Hội chứng Down và sự phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ

đăng bởi Minh Tâm

Hội chứng Down là một hiện tượng rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ. Hội chứng này khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân và tác động của  nó. Nhiều ba mẹ có con mắc hội chứng Down cần tìm hiểu nhiều hơn để hỗ trợ con một cách tốt nhất.

Trong bài viết này, POH sẽ giúp ba mẹ hiểu nhiều hơn về hội chứng này. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Down là gì? Trẻ bị Down phát triển cảm xúc xã hội như thế nào? Ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ khi con mắc hội chứng Down? Có cần đưa con đến các lớp học cho trẻ bị Down không? Mời ba mẹ đón đọc!

 

 

Hội chứng Down là gì? Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Down là gì? 

Hội chứng Down (trisomy 21) được gây nên bởi tình trạng thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen. Nguyên nhân bé bị Down xuất phát từ tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể di truyền diễn ra phổ biến nhất, khiến người bệnh gặp phải những khuyết tật về thể chất và tinh thần, đồng thời gây ra sự chậm phát triển nhận thức và khiếm khuyết trong học tập. 

Làm sao phát hiện trẻ bị Down? 

Thông thường, gương mặt trẻ bị Down lúc mới sinh sẽ có những đặc điểm dễ nhận biết như sau: 

  • Mặt bẹt, nét mặt phẳng 
  • Mắt xếch, mí mắt căng lên
  • Vành tai dị dạng
  • Đầu và tai nhỏ
  • Da thừa sau gáy
  • Cổ ngắn

Gương mặt trẻ bị Down lúc mới sinh đến khi lớn lên có nhiều đặc điểm dễ nhận biết

Trẻ bị Down phát triển như thế nào? 

Vui vẻ, tình cảm và hòa đồng là những đặc điểm trong trạng thái cảm xúc của trẻ mắc hội chứng Down. Trẻ tương tác với mọi người xung quanh rất tích cực, nhưng vẫn gặp những khó khăn nhất định về kỹ năng giao tiếp và ứng xử. 

 

 

Trẻ bị Down hòa nhập xã hội

Trẻ học tập được rất nhiều thông qua quá trình tương tác với người khác. Ba mẹ và người chăm sóc hãy tận dụng cơ hội này để thúc đẩy nhu cầu tương tác của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động tăng cường kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần học cách dạy trẻ tập trung chú ý. 

Các em bé bị Down thường bị rối loạn tập trung chú ý - nghĩa là không thể tập trung vào một điều gì đó quá lâu. Việc thường xuyên tương tác tập trung thông qua trò chuyện và giao tiếp sẽ giúp trẻ luyện kỹ năng tập trung chú ý. 

Tuy nhiên, ba mẹ lưu ý lựa chọn thời gian thích hợp để tương tác, tránh những thời điểm con cần nghỉ ngơi hoặc không sẵn sàng giao tiếp (vd: giờ đi ngủ). Trẻ mắc hội chứng Down khá nhạy cảm và rất dễ bị kích động. Do đó, nếu cảm thấy không hài lòng thì trẻ sẽ có những phản ứng như bướng bỉnh, tăng động, bốc đồng và cáu kỉnh.

Trẻ bị Down cũng có những lúc vui vẻ và biết cách thể hiện tình cảm

Trẻ bị Down phát triển trí tuệ cảm xúc

Hầu như trẻ nhỏ nào cũng gặp khó khăn trong việc xác định, thấu hiểu và quản lý cảm xúc của mình. Tuy nhiên, trẻ mắc hội chứng Down lại gặp nhiều thách thức hơn trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc và nguyên nhân chủ yếu đến từ việc trẻ chậm phát triển nhận thức và ngôn ngữ.

Đặc biệt, trẻ bị Down thường bộc lộ rõ những trạng thái cảm xúc đặc trưng ở độ tuổi mới biết đi (ví dụ như thất vọng khi không hoàn thành được nhiệm vụ khó, không có được thứ mình muốn hoặc phải chia sẻ đồ chơi với bạn khác).

Với những khó khăn như vậy, trẻ rất cần sự hướng dẫn và hỗ trợ từ những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ. Để giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, ba mẹ cần chú ý đến trạng thái cảm xúc của trẻ và tìm cách hỗ trợ:

  • Ngôn ngữ diễn đạt của trẻ hạn chế, nhất là khi cố gắng bộc lộ sự bối rối hoặc nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác. Hiểu được điều này, ba mẹ hãy để ý xem con có gặp khó khăn gì trong các tình huống thường ngày hay không và hướng dẫn con đúng cách.
  • Miêu tả các tình huống khó bằng trò chơi đóng vai. Trò chơi đóng vai cũng được xem là trò chơi phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ và nên được áp dụng thường xuyên. 
  • Diễn giải cho con hiểu cảm giác là gì, cảm xúc là gì và làm mẫu để con quan sát những cách phản ứng trong từng tình huống cụ thể. Em bé bị Down học tập rất nhanh thông qua việc quan sát; do đó, đây có thể là một cách hữu ích để giúp trẻ luyện kỹ năng tập trung chú ý, vừa làm phong phú thêm trạng thái cảm xúc của trẻ. 

Trò chơi giúp trẻ bị Down phát triển trí tuệ cảm xúc

Đặt giới hạn giúp trẻ phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ bị Down

Ba mẹ và những người chăm sóc luôn muốn mình trở thành nguồn động lực tích cực cho trẻ. Điều đó khiến họ ngần ngại trong việc kỷ luật tích cực, đưa ra các giới hạn mà đôi khi khiến trẻ không thoải mái và thực hiện một cách bị ép buộc. 

Tuy nhiên, kỷ luật là điều cần thiết đối với trẻ ở bất cứ độ tuổi nào và tình trạng phát triển ra sao. Trẻ bị Down cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là một số phương pháp đặt giới hạn cho tất cả các trẻ, và đặc biệt là trẻ mắc hội chứng Down:

  • Đưa ra cho trẻ những phương án để lựa chọn. Nếu con không muốn mẹ mặc quần áo giúp thì hãy đưa ra hai lựa chọn: một là con tự mặc, hai là mẹ mặc giúp con. Khi được tự mình quyết định những điều nằm trong khả năng, trẻ sẽ có những cảm xúc tích cực và nhận ra rằng mẹ đang cho mình cơ hội để phát triển tính độc lập. 
  • Áp dụng cấu trúc câu biểu thị mối quan hệ “nếu...thì”. Nếu trẻ thực hiện những điều mẹ mong muốn thì sẽ được quyền lựa chọn hoạt động tiếp theo. Điều này giúp trẻ hiểu được rằng mọi thứ không diễn ra một cách ngẫu nhiên, nếu muốn có được một điều gì đó thì mình phải cố gắng. 

 

 

  • Đặc điểm của trẻ bị Down là dễ bị phân tâm và sao nhãng. Đây là hạn chế đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là khả năng tập trung chú ý. Tuy nhiên, ba mẹ có thể vận dụng cơ hội này để hướng sự chú ý của con ra khỏi hoạt động không phù hợp và tập trung vào những hoạt động hữu ích hơn. 
  • Luôn cư xử phù hợp và đúng mực. Ba mẹ chính là tấm gương để trẻ soi chiếu và hình thành cách ứng xử phù hợp cho bản thân mình. Do đó, ba mẹ cần để ý đến cách bày tỏ cảm xúc, đối xử hằng ngày với nhau để con có cơ hội quan sát và học tập. 
  • Trẻ bị Down luôn khao khát được tương tác với mọi người xung quanh. Nếu thấy con làm điều gì đó không phù hợp thì ba mẹ cũng không nên phản ứng ngay lập tức vì trẻ có thể sẽ tự dừng hành vi đó để tiếp tục gây sự chú ý. 

Trẻ bị Down rất cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh

Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc Down như thế nào?

Trẻ bị Down có những điểm mạnh và khó khăn riêng về mặt cảm xúc xã hội so với những trẻ phát triển bình thường. Khi con gặp khó khăn trong việc giao tiếp hay thể hiện cảm xúc, ba mẹ sẽ là người ở bên hỗ trợ, đưa ra những hướng dẫn và đặt ra các giới hạn để con có động lực vượt qua. 

Bên cạnh việc hỗ trợ con tại nhà bằng các trò chơi phát triển cảm xúc cho trẻ và các hoạt động luyện kỹ năng tập trung chú ý, ba mẹ cũng cần nhờ đến sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các chuyên gia.

Ngoài ra, ba mẹ còn có thể tìm hiểu các trung tâm hỗ trợ trẻ bị Down hoặc lớp học cho trẻ bị Down gần nhà để hỗ trợ con tốt hơn. Trung tâm giáo dục sẽ thiết kế giáo trình dạy trẻ bị Down đặc thù lồng ghép với các hoạt động bổ trợ. Sự kết hợp giữa các phương pháp hỗ trợ sẽ giúp trẻ bị Down có cơ hội rèn luyện các trạng thái cảm xúc, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng xử.

Nguồn: Babysparks

 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo