Can thiệp sớm - chìa khóa giúp phát huy tối đa tiềm năng ở trẻ rối loạn phát triển

đăng bởi Minh Tâm

Nuôi dạy con là nghĩa vụ và cũng là thiên chức thiêng liêng đối với bất kỳ người cha, người mẹ nào. Ai cũng mong muốn con mình phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ba mẹ phải đối diện với tình trạng trẻ bị rối loạn phát triển, ví dụ như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ…

Dựa vào đâu để xác định dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển? Khi trẻ bị rối loạn phát triển, ba mẹ phải làm gì? Dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển là gì? Mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây! 

 

 

Chẩn đoán trẻ rối loạn phát triển và trẻ chậm phát triển

Ngày nay, việc chẩn đoán dấu hiệu trẻ rối loạn phát triển đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thậm chí, một số hội chứng bất thường như hội chứng Down còn được phát hiện ngay khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Một số vấn đề khác như rối loạn phổ tự kỷ hay rối loạn ngôn ngữ được chẩn đoán ở độ tuổi sơ sinh thay vì trong giai đoạn học tiểu học như trước đây. 

Càng được chẩn đoán sớm thì trẻ rối loạn phát triển càng có cơ hội được tiếp cận với các biện pháp can thiệp và cải thiện được các kỹ năng quan trọng ngay từ khi còn nhỏ. Rối loạn phát triển ở trẻ kéo dài càng lâu và trẻ càng lớn thì những lỗ hổng về sự phát triển càng rộng hơn và càng khó can thiệp. Với những trẻ bị rối loạn phát triển, ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển và chất lượng cuộc sống sau này. 


 Trẻ bị rối loạn phát triển cần được chẩn đoán và can thiệp trong 3 năm đầu

Tại sao 3 năm đầu đời quan trọng đối với trẻ rối loạn phát triển? 

Trong 3 năm đầu đời, não bộ của trẻ đã phát triển bằng 85% kích thước trung bình của não người trưởng thành. Đây là giai đoạn “đầu não cơ thể” nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài hơn bao giờ hết. 

Những tương tác với con người và thế giới xung quanh sẽ có tác động rất lớn đối với chức năng của não bộ. Do đó, những biện pháp can thiệp sớm trước 3 tuổi thường phát huy tối đa tác dụng trong việc cải thiện các kỹ năng quan trọng mà trẻ đang bị thiếu hụt. Sau cột mốc này, rất khó để trẻ rối loạn phát triển có thể đạt được những tiến bộ nhanh chóng và có tính lâu dài.

 

 

Biện pháp can thiệp sớm là gì?

Biện pháp can thiệp sớm được áp dụng cho trẻ chậm phát triển trước 3 tuổi. Các dịch vụ chăm sóc được phối hợp thực hiện bởi nhiều chuyên gia đến từ các lĩnh vực khác nhau: 

  • Nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói
  • Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp
  • Nhà vật lý trị liệu
  • Chuyên gia tâm lý và phát triển nhi khoa
  • Chuyên gia tâm thần nhi khoa
  • Bác sĩ Y khoa

Ví dụ, với trường hợp bé bị hội chứng Down, nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói sẽ đưa ra các biện pháp giúp trẻ luyện phát âm và kỹ năng giao tiếp, chuyên gia vật lý trị liệu giúp trẻ học các thao tác thực hiện nhiệm vụ thường ngày và bác sĩ Y khoa chịu trách nhiệm các vấn đề về tim mạch và hô hấp. 

Các kỹ năng của trẻ có liên quan mật thiết với nhau; vì vậy, các chuyên gia cần phối hợp và bàn bạc cụ thể về tình hình phát triển hiện tại, mục tiêu và quá trình thực hiện để giúp trẻ tiến bộ đồng đều. 

Chuyên gia thăm khám cho trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ

Ba mẹ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng cách nào?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị ba mẹ nên cho con khám sàng lọc tổng quan theo tiêu chuẩn ở các cột mốc 9, 18, 24 và 30 tháng tuổi, đồng thời khám sàng lọc tự kỷ khi được 18 và 24 tháng tuổi. Trong quá trình này, ba mẹ cần nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của chuyên gia Nhi khoa.

Nếu chuyên gia Nhi khoa không yêu cầu thực hiện bất cứ bài đánh giá phát triển nào nhưng ba mẹ vẫn quan tâm đến các vấn đề của trẻ chậm phát triển thì có thể nhờ đến sự tư vấn của nhà trị liệu ngôn ngữ - lời nói, chuyên gia tâm lý và phát triển nhi khoa hoặc chuyên gia tâm thần. Các bác sĩ và chuyên gia sẽ hướng dẫn ba mẹ nhận ra dấu hiệu trẻ chậm phát triển và chẩn đoán trẻ chậm phát triển theo mong muốn của ba mẹ. 

 

 

Ba mẹ có nên để trẻ chậm phát triển tự cải thiện tình hình hay không? 

Với những trẻ chậm phát triển hơn so với các cột mốc tiêu chuẩn, chuyên gia khuyên ba mẹ chờ đợi và hy vọng trẻ sẽ tự cải thiện các kỹ năng. Trên thực tế, có một số trẻ đã làm được điều phi thường. Tuy nhiên, con số này là không nhiều và để chắc chắn hơn thì ba mẹ vẫn nên nhờ đến các biện pháp can thiệp sớm. 

Nếu phát hiện con có những vấn đề bất thường về phát triển như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị rối loạn hành vi, hãy chẩn đoán và can thiệp sớm trong vòng ba năm đầu đời. 

Một số trẻ chậm phát triển có thể tự cải thiện kỹ năng

Ba mẹ có trẻ chậm phát triển cần lưu ý gì? 

Nếu bác sĩ chẩn đoán trẻ rối loạn phát triển và trẻ chậm phát triển, ba mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác thất vọng và lo lắng. Tâm lý chung là vậy, nhưng ba mẹ hãy cố gắng bình tĩnh vì chỉ có hành động thực tế mới giúp được con vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

Ba mẹ sẽ tìm thấy sự đồng cảm và hỗ trợ nhiệt tình từ các nhóm hỗ trợ ba mẹ có bé chậm phát triển. Cộng đồng này được lập ra như một diễn đàn để các bậc phụ huynh chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc hỗ trợ con bắt kịp các cột mốc phát triển. Ba mẹ sẽ biết được cách dạy trẻ rối loạn phát triển, những trò chơi can thiệp sớm hoặc các trường can thiệp sớm phù hợp với con. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm hỗ trợ sẽ mang lại những thông tin hữu ích và hướng dẫn thực tế, giúp ba mẹ thấy tích cực hơn, hi vọng nhiều hơn và hiểu rõ mình cần làm gì để hỗ trợ tốt nhất cho con. 

Nguồn: Babysparks

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo