Trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa biết nói, mẹ nên làm gì?

đăng bởi Nguyễn Khải

Nếu bé đã được 18 tháng tuổi mà vẫn chưa nói được nhiều thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bé vẫn đang trong quá trình học và kỹ năng vẫn chưa hoàn thiện. Có thể bé cần nhiều thời gian hơn bạn bè để tập nói; vì vậy, ba mẹ không nên dựa vào đó để phản ánh sự phát triển sau này của con.

Lý tưởng nhất là bé đã nói được 6-20 từ và hiểu được nhiều từ hơn khi nghe ba mẹ nói. Nếu bé chỉ nói được ít hơn 6 từ thì ba mẹ cần cho bé gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám. Có thể bé không gặp vấn đề gì về kỹ năng ngôn ngữ nhưng thăm khám kịp thời sẽ giúp ba mẹ yên tâm hơn và xác định được phương hướng dạy bé học nói. 

>> Dạy bé học nói bằng cách nào?

 

Trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa biết nói, mẹ nên làm gì?

Ngoài những từ mà bé có thể nói được, ba mẹ cũng cần để ý các dấu hiệu khác để biết bé rất thích giao tiếp:

  • Bé sẽ chỉ vào đồ vật mình muốn. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé muốn trò chuyện với ba mẹ.
  • Bé có khả năng làm theo những chỉ dẫn đơn giản của ba mẹ như: “Con hãy bế gấu lên”. Khi đó, bé sẽ đưa con gấu cho ba mẹ. 
  • Bé hiểu được rất nhiều từ đơn và một số cụm có hai từ như “mang giày”, “cởi tất”. Bé sẽ bắt chước từ ngữ và cử chỉ của ba mẹ.
  • Khi đọc truyện cùng ba mẹ, bé sẽ nhận ra và chỉ vào sự vật, bức ảnh trong sách nếu được gợi ý. Bé cũng thích những bài thơ được học ở lớp mẫu giáo và cùng mẹ đọc vang.
  • Bé nói bập bẹ trong lúc chơi. Đôi khi, đó giống như một lời nói vậy vì bé cũng dùng nhịp điệu và thay đổi âm lượng để biểu thị ý nghĩa. 

 

 

Làm thế nào để khuyến khích trẻ 18 tháng tuổi tập nói?

Ba mẹ có thể áp dụng nhiều cách để khuyến khích bé nói nhiều hơn. Thường xuyên cho bé cơ hội để giao tiếp là bước quan trọng đầu tiên. Hãy dành thời gian để nói chuyện với bé bất cứ khi nào có thể, dù là đang rửa chén hay thay tã. 

Mỗi khi cùng bé đi ra ngoài, mẹ hãy chỉ cho bé thấy những sự vật xung quanh và gọi tên chúng. Nếu đặt cho bé một câu hỏi, ba mẹ cần cho bé thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Các gợi ý trực quan sẽ giúp bé hiểu được những điều ba mẹ đang muốn nói với mình. Ví dụ, nếu muốn bé bước lại gần mình, ba mẹ hãy dang hai tay ra để bé nhận ra điều đó. 

Khi bé nói được các từ chính xác, ba mẹ hãy khen ngợi bé thật nhiều. Một câu nói động viên như: “Đúng rồi, đó chính là chiếc thìa. Bé yêu của mẹ giỏi lắm!” sẽ giúp bé có thêm động lực để học nói.

Hãy nhắc lại những lời bé nói và nói lại một cách hoàn chỉnh khi bé nói không được rõ ràng lắm. Ví dụ, bé muốn uống sữa mà chỉ nói bập bẹ được “chữa” thì mẹ hãy nói lại cho chính xác từ “sữa” để bé nghe. 

Ba mẹ không nên quá bận tâm đến cách phát âm các từ của bé. Thay vào đó, hãy quan tâm đến ý nghĩa mà bé muốn truyền tải đến mình. Chỉ cần ba mẹ hiểu được những gì mình nói thì bé đã là có một bước thành công trong quá trình học nói.

 

 

Nếu bé đang học nhiều hơn một thứ tiếng thì sẽ hay bị lẫn lộn và có xu hướng sử dụng một ngôn ngữ nhiều hơn những ngôn ngữ còn lại. Tuy nhiên, ba mẹ hãy yên tâm vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng học nói của bé. Trên thực tế, đã có bằng chứng cho thấy học hai ngôn ngữ có thể cải thiện trí nhớ và các khả năng ngôn ngữ sau này. 

Trước khi phát âm được một cách rõ ràng các từ, hầu hết các bé sẽ nói vấp rất nhiều lần. Nếu bé đã được hai tuổi mà vẫn nói lắp cho đến vài tháng sau đó hoặc ngày càng lắp hơn thì ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám và tư vấn. Trong nhiều trường hợp, ba mẹ có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhà trị liệu ngôn ngữ. 

Nếu bé gặp khó khăn trong việc hiểu được những hướng dẫn và yêu cầu đơn giản, hoặc không thể tập trung vào những thứ mẹ chỉ hoặc nói đến, ba mẹ hãy trao đổi với chuyên gia y tế hoặc bác sĩ đa khoa. Mất thính lực là một trong những nguyên nhân khiến bé gặp khó khăn trong việc học nói; do đó, bé nên được trải qua bài kiểm tra để có hướng điều trị kịp thời. 

Đôi khi, sự chậm nói cùng với việc không giao tiếp bằng mắt và không phản ứng lại môi trường xung quanh có thể là dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Nếu bé có biểu hiện này thì ba mẹ cần nghe tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn tình trạng của con.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng của bé chỉ cần đến sự hỗ trợ và trấn an từ chuyên gia. Mỗi bé tiếp thu kỹ năng mới với một tốc độ riêng, và nhiều bé bắt đầu chậm hơn nhưng vẫn có thể bắt kịp các bạn khi lớn lên. 


Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo