Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và phương pháp can thiệp kịp thời

đăng bởi Minh Tâm

Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển riêng biệt; vì vậy, các cột mốc sẽ được xác định dựa vào lứa tuổi mức độ trung bình. Tuy nhiên, nếu ba mẹ hoặc người chăm sóc thấy trẻ phát triển quá chậm so với các cột mốc phát triển ngôn ngữ và lời nói thì chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề bất thường.

Chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói là biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển của trẻ và có thể là dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng có những biện pháp can thiệp sớm để bé cải thiện các kỹ năng ngay từ khi còn nhỏ. 

Để biết hội chứng rối loạn ngôn ngữ là gì, sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói, nhận biết các loại rối loạn ngôn ngữ và lời nói phổ biến ở trẻ, cách chẩn đoán và can thiệp trẻ rối loạn ngôn ngữ, mời ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!

 

 

Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói

Ngôn ngữ và lời nói có phải là một không? Chúng khác nhau ở điểm nào? Ngôn ngữ và lời nói là hai khái niệm thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng lại được định nghĩa theo hai cách hoàn toàn khác nhau.

Lời nói là hành động dùng giọng nói, đồng thời phối hợp các bộ phận là quai hàm, môi, lưỡi và răng để phát ra âm thanh. 

Mặt khác, ngôn ngữ là:

- Toàn bộ hệ thống các từ

- Các quy tắc của ngôn ngữ nói (như ngữ pháp)

- Các ký hiệu, các tín hiệu phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, chuyển động cơ thể)

- Các quy tắc xã hội giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả

Vì lý do này mà rối loạn lời nói và rối loạn ngôn ngữ là hai khái niệm khác nhau.

>> Can thiệp sớm - Giải pháp tối ưu tiềm năng ở trẻ rối loạn phát triển

Ngôn ngữ và lời nói đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé

Rối loạn âm lời nói là gì? Rối loạn ngôn ngữ là gì? 

Rối loạn lời nói

Trẻ bị rối loạn âm lời nói thường gặp vấn đề về phát âm và phối hợp các bộ phận là quai hàm, môi, lưỡi và răng khi nói. Các dạng rối loạn lời nói phổ biến nhất bao gồm:

  • Rối loạn phát âm. Trẻ bị rối loạn phát âm gặp khó khăn trong việc phát âm rõ ràng các âm, trẻ tự nhiên bị khó phát âm, có xu hướng phát âm nhầm, bỏ sót âm hoặc âm tiết và không phát âm chính xác các từ phức tạp. Tình trạng này phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. 
  • Nói lắp. Khi phát âm một từ nào đó, trẻ phải ngừng một lúc lâu, kéo dài âm thanh hoặc lặp lại một âm tiết nào đó của từ. Tật nói lắp thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ được 2-6 tuổi. 
  • Rối loạn giọng nói. Độ cao và âm lượng giọng nói khiến giọng nói của trẻ không phù hợp với độ tuổi và văn hóa. Giọng của trẻ có thể thì thào, thô ráp, khàn đặc…

 

 

Rối loạn ngôn ngữ

Hội chứng rối loạn ngôn ngữ cản trở quá trình thực hiện chức năng xử lý thông tin của não bộ, từ đó khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu người khác đang nói gì và không thể giao tiếp hiệu quả. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp thường gặp nhiều khó khăn hơn khi tương tác với người khác bằng lời nói. 

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ bao gồm yếu tố di truyền, sinh non, các vấn đề về thính giác và các hội chứng rối loạn phát triển như bệnh Down, tự kỷ hoặc chấn thương não. 

Dưới đây là các loại  rối loạn ngôn ngữ thường gặp và dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: 

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: trẻ không hiểu lời người khác nói.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: trẻ không thể giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận - diễn đạt: trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và giao tiếp. 

Rất nhiều trẻ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận thường khó xác định trong suốt thời thơ ấu của trẻ, nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết nếu thấy con phát triển quá chậm so với các cột mốc quan trọng, bao gồm phản ứng lại khi người khác tương tác, trả lời câu hỏi và làm theo hướng dẫn. 

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng hơn, bao gồm cử chỉ diễn đạt không phù hợp với độ tuổi, chậm phát triển các cột mốc ngôn ngữ (đặc biệt là chưa nói được những từ đơn giản), và đánh mất các kỹ năng giao tiếp mới học được.  

Khám rối loạn ngôn ngữ cho trẻ ở đâu? 

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chẩn đoán sau khi chuyên gia ngôn ngữ - lời nói nhi khoa tiến hành đánh giá kỹ lưỡng. Ba mẹ nên đưa bé đến khoa nhi của các bệnh viện lớn hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt uy tín để con được chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, ba mẹ cần tìm hiểu về những khó khăn trong kỹ năng giao tiếp của trẻ rối loạn ngôn ngữ để hỗ trợ con trong đời sống hằng ngày. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể liên hệ với chuyên gia có chuyên môn thông qua công ty bảo hiểm hoặc các chương trình do nhà nước tài trợ để cho con đi thăm khám. 

 

 

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao?

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc một trong các loại rối loạn ngôn ngữ và lời nói, chuyên gia nhi khoa sẽ áp dụng một số phương pháp can thiệp để điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Bên cạnh sự hỗ trợ của chuyên gia, ba mẹ cũng cần phối hợp theo dõi con tại nhà để đảm bảo hiệu quả tối ưu của liệu pháp trị liệu đã được đưa ra. 

Ngoài ra, ba mẹ có thể định hướng cho con theo học tại các trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ. Chương trình học tập được thiết kế đặc biệt và phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và lời nói của mình. Tuy nhiên,  phương pháp này cũng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn; do đó, ba mẹ hãy trao đổi thường xuyên với giáo viên để nắm bắt tình hình và luôn đồng hành cùng con. 

Ba mẹ nên cho trẻ theo học tại các trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ

Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ mang đến lợi ích gì?

Phương pháp dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ là vấn đề mà nhiều chuyên gia và các bậc cha mẹ quan tâm đến. Với trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và lời nói, ba năm đầu đời là giai đoạn lý tưởng để áp dụng các biện pháp can thiệp sớm. Trong khoảng thời gian này, não bộ của trẻ có khả năng thích ứng tốt nhất và cơ hội phát triển tối đa các kỹ năng cũng đạt mức cao nhất. 

Trước đây, các vấn đề về ngôn ngữ và lời nói chỉ được phát hiện khi trẻ đến độ tuổi đi học. Tuy nhiên, nhờ có sự tiến bộ trong nghiên cứu mà chúng ta có thể nhận biết sớm hơn, thậm chí là ngay từ thời thơ ấu của trẻ và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn phát triển tốt nhất của não bộ. 

Ngoài ra, để giúp trẻ bật âm, biết nói sớm, tránh hiện tượng chậm nói hoặc phát hiện sớm rối loạn ngôn ngữ giúp điều trị kịp thời, mẹ cho bé đăng ký ngay POH Acti (0-3 tuổi) nhé

Chương trình có sự tư vấn chuyên sâu 1-1 của giảng viên bất kì khi nào gặp vấn đề giúp con yêu phát triển tối đa tiềm năng sẵn có. 

 Nguồn: Babysparks
 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo