Trình tự ngủ đêm cho trẻ từ 1-3 tuổi

đăng bởi Thanh Thanh


Ở tuổi này, trẻ luôn muốn được làm quen với những thói quen, những sự lặp đi lặp lại hàng ngày. Trình tự ngủ đêm giúp trẻ tạo được thói quen kiên trì và giảm bớt khó khăn cho mẹ trong việc giúp trẻ đi ngủ. Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi phổ biến về trình tự ngủ đêm của trẻ,  2 trình tự ngủ đêm mẫu và một biểu đồ trình tự ngủ đêm cho mẹ tự sắp xếp.

Tại sao trình tự ngủ đêm lại quan trọng với trẻ?

Trẻ ở thời điểm này đang phát triển mạnh về khả năng dự đoán. Vậy nên trình tự ngủ đêm sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và giúp con có thói quen ngủ lành mạnh. Mẹ sẽ nhận được những lợi ích bất ngờ khi giúp trẻ kiên trì tuân thủ trình tự ngủ đêm:

  • Trình tự ngủ đêm đã được khoa học chứng minh là có thể giúp giấc ngủ đêm của trẻ dài hơn, ít bị gián đoạn hơn .
  • Trình tự ngủ đêm có thể giúp trẻ giảm những cơn giận dữ.
  • Trình tự ngủ đêm giúp trẻ cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc và có những thái độ tích cực.

Trẻ nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ngủ đêm vào khoảng 7-8 giờ tối Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đi ngủ trước 9 giờ tối giúp trẻ ngủ ngon hơn và trẻ tập trung, vui vẻ hơn khi có lịch sinh hoạt ăn ngủ phù hợp với lứa tuổi. 

Nếu trẻ vẫn còn thói quen ngủ trưa, mẹ nên cho trẻ bắt đầu ngủ đêm sau khi kết thúc giấc ngủ trưa 4,5-5,5 giờ. Thời gian đánh thức của trẻ thường tăng theo số tuổi, vì vậy trẻ 2 tuổi có thể chỉ cần thức khoảng 4,5 giờ, nhưng trẻ 3 hoặc 4 tuổi phải thức đến 5,5 giờ.

Mẹ nên thực hành trình tự ngủ đêm cho trẻ trong bao lâu? Trình tự ngủ đêm có thể bị quá dài không?

Mẹ nên thực hành trình tự ngủ đêm cho trẻ trong khoảng 15 - 30 phút là phù hợp nhất Nếu trong trình tự ngủ đêm của trẻ có bước “tắm” thì nhiều khả năng sẽ mất hơn 30 phút (tùy thuộc vào mức độ trẻ thích chơi nước).

Một trình tự ngủ đêm tốt là như thế nào?

Trình tự ngủ đêm không cần phải phức tạp. Nó chỉ đơn giản là một chuỗi các hoạt động liên tục, theo thứ tự giống nhau để báo hiệu cho bộ não của trẻ biết rằng giấc ngủ sắp đến và giúp cho cơ thể trẻ thả lỏng, thư giãn để đi vào giấc ngủ. 

Vậy trình tự ngủ đêm nên bao gồm những hoạt động nào? Nghiên cứu cho thấy có một vài bước cơ bản giúp cả sức khỏe và giấc ngủ của trẻ đều trở nên tốt hơn, chẳng hạn như:

  • Đánh răng
  • Đọc sách hoặc hát cùng nhau
  • Mẹ ôm trẻ hoặc để trẻ rúc vào lòng mẹ một lúc

Dưới đây là 2 ví dụ về trình tự ngủ đêm cho trẻ mẹ có thể tham khảo:

Ví dụ #1 

  • Bắt đầu vào khoảng 6:45 tối
  • Tắm (15 phút)
  • Đi vệ sinh (2-5 phút)
  • Mặc đồ ngủ (2 phút)
  • Chải tóc (1 phút)
  • Đánh răng (2 phút)
  • Đọc sách và rúc vào người mẹ mẹ (5 phút)
  • Ôm và hôn mẹ (1 phút)
  • Nằm xuống và tắt đèn để ngủ vào khoảng 7:15 tối

Ví dụ #2 

  • Bắt đầu khoảng 7:15 tối
  • Mặc đồ ngủ (2 phút)
  • Đọc sách (5 phút)
  • Đánh răng (3 phút)
  • Đi vệ sinh (2 phút)
  • Ôm và hát ru (3 phút)
  • Nằm xuống và tắt đèn để ngủ vào khoảng 7:30 tối

Lời khuyên từ chuyên gia: Mẹ luôn nhớ hãy để điện thoại bên ngoài phòng ngủ của trẻ khi thực hành trình tự ngủ đêm cho con. Trẻ luôn có nhu cầu được ở riêng với mẹ và nếu được điều này sẽ tác động rất tốt đến tâm lý trẻ. Khi mẹ luôn có mặt đầy đủ và không bị sao nhãng trước giờ ngủ đêm của trẻ sẽ giúp con cảm thấy được kết nối với mẹ và có thể giảm bớt những khó khăn của mẹ khi giúp con đi ngủ.

Thay đổi trình tự ngủ đêm trong 1 đêm có sao không? 

Trình tự ngủ đêm quen thuộc giúp trẻ ngủ xuyên đêm thành công và ngon giấc. Nhưng đôi khi, cuộc sống thay đổi và mẹ không thể thực hiện cho bé trình tự ngủ đêm quen thuộc! Nhưng điều này không phải là vấn đề sống còn, mẹ có thể linh hoạt.

Sẽ có trình tự ngủ đêm của trẻ cần phải được rút ngắn hoặc thay đổi, và điều đó không sao hết. Có thể mẹ bận việc gì đó và khi về đến nhà đã 9:30 tối. Đừng lo lắng; mẹ có thể bỏ qua việc tắm cho trẻ và thay vào đó hãy thực hiện một trình tự ngủ đêm mini.

Có thể trẻ sẽ phải ngủ với người giúp việc hoặc ai đó không phải mẹ trong một đêm. Điều đó cũng không sao hết! Mẹ có thể nói trước với con sự thay đổi này để trẻ chuẩn bị tâm lý. Hãy nhớ rằng: trẻ c sẽ phát triển khi chúng biết điều gì sắp xảy ra. Thông báo trước  sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn với người bạn mới khi đến giờ đi ngủ.

Rồi sẽ có lúc mẹ phải thay đổi trình tự ngủ đêm mà không thông báo trước cho trẻ đúng không? Tất nhiên rồi! Tuy nhiên, việc giúp trẻ quen với trình tự ngủ đêm và phát triển khả năng dự đoán đồng thời cũng sẽ giúp trẻ linh hoạt trong những trường hợp hiếm hoi khi mọi thứ thay đổi vào phút cuối.

Làm thế nào để ngăn trẻ trì hoãn giấc ngủ đêm?

Trẻ luôn có rất nhiều lý do để mẹ có thể cho con ngủ muộn hơn một chút! Những lý do phổ biến chẳng hạn như là “Con phải đi lấy con gấu bông kia đã, con không thể ngủ thiếu nó được!” hoặc "Chỉ một câu chuyện nữa thôi?" hoặc “Con muốn đi uống nước” luôn có vô vàn lý do trẻ nghĩ ra để tránh việc đi ngủ

Đây là một số mẹo mẹ có thể thử để “đối phó” với trẻ:

  • Nhắc trẻ đã đến giờ đi ngủ rồi. Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ 10 phút và nhắc thêm một lần nữa sau 5 phút có thể thực sự giúp mẹ cho trẻ đi ngủ dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ chạy vài vòng quanh nhà trước giờ đi ngủ để đốt cháy thêm năng lượng, giúp con mệt và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tạo tiền đề cho giấc ngủ bằng cách giảm độ sáng của đèn và nói nhỏ nhẹ trong lúc thực hành trình tự ngủ đêm
  • Trước cho trẻ đi ngủ, hãy đoán trước nhu cầu của con – trẻ thường đòi hỏi điều gì khi ngủ? Đi vệ sinh thêm một lần nữa, uống thêm một cốc nước hay ăn thêm một ít đồ ăn vặt…? Hãy cố gắng đáp ứng hoặc xử lý những nhu cầu này trước khi cho trẻ đi ngủ mẹ nhé.
  • Nếu trẻ chưa có trình tự ngủ đêm, hãy tạo cho con một cái. Trình tự ngủ đêm đã được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng khó ngủ chỉ trong vài đêm!
  • Biểu đồ trình tự ngủ đêm cũng là một công cụ trực quan tuyệt vời và là lời nhắc giúp duy trì trình tự ngủ đêm và giảm tình trạng trẻ trì hoãn giấc ngủ

Dùng biểu đồ trình tự ngủ đêm như thế nào cho phù hợp? 

Biểu đồ trình tự đi ngủ đêm sẽ hoạt động như một lời nhắc trực quan giúp các bước trở nên thú vị và dễ đoán. 

Biểu đồ 1:

  • Cắt các hoạt động ra và dán vào khung theo thứ tự. Rồi lồng kính hoặc ép dẻo biểu đồ.
  • Tiếp theo mẹ hãy treo biểu đồ ở nơi trẻ có thể thấy và với đến được
  • Mỗi lần thực hiện xong 1 bước trong trình tự ngủ đêm, mẹ có thể cho trẻ lấy bút xóa được tích vào hoạt động đã hoàn thành

Khung biểu đồ

Khung biểu đồ

Các hoạt động

Biểu đồ 2:

  • Cắt các hoạt động ra và gắn vào nam châm
  • Dán biểu đồ lên một chiếc bảng có thể hút nam châm được
  • Biểu đồ chia thành 2 cột là cột “Cần làm” và “Đã xong

Khung biểu đồ

Các hoạt động

Phải làm gì nếu giờ ngủ đêm mới chỉ là một phần trong cuộc chiến ngủ của trẻ?

Mẹ không cô đơn! POH EASY 2 cung cấp cho mẹ mọi điều mẹ cần biết về trẻ từ 1 - 3 tuổi và cả giấc ngủ của chúng. Mẹ sẽ được tiếp cận với chương trình học có độ cá nhân hóa cao, chỉ dành riêng cho mẹ và em bé của mẹ. Mẹ đồng thời cũng được hướng dẫn từng bước cách giúp trẻ ăn ngon, ngủ đủ để giúp trẻ phát triển, lớn nhanh mỗi ngày mà không khiến con phải rơi quá nhiều nước mắt. Chưa bao giờ là quá muộn để đến với POH học cách chăm con!

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo