Gợi ý cách tương tác giúp trẻ sơ sinh phát triển ngôn ngữ từ sớm

đăng bởi Tiên Tiên

Ở thời kỳ tiền ngôn ngữ này, để giúp bé lắng nghe ngôn ngữ hỗ trợ quá trình nói của bé tốt hơn, ba mẹ chú ý một số điểm sau:

1. Kiểm tra các bộ phận cơ thể liên quan tới việc nói: 

Thính giác (có hướng về phía âm thanh, hai bên nghe có đều nhau…). 

Sự phát triển vận động: Sự phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn nhỏ phụ thuộc lớn vào sự phát triển của hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản…). Nếu hệ hô hấp của bé non yếu, bé khó hấp thu đủ không khí để phát ra âm thanh to và kéo dài, khiến bé không dễ dàng giao tiếp với những người xung quanh.

Cách hiệu quả nhất để tăng cường sự phát triển ngôn ngữ chính là cải thiện hệ hô hấp chưa hoàn thiện của bé thông qua vận động. Vì thế, ba mẹ cần hỗ trợ bé phát triển vận động phù hợp với độ tuổi.

2. Chú ý về việc tạo môi trường ngôn ngữ:

2.1 Bé lắng nghe ngôn ngữ từ môi trường xung quanh:

  • Tương tác mắt: Khi tiếp xúc với bé, ba mẹ nên ngồi xuống, cúi xuống, hay làm bất kỳ điều gì để khuôn mặt ở ngang tầm mắt của bé. Có thể bạn phải di chuyển cơ thể của bạn hay cơ thể của bé để thực hiện được điều này.

Việc này hỗ trợ rất nhiều khả năng tương tác mắt, giúp bé dễ dàng nhìn thấy khẩu hình miệng của người lớn.

  • Ngôn ngữ - Gọi tên bé khi nói chuyện. Ưu tiên vừa nói vừa có hình ảnh đi kèm để bé dễ dàng liên kết giữa sự vật và ngôn ngữ miêu tả sự vật đó. Nếu không có hình ảnh đi kèm, chú ý ngôn ngữ cơ thể:
  • Khuôn mặt và giọng nói của ba mẹ nên sinh động nhất có thể: cường điệu khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ, thay đổi tốc độ, âm lượng và ngữ điệu của câu nói.
  • Sử dụng cử chỉ và chuyển động cơ thể thật chậm, rõ ràng và đôi khi cần dừng lại để tạo điểm nhấn khi giao tiếp với bé. (Ví dụ: Lắc đầu -> kéo dài thời gian lắc; tròn miệng ngạc nhiên và bật âm a a a -> kéo dài thời gian tròn miệng và bật âm a a a)..
  • Chỉ tay: nếu đang chỉ tay, ba mẹ chú ý chỉ lâu hơn để giúp bé hướng tới vật tương tác và lắng nghe ngôn ngữ. Khi bạn và bé cùng hướng về một vật, hiệu quả tương tác sẽ tăng lên.
  • Ngôn ngữ - sử dụng từ khóa: nói rõ ràng, và ngắn gọn thông tin để bé dễ dàng lắng nghe và nắm bắt (cụm từ đơn, cụm từ ngắn gọn, ví dụ: Bon ơi, đây là chìa khóa, chìa khóa- nhắc lại và chỉ tay vào chìa khóa).
  • Theo dõi để bé hướng về phía bạn: Bé không nhất thiết phải nhìn chằm chằm về phía bạn khi đang giao tiếp. Việc bé quay đầu hay quay người sang hướng của bạn cũng đang thể hiện bé đang chú ý tới bạn. 

Mời mẹ tham khảo: Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp 

Mẫu câu gợi ý: Ở giai đoạn 0-1 tuổi, cha mẹ có thể nói chuyện theo các bước sau:

- Bước 1: Cha mẹ giới thiệu về đồ vật, để bé nhận biết từng đồ vật

Sử dụng mẫu câu “Đây là …” để giới thiệu đồ vật- giúp bé liên kết giữa hình ảnh và ngôn ngữ nói.

- Bước 2: Bé nhận biết đồ vật - tên gọi và chỉ tay được đồ vật;

Sử dụng mẫu câu “Chỉ cho …” -  bé xác nhận tên gọi cho đồ vật.

- Bước 3: Bật âm và tập nói từ đơn

Sử dụng câu hỏi "Đây là cái gì?” - bé diễn đạt thành lời tên gọi tương ứng với đồ vật và bước đầu nhớ hình ảnh được giới thiệu.

dạy bé biết nói sớmGiúp bé biết nói sớm

Ví dụ: Giới thiệu cho bé nghe về quả cam, quả táo.

  • Bước 1: Đây là quả cam (tay mẹ chỉ quả cam); Đây là quả táo (tay mẹ chỉ quả táo). 

Bước 1 thực hiện nhiều lần trong nhiều ngày giúp bé nhận biết từng đồ vật. 

  • Bước 2: Chỉ cho mẹ quả cam đâu? Chỉ cho mẹ quả táo đâu?

Bước 2 thường làm khi bé bắt đầu biết chỉ tay và đã nhận biết được 1 số đồ vật cơ bản xung quanh.

  • Bước 3: Đây là quả gì? (tay mẹ chỉ vào quả táo). Mẹ nói “táo” để bé nói theo.

Bước 3 thường thực hiện khi bé bắt đầu biết bật âm.

2.2 Ba mẹ lắng nghe bé khi giao tiếp:

Khi bé biết bạn đang lắng nghe, bé sẽ nỗ lực tìm cách giao tiếp thường xuyên với bạn.

Lắng nghe bé khi bé ê a, nói từ không rõ nghĩa khi nói chuyện là một tín hiệu quan trọng để bé hiểu mình đang được lắng nghe tích cực. 

  • Lặp lại lời bé vừa nói (ví dụ bé bật âm: ê ê ê, mẹ nói: con vừa nói ê ê ê à? và cười thân thiện với bé)
  • Giải nghĩa từ của bé (ví dụ bé nói baba ba, mẹ có thể hỏi lại: con đang gọi ba đúng không? Và tay mẹ chỉ vào ba (bố) để làm dấu hiệu cho bé biết.

Đây là cách lồng ý nghĩa vào những âm thanh cụ thể mà bé thường lặp lại.

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thông báo cho bé biết người lớn đang lắng nghe: nhìn vào mắt, chờ đợi bé nói hết, tiến lại gần hơn với bé (thiết lập khoảng cách giao tiếp thích hợp)...
  • Diễn tả những cảm xúc thông thường bằng lời:

        + bé khóc và chỉ tay lên cốc nước ⇒ người lớn đến gần và chỉ tay vào cốc nước cùng bé: Có phải con muốn lấy cốc nước để uống không?

         + bé cười và cầm đồ chơi ⇒ người lớn nói: À, con đang vui vì được cầm xúc xắc của con; cười theo bé….

2.3 Dạy nói: 

Trong giai đoạn từ 0-1 tuổi, khi lựa chọn từ vựng để nói nhiều lần với bé trong suốt quá trình lắng nghe, ba mẹ nên ưu tiên lặp lại các từ vựng giúp bé:

  • Bé đạt được những gì bé cần, bé muốn: danh từ (đồ chơi yêu thích, món ăn yêu thích, hoạt động thường ngày diễn ra, những người bé yêu quý…)
  • Bé diễn tả được các hoạt động lặp lại thường ngày (động từ): bật bóng đèn, cầm đồ chơi, em bé khóc...
  • Bé diễn tả được cảm xúc của bản thân (tính từ): vui, buồn, tức giận...

Khi nói từ vựng, lời nói nên kèm hành động hoặc ngôn ngữ cơ thể để bé liên kết giữa ngôn ngữ- hình ảnh mô tả đi kèm dễ dàng hơn.

Khi bé bắt đầu bập bẹ được theo tiếng nói của người lớn, tự nói được, thì người lớn có thể chuyển từ đơn sang từ ghép (ví dụ: ghế ⇒ cái ghế, vui ⇒ mẹ vui…)

Nguồn: Cô Nguyễn Hương - Tác giả chương trình POH ACTI: Phát triển giác quan - vận động - ngôn ngữ cho trẻ 0-1 tuổi: Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo