử nghiệm giới hạn để được thay đổi thói quen cũ.

Đương nhiên việc phân biệt giữa sợ thực sự và sợ thử nghiệm là cực kì khó khăn, nhưng cũng như việc làm cha mẹ thông thái: một việc không dễ dàng một chút nào. Hãy sử dụng bản năng và lí chí của mình các mẹ ơi.

Nếu con thích thử nghiệm: Một điều rất quan trọng cha mẹ cần cho con hiểu rằng kết thúc là kết thúc, trước khi tắt đèn đi ngủ cha mẹ có thể chiều mọi ý muốn của con: cuốn sách nào, bài hát nào, ôm ấp và âu yếm.

Sau khi tắt đèn đi ngủ, mọi trò chuyện sẽ dần kết thúc. Nếu phải vào can thiệp trong phòng bé, hạn chế nói chuyện và giao tiếp kéo dài thời gian.

Nếu con ra khỏi phòng, hãy giữ thái độ bình thản và đưa con lại vào phòng ngủ. Bố mẹ càng ít phản ứng, việc thử thách này càng kém hấp dẫn với con, và từ đó bé sẽ dần chán và từ bỏ.

Ba mẹ có thể quan tâm Khủng hoảng ngủ 7-9 tháng ở trẻ

Để trẻ sơ sinh tự ngủ, ba mẹ bắt đầu từ đâu

Hạn chế giáo tiếp nhiều với con khi đã cho con đi ngủ

Nếu con chưa có bạn thân, đây là lúc cha mẹ cần giới thiệu một con vật bằng bông để làm bạn trò chuyện và làm người bảo vệ cho con trong mỗi giấc ngủ.

Nếu có thể, hãy cho bé một chiếc đèn ngủ mờ, hoặc chiếc đồng hồ có đèn phân biệt giờ ngủ và giờ có thể dậy chơi.

Đừng đi giật lùi: Nếu con đã được hưởng thành quả của tự ngủ và ngủ riêng trong 18 tháng đầu đời, đừng để cuộc khủng hoảng này phá vỡ đi những lợi ích đó hay xây dựng những thói quen xấu mới.

Cha mẹ có thể vào phòng và âu yếm an ủi khi con thức dậy khóc đêm, nhưng hãy giữ 1 vài phút thay vì ôm con đến tận lúc ngủ sâu. Hoặc có thể nằm lại bên con nhưng hãy ra khỏi phòng khi con đã ngủ lại, điều này làm con yên tâm mà không phá vỡ thói quen cũ và tạo dựng thói quen xấu mới.

Hãy giải thích với con rõ ràng những gì "có thể" và "không thể". Ví dụ nhiều cha mẹ thỏa thuận con không thể ngủ cùng giường cha mẹ thì khi khủng hoảng ngủ điều đó vẫn không thay đổi. Nếu cha mẹ quyết định nút chờ mỗi khi con khóc đêm là 10 phút, hãy tiếp tục thực hiện điều đó.

Chuẩn bị tinh thần để dạy bé tự ngủ lại, nếu cần: đôi khi sau những trận ốm, mọc răng cũng có thể làm thay đổi lịch sinh hoạt của bé và chệch đường những nếp sinh hoạt trước đó. Điều này cũng đúng với những khủng hoảng ngủ.

 

 

Hãy chờ đợi 6-8 tuần cho khủng hoảng đi qua, nếu không được hãy thực hiện lại hướng dẫn bé tự ngủ để quay lại nếp sinh hoạt cũ. Khi làm nhắc lại, làm củng cố, công trình hướng dẫn tự ngủ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với làm lần đầu!

"Bạn A biết tự ngủ từ 7 tuần, và ngủ qua đêm từ 6 tháng. Từ 6 tháng con đã ngủ 12h qua đêm mà không một lần dậy ăn, cho đến ngày con được 17 tháng.

Ban đầu con chỉ dậy 1 lần vào đêm, gào lên với tất cả mãnh lực từ cuống họng. Vì quá lâu con ngủ qua đêm nên khi con tỉnh giấc giữa đêm, cả bố và mẹ đều lo lắng và vỗ về an ủi cho con.

Đêm hôm sau con lại ngủ ngoan.

Đêm hôm sau nữa con lại dậy, gào khóc. Lúc này bố bạn A mất đúng 1 tiếng đồng hồ để vỗ về cho con ngủ lại.

2 tuần sau đó bố bạn hầu hết là ngủ gật bên giường bạn vào lúc nửa đêm, 1 giờ sáng. Có những lần con dậy những 2-3 lần và gào khóc không thể nào trấn tĩnh được. Các giấc ngủ ngày dần cũng bị ảnh hưởng, con từ chối ngủ ngày, từ chối khi đi ngủ đêm.

Thủ tục đi ngủ từ mức 10 phút đã kéo dài lê thê sang hơn 1 tiếng. Mọi việc tưởng chừng như không có lôi thoát cho đến ngày bố bạn A đi công tác vắng và mẹ bạn A (lúc này chửa 4 tháng, bị đau lưng và dọa sảy thai).

rèn con ngủ xuyên đêm

Rèn con ngủ xuyên đêm

Mẹ bạn A giới thiệu trình tự đi ngủ ngắn gọn trong 30 phút (dài hơn lúc trước khủng hoảng) bao gồm một phần đọc sách dài hơn, sau đó có giải thích về những giới hạn mà bạn đã biết trước đó, dù lúc này bạn chưa thực sự biết nói nhưng mẹ giải thích về giờ ngủ, về những gì sẽ xảy ra khi đêm nay con thức giấc.

Và đêm đó, như hẹn bạn thức giấc, mẹ vào kiểm tra con không ốm sốt thì mẹ tạm biệt và đi ra ngoài.

CIO luyện lại khi 17 tháng dài hơn rất nhiều so với CIO luyện ở mốc 7 tuần, nhưng mẹ không có sự lựa chọn nào khác. Bạn A khóc ròng rã 1h20' trước khi chìm vào giấc ngủ.

Những là một em bé thiên thần, bạn chỉ mất 3 ngày đêm để quay lại nếp ngủ trước đó, và từ đó cũng chấm dứt khủng hoảng ngủ mà không một lần bố mẹ phải lôi A vào ngủ chung."

Hachun - Admin POH

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo