4 bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp

đăng bởi Minh Tâm

 

Tummy time nói dễ hiểu là hoạt động nằm sấp ở trẻ sơ sinh dưới sự giám sát và hỗ trợ của người lớn.

Bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển vận động của bé. Có lẽ chính vì thế mà ba mẹ được khuyến khích cho bé tham gia hoạt động tummy time. 

Nhưng nếu bé không thích tummy time, bé khóc và không chịu nằm yên khi được mẹ đặt nằm sấp?

Có những trẻ ngủ nằm sấp, nhưng lại không chịu nằm sấp khi thức chơi. Mẹ cũng đau đầu lắm đây. 

Làm sao để không bỏ qua lợi ích cho trẻ nằm sấp đây? POH sẽ gợi ý các bài tập tummy time và hướng dẫn ba mẹ cách tập tummy time cho bé.

Mẹ yên tâm nhé vì 4 tư thế nằm sấp cho trẻ sơ sinh và hướng dẫn cách tập Tummy time sau đây sẽ giúp bé phát triển vận động không kém gì đâu. 

>> Tập Tummy time cho trẻ sơ sinh

 

 

Cũng giống như hoạt động tummy time, 4 tư thế nằm sấp này hỗ trợ quá trình hình thành và làm chắc khỏe các vùng cơ, tạo nền tảng vững chắc để bé phát triển tất cả các kỹ năng vận động. 

4 bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh

Tư thế 1: Nằm nghiêng

Mẹ tập cho bé vận động ở tư thế nằm nghiêng

Đặt bé nằm nghiêng là tư thế tuyệt vời nếu ba mẹ không thể thực hiện bài tập cho bé nằm sấp. Mẹ nhớ đổi bên cho bé để tạo điều kiện phát triển đều cho vùng cơ ở cả hai bên nhé!

Cách đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng như sau: mẹ đặt bé nằm nghiêng sao cho hai tay của bé đặt trước mặt, đồng thời đặt chăn mềm hoặc khăn mềm phía sau lưng và ở sau đầu con. Sau đó, mẹ cũng nằm nghiêng, đối diện với con để con nhìn thấy. 

Thời gian tummy time cho bé sơ sinh là khoảng thời gian tuyệt vời để mẹ vừa tương tác với bé, vừa giúp bé phát triển cơ và kỹ năng vận động. 

Tư thế 2: Nằm sấp trên đùi mẹ

Nằm sấp trên đùi mẹ thích lắm mẹ ơi!

Em bé thích được gần gũi và tương tác với những người thân yêu. Nhưng cũng hơi khó cho bé vì bé không thể ngẩng đầu đủ cao để nhìn thấy người đang trò chuyện cùng mình. Vậy thì hãy cho bé thử ngay tư thế nằm sấp trên đùi mẹ!

Hướng dẫn cách đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên đùi mẹ: mẹ tập cho bé nằm sấp trên đùi và dùng tay để giữ hoặc vỗ nhẹ nhàng. Như vậy cũng đủ để bé cảm thấy ấm áp và gắn kết với mẹ rồi. 

Mẹ có thể đặt gương hoặc đồ chơi ngang với tầm mắt của bé (hoặc cao hơn một chút xíu) để bé hứng thú hơn.

Hoạt động này còn hỗ trợ trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm khi cố gắng nhìn lên để quan sát đồ vật trước mặt. 

Tư thế 3: Nằm sấp trên bụng mẹ

Nằm sấp trên bụng mẹ cũng vui lắm á!

Tư thế trẻ nằm sấp trên bụng mẹ giúp hai mẹ con nhìn thấy nhau rõ hơn. Mẹ biết không bé rất thích nhìn thấy khuôn mặt mẹ đấy nhé.

Điều đó mang lại cảm giác an toàn và gắn kết trong suốt thời gian tập cho bé nằm sấp. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh thích nằm sấp trên bụng mẹ. 

Có nhiều mẹ hỏi:“Trẻ 4 tháng nằm sấp được bao lâu?”. Câu trả lời còn tùy thuộc vào mức độ hứng thú mà hoạt động này mang đến cho bé nữa.

Khi mẹ và con mặt đối mặt, mẹ hãy mỉm cười, trò chuyện, tạo nét mặt hài hước để bé thích thú và duy trì hoạt động tummy time lâu hơn. 

Cách tập tummy time cho bé như sau: mẹ nằm xuống bề mặt phẳng hoặc kê phần trên của cơ thể với một chiếc gối mềm.

Sau đó mẹ đặt bé lên bụng trên hoặc phần ngực dưới. Khi đó, mẹ hãy trò chuyện, hát hoặc lắc lư món đồ chơi yêu thích trước mặt bé. Bé chắc chắn sẽ rất thích thú.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ?

POH hoàn toàn không khuyến khích Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ trên bụng mẹ hoặc Trẻ ngủ nằm sấp vì những lý do liên quan đến an toàn ngủ và hội chứng đột tử sơ sinh SIDS.

Trẻ cần được nằm ngửa, trên mặt phẳng cố định để hạn chế tối đa nguy cơ SIDS xảy ra trong lúc ngủ.

Tư thế 4: Nằm sấp trên cánh tay

Em đung đưa theo nhịp bước của mẹ

Tương tự như tư thế nằm sấp trên đùi mẹ, tập cho bé sơ sinh nằm sấp trên cánh tay cũng giúp bé cảm nhận được sự an toàn và ấm áp. Hơn nữa, mẹ có thể bế bé đi xung quanh và đung đưa cho bé thích thú. 

Mẹ đỡ nhẹ phần ngực và bụng của bé bằng cánh tay và bàn tay, đồng thời giữ bé, đung đưa và bế bé đi trong khi tập cho bé nằm sấp. 
 

 

4 bài tập cho bé nằm sấp này giúp bé luyện tập vùng cơ ở phần trên của cơ thể. Lâu dần sẽ giúp bé thích thú hơn với hoạt động tummy time truyền thống.

Mỗi khi có cơ hội, mẹ hãy đặt bé xuống sàn trong tư thế nằm sấp rồi từ từ để bé tự giữ vững vị trí của cơ thể mà không cần mẹ đỡ nữa. 

Kỹ năng vận động là nền tảng phát triển cực kỳ quan trọng của bé. POH Acti (0-3 tuổi) được xây dựng với 69 mốc vận động thô (trong đó có hoạt động tummy time), 9 mốc tập nói, 60 mốc vận động tinh... kèm bài tập đi kèm từng mốc cụ thể. Mẹ tham khảo POH Acti (0-3 tuổi) ngay hôm nay để xây dựng môi trường Vật lý giúp bé phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có nhé!

Nguồn: Babysparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo