Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm - Có thể là do mẹ chưa biết đến điều này

đăng bởi Minh Tâm

Khi bé được 2 tuổi, hẳn là mẹ đã tích lũy cho mình tương đối kinh nghiệm về các vấn đề xoay quanh giấc ngủ của trẻ. Mẹ còn nhớ mẹ và bé đã vượt qua cơn bão trẻ 1 tuổi khóc đêm hồi nào rồi chứ? Mẹ cũng đã có thể yên tâm vì giấc ngủ của bé đã có vẻ ổn định hơn trước rất nhiều.

Thế nhưng bé bỗng nhiên vật lộn với giờ đi ngủ, thức dậy vài tiếng giữa đêm, hoặc khóc lóc, hoặc đòi mẹ bế mãi trên tay. Để tìm hiểu nguyên nhân, mẹ hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

 

 

Tại sao trẻ 2 tuổi hay khóc đêm?

Nhiều ba mẹ lo lắng vì trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân, Bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Có lẽ là do ba mẹ chưa nắm bắt được các nguyên nhân sau thôi nhé:

Khủng hoảng ngủ ở trẻ 2 tuổi

Tình trạng khủng hoảng ngủ thường xảy ra ở các giai đoạn bé được 4 tháng, 8 tháng, 18 tháng và 2 tuổi.

Bé dậy khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mẹ có thể phân biệt với chứng mất ngủ dựa trên thời điểm xảy ra, thời gian kéo dài và phán đoán của mẹ liệu có bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ hay không.

Khủng hoảng ngủ ở trẻ 2 tuổi là một khoảng thời gian ngắn khi trẻ 2 tuổi đang ngủ ngon bắt đầu chống lại việc phải đi ngủ khi đến giờ đi ngủ, dậy khóc đêm nhiều lần, thức suốt đêm hoặc dậy quá sớm vào buổi sáng.

Mặc dù khủng hoảng ngủ có thể làm phiền đến không chỉ ba mẹ mà còn cả các thành viên khác trong gia đình, nhưng điều quan trọng cần nhớ là nó bình thường và chỉ mang tính tạm thời mà thôi.

Thoái triển giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi

Bé đạt được những dấu mốc mới về mặt phát triển

Bé vẫn đang học và thực hành để phát triển các kỹ năng mới mỗi ngày. Cũng như người lớn mất ngủ với những dự án quan trọng, bé cũng bị phân tâm tới mức khó mà ngủ được!

Ở độ tuổi lên 2, bé đang trải qua một bước nhảy vọt mới về khả năng thể chất, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Vì vậy bé vào giấc khó khăn hơn và thức giấc vào ban đêm nhiều hơn.

Mẹ có thể tham khảo thêm vấn đề này tại bài viết Khủng hoảng tuổi lên 2 nhé!

Bé đang phát triển khả năng tự lập

Cũng như các kỹ năng thể chất, ngôn ngữ và xã hội, mong muốn độc lập của bé 2 tuổi cũng dần hình thành. Cho dù đó là mong muốn mãnh liệt được tự mình mặc đồ ngủ hay trèo ra khỏi cũi nhiều lần, bé cũng có rất nhiều việc “quan trọng” cần tự mình giải quyết hơn là việc đi ngủ.

Bé vẫn đang trải qua nỗi lo sợ xa cách

Mặc dù lo sợ xa cách có thể không kéo dài bao lâu nữa, những nỗi lo lắng khi phải rời xa mẹ để đi ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm mà không có mẹ ôm ấp vỗ về vẫn là một thử thách đối với một em bé 2 tuổi

Bé thường xuyên thức giấc giữa đêm

Bé bị mệt mỏi

Khác với người lớn khi cơ thể mệt mỏi sẽ chỉ muốn đặt lưng xuống giường và nhánh chóng chìm vào giấc ngủ, nếu quá mệt bé sẽ không đủ bình tĩnh để tự ru mình vào giấc ngủ

Bé được lên chức anh/chị

Khi bé được lên chức anh hoặc chị, bé chưa đủ khả năng để hiểu vai trò của mình. Đối với bé việc có em là cả một sự xáo trộn lớn về trật tự thế giới trong mắt bé và không còn là trung tâm chú ý của cả nhà nữa. Nỗi lo lắng và bất an khi môi trường xung quanh thay đổi cũng là nguyên nhân làm rối loạn giấc ngủ của bé.

 

 

Thay đổi lịch ngủ trưa

Khoảng 2 tuổi, khi thế giới xung quanh trở nên thú vị hơn, bé có xu hướng ngủ giấc ngày ngắn hơn hoặc thậm chí bỏ ngủ trưa. Thiếu ngủ khiến bé bị quá mệt, dẫn đến khó vào giấc đêm và ngủ không sâu giấc.

Mọc răng hàm

Nhiều bé 2 tuổi mới bắt đầu mọc răng hàm và những chiếc răng hàm thì gây ra biết bao phiền toái, khó chịu và đau đớn. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết được khi bé ăn ít, bỏ ăn, hay chảy nước dãi khi đang tập trung và hay chọc tay vào miệng. Nếu bé mọc răng, không có gì lạ khi nó ảnh hưởng đến khả năng ngủ xuyên đêm của bé.

Sợ hãi

Khi được 2 tuổi, bé bắt đầu nhìn thế giới theo những cách mới, phức tạp hơn. Sự phức tạp mới này thường đi kèm với những nỗi sợ hãi mới. Khi bé đột nhiên ngủ không ngon, hay quấy khóc vào ban đêm, nguyên nhân có thể là do bé sợ bóng tối hoặc bất kể điều gì đó đáng sợ mà bé đang tưởng tượng.

Giấc ngủ ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc đêm

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm kéo dài trong bao lâu?

Dù chỉ một đêm ngủ không ngon giấc cũng đủ khiến mẹ cảm thấy kiệt sức suốt cả ngày hôm sau, nhưng điều quan trọng cần nhớ là chứng thoái triển giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi sẽ không kéo dài mãi mãi.

Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn này qua đi bởi đó là điều bình thường về mặt phát triển, thông thường sau 1 đến 3 tuần mẹ nhé.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì?

Khi than phiền về tình trạng khóc đêm của con với mọi người xung quanh, mẹ thường được khuyên nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng hay các loại vitamin tổng hợp. Thế nhưng, khóc đêm có thể được coi là một đặc trưng của quá trình lớn lên và phát triển lành mạnh của trẻ.

Bởi vậy, nếu vẫn đang băn khoăn trẻ 2 tuổi khóc đêm do thiếu chất gì thì mẹ hãy cho bé đi khám dinh dưỡng và làm các xét nghiệm cần thiết để nhận được lời khuyên chính xác nhất tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con yêu mẹ nhé!

 

 

Mẹ có thể làm gì với tình trạng khóc đêm ở trẻ 2 tuổi?

Có những mẹo chữa trẻ 2 tuổi khóc đêm rất đơn giản như sau mà chỉ cần mẹ để ý một chút thôi nhé!

Đảm bảo sức khỏe và tính an toàn

Trước tiên, mẹ cần đảm bảo rằng bé được đáp ứng tất cả các nhu cầu cơ bản như được ăn no, bỉm sạch, không bị quá nóng hay lạnh và không có vấn đề đáng ngại về mặt sức khỏe.

Sau khi chắc chắn rằng bé khỏe mạnh, mẹ xem xét đến những yếu tố về môi trường ngủ gây ra vấn đề về giấc ngủ của bé.

Ví dụ: nếu bé thường xuyên trèo ra khỏi cũi, mẹ hãy đảm bảo rằng đệm cũi ở chế độ thấp nhất. Khi lan can cũi bằng hoặc dưới đường núm ti của bé khi bé đứng thẳng, đã đến lúc mẹ nên chuyển bé từ cũi sang giường.

Nếu bé ngủ riêng phòng, mẹ hãy đảm bảo rằng phòng của bé được an toàn bằng cách sắp xếp lại đồ đạc, loại bỏ hết các vật dụng dễ vỡ hoặc nguy hiểm. Mẹ hãy hình dung em bé 2 tuổi đang háo hức tự mình làm mọi việc có thể thức dậy giữa đêm, lọ mọ khắp phòng trước khi gào toáng lên tìm mẹ. Bởi vậy yếu tố an toàn là rất quan trọng.

Nếu bé sợ bóng tối, mẹ có thể đặt một chiếc đèn ngủ trong phòng với ánh sáng vừa phải để làm cho môi trường ngủ của bé ấm áp và dễ chịu hơn.

Mẹ cần sắp xếp đồ đạc trong phòng của bé để đảm bảo tính an toàn

Điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp và duy trì thói quen ngủ

Lịch sinh hoạt không phù hợp sẽ khiến bé không đủ mệt để ngủ đủ vào các giấc ngày cũng như bị quá mệt, quá kích thích khi vào giấc đêm. Mẹ cần quan sát bé để có những điều chỉnh về cả giờ ăn, giờ ngủ, thời lượng hoạt động thể chất, vận động tinh, những bài học phát triển nhận thức… Mẹ cũng cần theo dõi các giấc ngày của bé để điều chỉnh thời điểm đi ngủ đêm. Chặng hạn, bé ngủ giấc ngày quá ngắn, mẹ có thể rút bớt thời gian tắm và massage để cho bé đi ngủ sớm hơn.

Khi bé càng lớn, trình tự ngủ ngày càng quan trọng. Nó giúp bé chủ động xác định việc cần làm tiếp theo là gì. Điều này cũng giống như bé được tự thực hiện việc đi ngủ vậy. Từ đó bé có sự chuẩn bị về mặt tâm lý để cảm thấy thoải mái hơn khi vào giấc đêm

Khi bé càng lớn, trình tự ngủ ngày càng quan trọng

Giữ bình tĩnh và nhất quán

Sau khi giải quyết vấn đề sức khỏe và sự an toàn, môi trường và lịch sinh hoạt của con, đã đến lúc mẹ cần “hướng nội” để cân bằng và đỡ áp lực hơn cho đến khi giai đoạn thoái triển giấc ngủ qua đi.

Nếu bé bắt đầu khóc, mẹ nên kiên nhẫn đợi bé tự an ủi chính mình rồi mới bế bé lên. Nhiều khi bé chỉ khóc vì mơ ngủ rồi tự ngủ trở lại.

Nếu bé liên tục đòi mẹ bế hoặc rời khỏi giường, mẹ nên bình tĩnh bế bé lên hoặc dắt bé trở lại giường mà không nói chuyện nhiều hay biểu lộ nhiều cảm xúc.

Nếu bé dậy chơi giữa đêm, mẹ hãy để bé chơi yên lặng trong phòng (miễn là căn phòng đủ an toàn và không có quá nhiều đồ chơi kích thích quá mức) cho đến khi bé mệt mỏi và tự lên giường ngủ tiếp.

Các bé từ 2 tuổi có thể bắt đầu được tiếp xúc với tivi và các thiết bị công nghệ như điện thoại, ipad. Tuy nhiên mẹ cần tránh cho bé xem các loại màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để giúp bé không bị kích thích quá mức khi vào giấc đêm.

Để giúp bé ăn ngủ tốt, đồng thời con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà để phát triển tối ưu tiềm năng sẵn có, mẹ tham khảo ngay POH Acti (1-3 tuổi) nhé!

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo