Hội chứng Down và những ảnh hưởng đến phát triển vận động

đăng bởi Minh Tâm

Với những ba mẹ có con mắc hội chứng Down, kỹ năng vận động là yếu tố được quan tâm khá nhiều. Điểm chung của những trẻ bị Down là chậm phát triển vận động. Nghiên cứu chỉ ra rằng đa số em bé bị Down vẫn phát triển các kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thường ngày, nhưng cần nhiều thời gian hơn để luyện tập so với những em bé phát triển bình thường. 

Tại sao trẻ bị Down lại chậm phát triển vận động và ba mẹ cần làm gì để hỗ trợ? Mời ba mẹ đọc bài viết để có thêm những thông tin hữu ích! 

 

 

Trẻ bị Down phát triển như thế nào? Tại sao trẻ bị Down lại chậm phát triển vận động?

Trẻ mắc hội chứng Down thường yếu ớt, trương lực cơ toàn thân giảm (cơ bắp đàn hồi kém), các khớp ở tay chân lỏng lẻo, và gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đây là nguyên nhân bé bị Down chậm phát triển vận động hơn so với những trẻ khác. Đối mặt với tình trạng này, nhiều trẻ bị Down cố gắng bắt kịp tốc độ phát triển và vô tình làm giảm tốc độ phát triển của các kỹ năng vận động. 

Một nghiên cứu về độ tuổi trẻ mắc hội chứng Down đạt được từng cột mốc vận động thể chất đã được thực hiện. Kết quả cho thấy 10% trong tổng số trẻ được nghiên cứu đạt cột mốc biết đứng và biết đi trước 3 tuổi. Trong khi đó, có tới 95% đạt được trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi.

Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ bị Down cần gấp đôi thời gian để phát triển các kỹ năng vận động so với những trẻ phát triển bình thường. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác (vd: phẫu thuật do các vấn đề liên quan đến tim mạch) cũng góp phần dẫn đến sự chậm phát triển vận động ở trẻ mắc hội chứng Down. 

>> Hội chứng Down và sự phát triển cảm xúc xã hội ở trẻ

Trẻ bị Down thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng

 

 

Hỗ trợ trẻ bị Down phát triển vận động như thế nào? 

Không hối thúc con

Khi hỗ trợ con, ba mẹ cần tập trung vào các nguyên tắc cơ bản về phát triển vận động (bao gồm tư thế chuẩn, dáng đi chuẩn và điều khiển chân linh hoạt) hơn là buộc con phải đạt được những cột mốc nhất định. Chuyên gia trị liệu vật lý có chuyên môn cao sẽ hỗ trợ ba mẹ theo sát tiến trình giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động. 

Tập trung vào sở thích của con

Sở thích sẽ làm tăng khả năng tập trung và sự thích thú của con. Vì thế, ba mẹ hãy tìm hiểu xem con thích chơi với đồ vật nào, thấy thoải mái với tư thế bò hay ngồi... để tổ chức những trò chơi vận động phù hợp với con. 

Các hoạt động yêu thích nên được lồng ghép vào quá trình luyện tập các kỹ năng vận động để con hứng thú và có thêm động lực. Ví dụ, những trò chơi vận động ngoài trời vừa giúp con thoải mái tinh thần, vừa có cơ hội rèn luyện kỹ năng đứng, đi và chạy nhảy. 

 

 

Lắng nghe nhu cầu của con

Khi quan sát và lắng nghe nhu cầu của con, ba mẹ sẽ biết mình cần làm gì để hỗ trợ con một cách tốt nhất. Thể lực yếu cộng với việc vận động quá lâu sẽ làm con mệt. Khi đó, ba mẹ hãy cho con ăn uống và nghỉ ngơi. Lượng thời gian bỏ ra không quan trọng bằng việc con đã tập luyện ra sao và tích lũy được những kỹ năng gì.

Khen ngợi và động viên con

Ba mẹ nên lồng ghép các bài tập hoặc kỹ năng vận động vào trò chơi và giải thích cho con hiểu mục tiêu của trò chơi. Sau đó, ba mẹ sẽ chơi cùng con và khuyến khích con tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, hãy dành cho con những lời khen vì nỗ lực và kết quả đạt được vì con hoàn toàn xứng đáng.

Ba mẹ hãy để trẻ được khám phá sở thích của bản thân

Ngoài những biện pháp kể trên, ba mẹ có thể cho con tham gia lớp học cho trẻ bị Down hoặc tìm kiếm các trung tâm hỗ trợ trẻ bị Down thông qua nguồn thông tin trên internet, hoặc nhờ người thân, bạn bè giới thiệu.

Giáo trình dạy trẻ bị Down được thiết kế đặc biệt với các hoạt động bổ trợ hữu ích cho quá trình luyện tập các kỹ năng vận động của trẻ. Thêm vào đó, môi trường có nhiều bạn bè mắc cùng hội chứng cũng giúp trẻ có thể động lực để học tập và thực hành các kỹ năng.  

Phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ bị Down

Chuyên gia vật lý trị liệu có chuyên môn về hội chứng Down sẽ đánh giá tình trạng của trẻ và lên kế hoạch để cải thiện thể lực, kỹ năng vận động, kỹ năng giữ thăng bằng và phối hợp các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, huấn luyện viên thể lực sẽ đưa ra những lời khuyên để điều chỉnh tốc độ luyện tập sao cho phù hợp nhất với trẻ. 

Nguồn: Babysparks

 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo