MỤC LỤC
Khi nào thì trẻ có thể dừng ngủ trưa?
Giờ ngủ đêm lý tưởng cho bé là khi nào?
Mẹ có nên đánh thức trẻ giữa giấc ngủ trưa không?
Khi nào thì thời gian ngủ trưa nên được thay thế bằng thời gian im lặng thư giãn?
Lịch sinh hoạt ăn ngủ cho bé 2 tuổi
Lịch sinh hoạt ăn ngủ cho bé 3 tuổi
Cho dù em bé không còn là trẻ sơ sinh nữa thì giấc ngủ vẫn là ưu tiên hàng của trẻ, và vì vậy, giấc ngủ trưa vẫn là một giấc quan trọng với trẻ. Dưới đây là một số lịch sinh hoạt ăn ngủ mẫu của trẻ ở các độ tuổi khác nhau và câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến của mẹ về giấc ngủ trưa của con.
Khi nào thì trẻ có thể dừng ngủ trưa?
Hầu hết trẻ sẽ ngừng ngủ trưa khi được 3 đến 4 tuổi. Nghiên cứu cho thấy “dưới 2,5% trẻ em ngừng ngủ trưa trước 2 tuổi, trong khi 94% ngừng ngủ trưa khi 5 tuổi”. Tốt nhất mẹ nên giữ thói quen ngủ trưa cho trẻ đến khoảng 4 tuổi rồi xem xét tình hình tiếp.
Nhưng nếu mẹ nhận thấy rằng việc ngủ trưa có ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ đêm của trẻ, thì có lẽ đã đến lúc mẹ ngừng cho bé ngủ trưa. Dưới đây là một số dấu hiệu cho mẹ biết khi nào thì cần dừng việc cho trẻ ngủ trưa:
- Trẻ có phải nằm/lăn lộn hơn 30 phút mới bắt đầu ngủ đêm được không?
- Trẻ có mất hơn 30 phút mới ngủ trưa được hoặc hoàn toàn không muốn ngủ trưa không?
- Trẻ có bị thức dậy quá sớm vào buổi sáng không ?
- Trẻ có thức giấc vào giữa đêm và khó khăn lắm mới ngủ lại được không?
- Trẻ có tự thỏa mãn, vui vẻ trong khoảng thời gian lẽ ra trẻ phải ngủ rồi (ví dụ: tự nói chuyện hoặc tự hát cho chính mình nghe khi đang nằm trên giường) không?
- Trẻ có làm những điều trên trong ít nhất 5 ngày liên tục không?
Nếu câu trả lời là “có” cho những câu hỏi này, có lẽ đã đến lúc mẹ ngừng việc cho trẻ ngủ trưa. NHƯNG trước khi làm điều đó, mẹ cần xem xét rằng:
- Trẻ có đang bị khó ngủ hay khủng hoảng ngủ không?
- Trẻ có đang bị quá mệt mỏi không?
Nếu trẻ có dấu hiệu của việc quá mệt mỏi, mẹ nên tiếp tục cho trẻ ngủ trưa. Đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị quá mệt:
- Thường xuyên bị mệt
- Cáu kỉnh hơn
- Trở nên vụng về hơn
- Không hứng thú với thức ăn nữa
- Bị khó tập trung
- Bám mẹ hơn
Nếu mẹ vẫn không chắc nên làm gì vì những giấc ngủ của con vốn dĩ đã không theo quy luật, POH EASY 2 sinh ra là để dành cho mẹ. Khóa học sẽ giúp mẹ kết nối cảm xúc với con và thiết lập giấc ngủ thành công cho trẻ 2 - 4 tuổi. Chưa bao giờ là quá muộn để cả mẹ và bé đều có một giấc ngủ ngon.
Giờ ngủ đêm lý tưởng cho bé là khi nào?
Hầu hết với mọi trẻ, con nên bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 8 giờ tối. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đi ngủ trước 9 giờ tối giúp trẻ ngủ ngon hơn và trẻ sẽ ngoan hơn, tập trung hơn khi có lịch sinh hoạt phù hợp.
Thông thường trẻ cần thức 4,5-5,5 giờ kể từ khi kết thúc giấc ngủ trưa. Hầu hết những trẻ 2 tuổi chỉ có thể thức được khoảng 4,5 giờ. Tuy nhiên, khi trẻ ngày càng lớn hơn, thì thời gian thức ngày càng dài hơn, có thể đạt đến 5,5 giờ..
Mẹ có nên đánh thức trẻ giữa giấc ngủ trưa không?
Có. Nếu trẻ ngủ trưa quá lâu, con có thể sẽ không đủ mệt mỏi để bắt đầu ngủ đêm đúng giờ. Trẻ thường cần ngủ tổng cộng 10 - 14 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ đêm lý tưởng nhất là 10-12 giờ, còn lại là thời gian để ngủ trưa.
Khi nào thì thời gian ngủ trưa nên được thay thế bằng thời gian thư giãn trong yên lặng?
Khi trẻ đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ trưa, mẹ có thể chuyển thời gian ngủ trưa sang thời gian thư giãn trong yên lặng. Đây là một cách hữu ích giúp bé nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng cho dù không cần ngủ. Mẹ có thể cho trẻ tự chọn giữa nghỉ ngơi và chơi tự lập. Đôi lúc, trẻ còn có thể ngủ gật trong thời gian này khi cơ thể con cần được thư giãn sâu.
Một lợi ích khác của thời gian thư giãn trong yên lặng là chơi độc lập giúp phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Nó cũng là khoảng thời gian cho mẹ nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. (Đôi khi, mẹ cũng cần được sạc năng lượng như trẻ vậy!)
Khi mẹ quyết định ngừng cho bé ngủ trưa và chuyển sang thời gian thư giãn trong yên lặng, tốt nhất là mẹ nên thực hiện hoạt động này vào cùng một thời điểm mỗi ngày vì kỹ năng dự đoán và sự hình thành thói quen ở trẻ đang phát triển mạnh.
Lịch sinh hoạt bé 2 tuổi
Thời gian biểu ăn cho trẻ 2 tuổi
Dưới đây là 2 thời gian biểu ăn ngủ mẫu cho trẻ 2 tuổi cho mẹ để tham khảo! Tuy nhiên, đây chỉ là những ví dụ mẫu và mẹ không cần phải làm theo chính xác lịch sinh hoạt này, hãy linh hoạt với trẻ.
Lịch sinh hoạt mẫu 1
Thời gian |
Hoạt động |
06:00 |
Thức dậy |
6:30 |
Ăn sáng |
09:00 |
Ăn vặt |
11:30 |
Ăn trưa |
12:00 - 14:30 |
Ngủ trưa |
14:45 |
Ăn vặt |
17:45 |
Ăn tối |
19:00 |
Bắt đầu đi ngủ |
Lịch sinh hoạt mẫu 2
Thời gian |
Hoạt động |
07:00 |
Thức dậy |
7:15 |
Ăn sáng |
9:45 |
Ăn vặt |
12:00 |
Ăn trưa |
13:00 - 15:00 |
Ngủ trưa |
15:15 |
Ăn vặt |
18:00 |
Ăn tối |
19:30 |
Ăn nhẹ trước khi ngủ (có hoặc không đều được) |
20:00 |
Bắt đầu ngủ đêm |
Trẻ 2 tuổi cần ngủ bao lâu?
Trẻ 2 tuổi cần ngủ tổng cộng khoảng 11-14 giờ mỗi ngày. Nhưng nếu mẹ có thể để cho trẻ ngủ 13-14 giờ mỗi ngày thì càng tốt. Nếu mẹ chưa đủ sức để giúp trẻ ngủ đủ 11-14 tiếng mỗi ngày, POH ở đây để giúp mẹ.
Trẻ 2 tuổi nên ngủ trưa bao lâu?
Trẻ 2 tuổi cần được ngủ trưa từ 1,5-3 giờ. Mẹ không nên để trẻ ngủ lâu hơn 3 giờ vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của con, khiến con không thể ngủ xuyên đêm 10 - 12 giờ.
Nhắc lại: hầu hết mọi trẻ cần ngủ tổng cộng khoảng 13-14 giờ mỗi ngày..
Nếu mẹ bắt đầu thấy trẻ bị khó ngủ, thức giấc giữa đêm hoặc thức dậy rất sớm vào buổi sáng, mẹ nên xem xét lại tổng thời gian ngủ của trẻ mỗi ngày để có sự phân bố phù hợp
Trẻ 2 tuổi có bị khủng hoảng ngủ không?
Có! Đây là một tình trạng hoàn toàn bình thường. Trẻ 2 tuổi thường có những sự thay đổi và phát triển thể chất có thể dẫn đến việc trẻ bị khủng hoảng ngủ.
Lịch sinh hoạt bé 3 tuổi
Dưới đây là lịch ăn ngủ của bé 3 tuổi mẹ có thể tham khảo:
Lịch sinh hoạt mẫu cho bé 3 tuổi số 1
Thời gian |
Hoạt động |
6:30 |
Thức dậy |
07:00 |
Ăn sáng |
09:00 |
Ăn vặt |
11:45 |
Ăn trưa |
12:30-13:45 |
Ngủ trưa |
14:45 |
Ăn vặt |
17:45 |
Ăn tối |
19:00 |
Bắt đầu ngủ đêm |
Lịch sinh hoạt mẫu cho bé 3 tuổi số 2
Thời gian |
Hoạt động |
06:00 |
Thức dậy |
6:30 |
Ăn sáng |
09:00 |
Ăn vặt |
11:15 |
Ăn trưa |
12:00-14:00 chiều |
Ngủ trưa |
15:15 |
Ăn vặt |
18:30 |
Ăn tối |
19:30 |
Ăn nhẹ trước khi đi ngủ (có hoặc không đều được) |
20:00 |
Bắt đầu ngủ đêm |
Có nên tiếp tục cho bé 3 tuổi ngủ trưa?
Có! Hầu hết những trẻ 3 tuổi vẫn cần ngủ trưa. Nếu trẻ đang duy trì thói quen ngủ trưa và không gặp bất kỳ vấn đề gì về giấc ngủ đêm, thì mẹ không cần thay đổi lịch ngủ của trẻ.
Nếu trẻ đang bị thức giấc giữa đêm, khó ngủ, dậy quá sớm vào buổi sáng- thì mẹ nên xem xét thời lượng giấc ngày của trẻ. Có thể trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày và không muốn ngủ thêm vào ban đêm
Trẻ 3 tuổi cần ngủ bao lâu?
Hầu hết những trẻ 3 tuổi cần ngủ tổng cộng 10-13 giờ mỗi ngày. Nhưng tốt nhất là nên để cho bé ngủ 12 - 13 giờ mỗi ngày. Nếu trẻ không thể ngủ 1- 13 tiếng mỗi ngày dù mẹ đã làm đủ mọi cách, mẹ phải biết rằng, mẹ không cô đơn! POH EASY 2 là khóa học mẹ cần để giúp con ngủ đủ, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.
Trẻ 3 tuổi có bị khủng hoảng ngủ không?
Có! Sự thay đổi về thể chất, nhận thức, môi trường sống có thể khiến một em bé 3 tuổi bị khủng hoảng ngủ. Một số sự thay đổi của trẻ 3 tuổi:
- Tăng ngôn ngữ, trí nhớ, sáng tạo
- Tăng cường sự độc lập
- Tập đi vệ sinh
- Bắt đầu đi học mầm non
- Có thể có thêm em
Mẹ không nhất thiết phải thay đổi lịch sinh hoạt ăn ngủ hay những thói quen sinh hoạt lành mạnh đã được xây dựng trước đó. Khủng hoảng ngủ chỉ là tình trạng tạm thời và mẹ cần phải ưu tiên giấc ngủ của con. Mẹ hãy tiếp tục nhất quán với những gì đã và đang làm nhé. Cơn khủng hoảng sẽ qua nhanh thôi.
Nếu trẻ đã được 3 tuổi và không chịu ngủ trưa thì sao?
Đầu tiên, mẹ phải tìm ra lý do trẻ đột nhiên không muốn ngủ trưa nữa. Hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau
- Thời gian thức của trẻ có bị quá ngắn không? (Con nên thức khoảng 6 tiếng trước khi bắt đầu ngủ đêm)
- Trẻ có cần thêm thời gian để thư giãn chuẩn bị cho giấc ngủ trưa không?
- Trẻ có cần thêm thời gian để nghỉ sau khi được cho ăn và trước khi ngủ trưa không?
- Môi trường của trẻ có lý tưởng và thích hợp để ngủ không?
- Trẻ có cần phải được dọn hết những đồ chơi kích thích trí não của con ra khỏi phòng thì con mới ngủ được không?
Nếu mẹ đã áp dụng gợi ý từ những câu hỏi trên nhưng vẫn không được, thì đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc chuyển từ thời gian ngủ trưa sang thời gian thư giãn trong im lặng. Mẹ có thể linh hoạt thời gian ngủ đêm vào những ngày trẻ không ngủ trưa (cho con bắt đầu ngủ đêm sớm hơn, chẳng hạn là ngủ từ 6 giờ tối).
Lịch sinh hoạt ăn ngủ cho bé 4 tuổi
Thời khóa biểu mẫu cho bé 4 tuổi
Dưới đây là 2 lịch sinh hoạt mẫu cho bé 4 tuổi mẹ có thể tham khảo. Xin nhắc lại, đây không phải là lịch sinh hoạt để mẹ làm theo đến từng phút, hãy linh hoạt để cả mẹ và bé đều thấy dễ chịu.
Lịch sinh hoạt ăn ngủ cho trẻ 4 tuổi số 1
Thời gian |
Hoạt động |
6:30 |
Thức dậy |
07:00 |
Ăn sáng |
09:30 |
Ăn vặt |
12:00 |
Ăn trưa |
13:00-14:00 |
Ngủ trưa |
15:00 |
Ăn vặt |
18:00 |
Ăn tối |
19:30 |
Bắt đầu ngủ đêm |
Lịch sinh hoạt mẫu cho bé 4 tuổi số 2
Thời gian |
Hoạt động |
07:00 |
Thức dậy |
7:45 |
Ăn sáng |
9:45 |
Ăn vặt |
12:00 |
Ăn trưa |
13:00-14:00 |
Thời gian thư giãn trong yên lặng |
14:45 |
Ăn vặt |
18:00 |
Ăn tối |
19:00 |
Bắt đầu ngủ đêm |
Trẻ 4 tuổi có cần ngủ trưa không?
Một số cần! Nếu trẻ đã được 4 tuổi, vẫn ngủ trưa và không gặp bất kỳ vấn đề gì về giấc ngủ đêm thì mẹ không cần phải thay đổi gì hết. Nếu cần, mẹ có thể xem xét thời gian ngủ trưa và tổng thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ, xem liệu trẻ có bị thức giữa đêm nhiều lần hay bị khó ngủ không.
Trẻ 4 tuổi cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Hầu hết những trẻ 4 tuổi cần ngủ tổng cộng 10-13 giờ mỗi ngày. Nếu trẻ không thể ngủ 10-13 giờ mỗi ngày, POH EASY ở đây để giúp mẹ. Khóa học được cá nhân hóa sâu sắc giúp mẹ tìm ra cách phù hợp cho riêng trẻ để trẻ có thể ngủ ngon mỗi ngày.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo