Hoảng hốt khi trẻ hay đập đầu vào tường - Nguyên nhân do đâu?

đăng bởi Nguyễn Khải

Trẻ hay đập đầu vào tường, đệm, gối hay hành động trẻ ăn vạ đập đầu xuống đất sẽ khiến ba mẹ hoảng sợ. Ba mẹ không biết bé hay đập đầu vào tường là tại sao, bé hay tự đập đầu vào tường có làm mình đau không, trẻ em hay đập đầu vào tường có phải tự kỷ không, bé ăn vạ đập đầu xuống nệm, gối, chăn có nguy hiểm không. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu thói quen này của bé nhé!

Ba mẹ có nên lo lắng khi bé cứ thích đập đầu vào tường?

Việc trẻ hay cộc đầu vào tường do con bị ngã hoặc tai nạn trong lúc chơi đùa là điều thường gặp. Thậm chí có những trẻ ăn vạ đập đầu xuống đất hay tự đập đầu vào tường. Vậy rốt cuộc là vì sai mà trẻ lại cứ thích đập đầu vào tường như vậy?

Tương tự như các thói quen khác, việc tự đập đầu vào tường hoặc đệm ở trẻ mới biết đi được coi là một hiện tượng bình thường và rất phổ biến. Khoảng 10% trẻ nhỏ và 20% trẻ mới biết đi thực hiện hành vi đập đầu với một mục đích cụ thể nào đó.

>>  Để bé ngủ sau khi bị va, đập đầu có an toàn không?

Hoảng hốt khi trẻ hay đập đầu vào tường - Nguyên nhân do đâu?

Trẻ hay đập đầu vào tường, nệm, chăn, gối… là bị làm sao?

Các bé trai có xu hướng đập đầu nhiều gấp 3 lần bé gái. Hiện tượng này đạt đỉnh điểm ở hai giai đoạn là 16 tháng tuổi và 2 tuổi. Thói quen đập đầu vào tường sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm nhưng sẽ dần biến mất khi trẻ được 3 tuổi. 

Mỗi lần đập đầu có thể kéo dài 15 phút và đôi khi là cả tiếng đồng hồ. Trung bình, trẻ mới biết đi sẽ đập đầu khoảng 60-80 lần mỗi phút. 

 

 

Bé chưa biết nói hay đập đầu vào tường bị gì?

Trẻ hay đập đầu vào tường có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ thư giãn: Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một trong những cách thư giãn của hầu hết trẻ mới biết đi. Trẻ đập đầu theo nhịp khi gần đi sâu vào giấc ngủ, khi tỉnh giấc vào ban đêm, thậm chí là lúc đang ngủ. Nhịp điệu nhẹ nhàng giúp trẻ tự trấn an và có được giấc ngủ ngon hơn. 
  • Phương thức giảm đau: Trẻ hay đập đầu vào tường khi phải trải qua cảm giác khó chịu khi mọc răng hay viêm tai. Hành động này giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và quên đi cảm giác đau đớn.
  • Giải tỏa nỗi thất vọng: Nếu trẻ đập đầu trong cơn giận dỗi thì mẹ có thể hiểu là con đang giải tỏa những cảm xúc mạnh và tiêu cực. Trẻ chưa thể bộc lộ cảm xúc bằng lời nói nên sẽ dùng hành động. Đây cũng được coi là cách trẻ tự an ủi và trấn an trong cơn giận dỗi. Nếu mẹ thường xuyên nhận thấy bé hay đập đầu vào tường khi giận dỗi, mẹ cần điều chỉnh cách giải tỏa tiêu cực này của bé ngay lập tức.
  • Gây sự chú ý: Trẻ có thể dùng hành động đập đầu để thu hút sự chú ý của người khác. Trong nhiều trường hợp bé ăn vạ đập đầu xuống sàn, đệm hoặc gối để tỏ sự bất mãn. Thấu hiểu được điều này, mẹ cần quan tâm nhiều hơn khi con có những hành động tự hành hạ bản thân.

Hoảng hốt khi trẻ hay đập đầu vào tường - Nguyên nhân do đâu?

Trẻ ăn vạ đập đầu xuống đất

  • Trẻ gặp vấn đề về sự phát triển: Thông thường, trẻ tự đập đầu vào tường, đệm, gối... không phải là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện cùng với các biểu hiện bất thường khác thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ hay các vấn đề rối loạn phát triển. 

Mẹ nên làm gì khi trẻ em hay đập đầu vào tường?

Nếu bé hay tự đập đầu vào tường thì điều quan trọng nhất là ba mẹ cần giữ cho tinh thần ổn định và không quá lo lắng. Hãy nhớ rằng đập đầu là một hành vi hoàn toàn bình thường ở trẻ mới biết đi. 

Hoảng hốt khi trẻ hay đập đầu vào tường - Nguyên nhân do đâu?

Trẻ hay đập đầu sẽ biết ngưỡng chịu đau của bản thân

Kết quả có thể là một vài vết thâm tím trên trán vì trẻ sẽ không đập mạnh đến nỗi tự làm mình bị thương nặng. Trẻ biết ngưỡng chịu đau của bản thân nên sẽ chủ động dừng lại nếu mức độ vượt quá giới hạn. 

Để giúp con từ bỏ thói quen xấu này, mẹ có thể cân nhắc một số chiến thuật sau:

Thường xuyên chú ý đến con 

Mẹ nên chú ý nhiều hơn đến những hành động đúng mực của trẻ và đương nhiên, đập đầu không nằm trong danh sách đó. Trong trường hợp trẻ vẫn tiếp tục hành vi của mình để gây sự chú ý, mẹ không nên la mắng và ngăn cản vì điều đó chỉ có tác dụng “tiếp sức” thêm cho trẻ mà thôi.

Ngay cả khi không thể ngó lơ hành động của con thì mẹ cũng đừng nên trách phạt. Trẻ còn quá nhỏ để hiểu về những điều diễn ra xung quanh và sự ngăn cản của mẹ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng. 

Tránh làm trẻ bị thương

Mẹ hãy kiểm tra hết các đinh vít và chốt ở cũi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho con. Ngoài ra, mẹ không nên đặt gối hay chăn trong cũi nhằm tạo môi trường ngủ thoải mái và êm ái vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ nghẹt thở.

Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy quây cũi có tác dụng bảo vệ an toàn cho trẻ; ngược lại, chúng còn khiến nhiệt độ cũi tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy quây cũi có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ trong lúc ngủ. Do đó, ba mẹ nên cân nhắc thật cẩn thận khi quyết định mua sản phẩm này. 

 

 

Thay thế các nhịp điệu lành mạnh hơn

Nếu trẻ thích những nhịp điệu nhẹ nhàng, du dương, mẹ nên tìm những cách khác để khuyến khích niềm đam mê này như múa, đánh trống, vỗ tay và bước đều. Ngoài ra, mẹ có thể đặt máy đập nhịp trong phòng trẻ để trẻ có thể lắc lư theo nhịp điệu êm ái.

Vận động đóng vai trò hết sức quan trọng với trẻ. Mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tập thể dục để giải phóng năng lượng và quên đi thói quen đập đầu.

Hình thành thói quen trước giờ ngủ

Nếu để ý thấy trẻ đập đầu sau một ngày bận rộn với nhiều hoạt động, mẹ hãy cùng trẻ xây dựng thói quen thư giãn trước giờ ngủ. Trình tự có thể bắt đầu từ việc tắm nước ấm, ôm trẻ vào lòng và đọc truyện hoặc nghe hát. Trước đó, mẹ sẽ âu yếm trẻ bằng cách xoa nhẹ lưng và trán rồi bật một bản nhạc nhẹ để con cảm thấy thoải mái.  

Nhờ bác sĩ thăm khám

Trong trường hợp trẻ đập đầu thường xuyên, thậm chí là tự làm mình bị thương, mẹ hãy nhanh chóng nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Không thể loại bỏ khả năng đập đầu có liên quan đến hội chứng tự kỷ và những rối loạn phát triển ở giai đoạn mới biết đi và đi học mẫu giáo. 

Mẹ hãy đưa con đi thăm khám nếu con chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, không phản hồi khi người khác gọi tên, không phản ứng và giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo