Tại sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm? Giải pháp giúp trẻ 1 tuổi ngủ xuyên đêm dễ dàng

đăng bởi Minh Tâm

Em bé của mẹ có thể ngủ xuyên đêm từ rất sớm và mẹ vẫn đang yên tâm rằng nuôi con nhỏ thực ra không vất vả như mọi người vẫn nghĩ. Nhưng rồi bé bỗng nhiên thức dậy nhiều lần giữa đêm và khóc lóc từ thổn thức đến gào toáng lên cho đến khi mẹ ru con ngủ trở lại thì bé lại khóc tiếp!

Đây cũng là biểu hiện rất đỗi bình thường đối với em bé bắt đầu “có tuổi” và khóc đêm vẫn sẽ đến và đi bất kể mẹ và bé có mong muốn hay không. Vậy nhưng tầm ảnh hưởng của nó đến mẹ, bé và cả các thành viên khác trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào cách phản ứng và lòng kiên nhẫn của mẹ rất nhiều! Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tiếng khóc của con!

 

 

Tại sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm?

Tại sao trẻ cứ 12h đêm la khóc? Tại sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên? Bé 16 tháng ngủ hay khóc đêm phải làm sao? 

Đây đều là những câu hỏi nhức nhối của nhiều mẹ. Các mẹ hầu như ai cũng trải qua cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ do các bé 1 tuổi khóc đêm. Sau đây là một số “thủ phạm” thường gặp nhất khiến bé 1 tuổi hay khóc đêm. Biết được nguyên nhân sẽ giúp mẹ đối phó dễ dàng hơn, mẹ tham khảo ngay nhé!

Do mọc răng

1 tuổi là giai đoạn những chiếc răng hàm, răng nanh trên và dưới chuẩn bị nhú lên. Và chính nỗi niềm rấm rứt này có thể khiến em bé đáng yêu của mẹ trở nên cáu kỉnh vào ban ngày và làm phiền giấc ngủ của bé vào ban đêm.

Do bé bị ốm sốt

Khi mắc những vấn đề sức khỏe dù rất bình thường như nhiễm trùng tai, nghẹt mũi, đau họng, sốt… thì kể cả người lớn chúng ta cũng không thể kê cao gối ngủ ngon được phải không mẹ? Em bé 1 tuổi của mẹ cũng vậy. Bé khó chịu nên không thể ngủ được đành dậy khóc đêm như thế đó!

Ốm sốt hay mọc răng khiến bé ngủ không sâu giấc

Do bé đang trải qua một sự thay đổi lớn

Những thay đổi trong cuộc sống như có anh chị em mới, tập ngồi bô, cai sữa, chuyển sang cũi ngủ tách mẹ, chuyển đến nhà mới hay bác giúp việc mới… có thể không phải là chuyện quá to tát. Nhưng đối với một em bé 1 tuổi, đây có thể được xem như những thay đổi rẩy lớn gây ra nỗi lo lắng ban ngày và có thể chuyển thành những bồn chồn vào ban đêm. 

Do bé đang sợ hãi

Khi nhận thức về thế giới xung quanh của bé phát triển hơn, những cảm xúc mới của bé cũng bắt đầu hình thành, trong đó có cảm giác sợ hãi. Bé có thể sợ bóng tối hoặc sợ ở một mình và thậm chí là những nỗi sợ vô hình đối với những thứ bình thường nhất. 

Do bé có thể gặp ác mộng về đêm

Bé mới 1 tuổi nên khó có thể hiểu rằng những giấc mơ xấu là không có thật và không có gì phải lo lắng. Những thay đổi lớn và những tác nhân gây căng thẳng trong ngày, hoặc bé bị quá phấn khích trước khi đi ngủ đều có thể khiến những giấc mơ giống như “có thật”! 

Do lịch sinh hoạt không phù hợp

Nếu các giấc ngủ ngày kéo dài quá lâu hoặc quá muốn, bé có thể chưa đủ mệt để vào giấc đêm.

Ngược lại, nếu các giấc ngủ ngày quá ngắn hoặc mẹ cho bé đi ngủ quá muộn, bé cũng sẽ bị quá mệt mà không ngủ được. Thử hình dung những ngày mẹ phải làm việc căng thẳng, có quá nhiều chuyện để suy nghĩ, mẹ cũng sẽ trằn trọc mất ngủ và hay dậy đêm nhiều lần.

>>  Bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Bé 1 tuổi khóc đêm do nhiều nguyên nhân

Nỗi lo sợ xa cách

Bé đang trải qua nỗi lo sợ khi không ở đủ gần với mẹ, thậm chí nếu mà được dính luôn vào người mẹ thì tốt quá! Chắc hẳn mẹ đã thấm thía tình trạng đeo bám này, Có khi mẹ phải vừa bế bé vừa nấu cơm. Cũng có khi mẹ phải đi vệ sinh với giám sát viên ngồi cạnh trên chiếc ghế con. Và thế là việc phải rời xa mẹ mỗi tối để vào giấc đêm hay bỗng tỉnh dậy giữa đêm mà không có mẹ trở thành nỗi ám ảnh đối với bé.

Bé đạt được một cột mốc phát triển mới

1 tuổi cũng là giai đoạn gần với tuần khủng hoảng 55. Và cũng như bao tuần khủng hoảng khác trước đó, bé sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi hoàn thành kỹ năng mới. Thế nhưng trước khi tuần khủng hoảng qua đi, lòng kiên nhẫn của mẹ lại một lần nữa được thử thách với những đêm khóc lóc bé ẵm đầy căng thẳng và mệt mỏi.

 

 

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?

Nếu trẻ ban ngày khỏe mạnh hoạt bát, vui vẻ thì mẹ không cần lo lắng con thiếu chất gì nhé. Nếu thấy con không khỏe hãy đưa con đi khám thay vì sợ con thiếu chất mà tự ý bổ sung các loại thực phẩm chức năng, thuốc, vitamin khác nhau, không có sự chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Vì trẻ 1 tuổi khóc đêm gần như được xem là một phần tất yếu của giai đoạn chập chững biết đi. Cho dù mẹ có nỗ lực bổ sung bao nhiêu loại thực phẩm chức năng hay vitamin tổng hợp đi chăng nữa.

Bởi vậy, thay vì bổ sung những thứ không được chỉ định, ba mẹ nên thấu hiểu nguyên nhân. Đồng thời hỗ trợ bé tập đi đúng cách nếu con đang tập đi. Sau thời điểm bé biết đi thì mọi thứ lại quay trở về quỹ đạo bình thường mà thôi.

Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tuổi hay khóc đêm?

Khác với các mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh, POH gửi mẹ một số giải pháp khoa học giúp mẹ giải quyết vấn đề này nhé!

Với những bé chưa biết tự ngủ

Bước 1: Mẹ kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe xem bé có bị ốm sốt hay mọc răng, hoặc bất cứ nguyên nhân nào khiến bé bứt rứt khó chịu như chế độ ăn dặm có những món không phù hợp khiến con bị đầy bụng, dị ứng…

Bước 2: Mẹ sắp xếp lại sinh hoạt ban ngày giúp bé được ăn no ngủ đủ chơi ngoan

Đảm bảo bé luôn được ngủ đủ giấc. Ngủ quá nhiều và quá ít vào các giấc ban ngày đều có thể khiến bé quá mệt hoặc chưa đủ mệt để ngủ sâu giấc vào ban đêm. Bởi vậy mẹ cần quan sát bé để điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp với tháng tuổi và sự phát triển của cá nhân bé. 

Lịch sinh hoạt không phải ngày nào cũng chằn chặn giống nhau. Bé cũng giống như người lớn, sẽ có những ngày bé không cần ngủ vào ban ngày. Bởi vậy nếu bé ngủ ít hoặc không ngủ vào ban ngày mẹ có thể linh hoạt cho bé vào giấc đêm sớm hơn.

Bé tầm 1 tuổi đã hoàn toàn có khả năng tích trữ năng lượng để ngủ xuyên đêm. Vì thế nếu bé vẫn dậy để ăn đêm, mẹ cần chú ý tập trung tăng lượng ăn vào ban ngày để hướng tới cắt hẳn ăn đêm.

Ban ngày bé cần được ăn uống đủ chất, đủ lượng đảm bảo cho các hoạt động thể chất và phát triển nhận thức, giác quan. Ban đêm, việc lục sục dậy ăn cũng là nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ của bé.

Mẹ có thể đọc sách cho bé trước giờ đi ngủ

Bước 3: Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ. Mẹ nên thiết lập một trình tự nhất quán trước khi đi ngủ và được lặp đi lặp lại mỗi ngày. Đó có thể là tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng, kể chuyện yên tĩnh, rồi ôm ấp thủ thỉ với bé những chuyện đã xảy ra trong một ngày dài và kết thúc bằng việc mẹ rời khỏi phòng hoặc đặt bé xuống giường/cũi trước khi bé ngủ.

Trình tự này không chỉ giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ, mà còn là một kỹ năng giúp bé tự đưa mình trở lại giấc ngủ nếu thức dậy giữa đêm mà không có mẹ.

Với bé đã học được cách tự ngủ

Dù nguyên nhân bé thức dậy để khóc giữa đêm là gì thì điều quan trọng là bé cần học được cách tự ngủ trở lại. Bé rất cần mẹ hỗ trợ để xây dựng được thói quen này.

Trước hết, mẹ đừng vội vàng lên dây cót ngay khi bé khóc. Nếu bé thút thít vào nửa đêm, mẹ hãy kiên nhẫn đợi vài phút để xem liệu bé có tự trấn tĩnh lại hay không trước khi lao vào phòng (nếu bé ngủ riêng phòng) hoặc bế bé lên (nếu bé ngủ cùng phòng). 

Nhiều khi bé khóc là bởi một cách tự nhiên, em bé thường khóc thét lên hoặc tạo ra những tiếng động khác trong giấc ngủ mà thôi. Sau đó bé sẽ trở lại trạng thái ngủ trong vòng vài phút. Nếu mẹ can thiệp vào tình huống này sẽ không khác gì việc làm phiền giấc ngủ của bé.

Sau vài phút mà bé không thể bình tĩnh lại, mẹ hãy kiểm tra để đảm bảo rằng bé không bị ốm hoặc cần giúp đỡ. Dần dần, mẽ sẽ học được cách phân biệt những tiếng khóc của bé yêu thôi!

Mẹ cần kiên nhẫn khi bé khóc đêm

Tiếp theo, mẹ cần giúp bé học cách tự an ủi chính mình. Thay vì bế ẵm và nói chuyện quá nhiều, mẹ hãy nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng bé, thì thầm “Suỵt…” hoặc “Không sao đâu!”. Nếu bé thức dậy vì gặp “ác mộng”, mẹ hãy trấn an con rằng nó không có thật và con vẫn an toàn.

Khi bé bình tĩnh lại cho dù vẫn chưa tiếp tục ngủ, mẹ hãy rời khỏi phòng hoặc đặt bé xuống giường/cũi để bé học cách tự quay trở lại giấc ngủ. Nếu bé lại bắt đầu khóc, mẹ hãy đợi vài phút trước, lặp lại như trên và tăng dần thời gian giữa các lần can thiệp của mẹ.

Mẹ cần nhất quán trong hành động để bé dần nhận ra quy luật. Việc xây dựng thói quen ngủ tốt cần có thời gian và sự nhất quán này. Bé sẽ không học cách tự ngủ trở lại nếu con bối rối về cách phản ứng mỗi lúc một khác của mẹ.

Nếu mẹ vẫn loay hoay chưa biết cách sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp, mẹ có thể tham khảo chương trình POH Acti 1-3. Mẹ không chỉ biết cách thiết kế môi trường phù hợp với lứa tuổi mà còn được tư vấn những hoạt động cụ thể giúp con kiến tạo não bộ tích cực để phát huy tối ưu tiềm năng.

 

 

Ngoài ra mẹ giúp bé thoải mái nhất có thể bằng những gợi ý sau:

  • Bé có thể đã cai quấn hoặc nhộng ngủ và có xu hướng hất tung chăn khi ngủ, vì vậy mẹ hãy chú ý mặc quần áo vừa đủ để bé không bị lạnh hoặc nóng quá mà bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Mẹ vẫn có thể sử dụng máy phát tiếng ồn trắng bởi nó vừa giúp bé trấn tĩnh, vừa giúp mẹ chặn các tiếng ồn không mỏng muốn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
  • Khi bé ở tầm tuổi này, những đồ vật thoải mái và quen thuộc như chăn hoặc thú bông yêu thích có thể đóng vai trò như một người bạn giúp bé dễ dàng trở lại giấc ngủ.
  • Mẹ cần tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân khiến bé sợ hãi như sách tranh ảnh hoặc chương trình tivi có nội dung không phù hợp, vì đó có thể là nguyên nhân gây ra những “cơn ác mộng” khiến bé thức giấc vào ban đêm.
  • Nếu trong giai đoạn bé trở nên nhạy cảm như lo sợ xa cách hay gia đình có những thay đổi lớn, mẹ hãy quan tâm đến bé nhiều hơn vào ban ngày và vỗ về thủ thỉ lâu hơn một chút trước giờ đi ngủ để bé luôn bình tĩnh và có cảm giác an tâm.
  • Nếu bé đang không khỏe, mẹ có thể sử dụng them máy tạo độ ẩm phun sương để làm dịu các triệu chứng cảm lạnh giúp bé dễ chịu hơn. 

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo