Gợi ý tương tác với trẻ sơ sinh - Phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội

đăng bởi Tiên Tiên

Phát triển cá nhân - xã hội là khả năng bé biết được nhu cầu và cảm xúc của bản thân cũng như tương tác với những người xung quanh. 

Trong suốt thời kỳ từ 0-9 tháng, các kỹ năng về nhận biết nhu cầu, cảm xúc, hay thiết lập các mối quan hệ tương tác với những người xung quanh của bé đều được phát triển thông qua những người chăm sóc bé hàng ngày (bố, mẹ, bà…)

1. Một số mốc phát triển trong lĩnh vực cá nhân - xã hội của bé:

  • Mới sinh: Mỉm cười tự nhiên; nhìn mặt mẹ và người bế trẻ
  • 20 ngày: Cười đáp lại biểu cảm gương mặt người khác
  • 1 tháng: nhìn thấy bàn tay
  • 3 tháng: Nhận biết được mẹ
  • 4 tháng: Tự vươn tay hướng với để đồ chơi; biết nhận ra người lạ; bắt đầu thích ú òa; biết soi bản thân trong gương và làm một số động tác trước gương.
  • 5 tháng: Tự tìm đầu ti mẹ hoặc tập cầm bình sữa để ti; bắt đầu biết biểu lộ cảm xúc cười khi người lớn hát cho nghe.
  • 6 tháng: Bắt đầu biết trốn khi gặp người lạ; bắt đầu có thể làm một vài động tác phụ họa theo người lớn (nếu được người lớn hướng dẫn).
  • 7 tháng: Vẫy tay tạm biệt; bắt chước vỗ tay; biết nhớ người thân; khi bị lấy mất đồ vật mình đang chơi thì biết thể hiện sự phản kháng.
  • 8 tháng: Thể hiện như cầu; soi gương biết tự cười với mình trong gương; cầm cốc...
  • 9 tháng: Uống nước bằng cốc; người lớn hướng dẫn mặc quần áo bắt đầu biết dang tay; biết trốn vào lòng khi xấu hổ; khi thấy người thân bắt đầu biết khóc to gọi hoặc dang tay đòi; chơi ú òa thì tự biết che mặt để người lớn cười;...
  • 10 tháng: Chơi với những người xung quanh; biết dùng ngôn ngữ cơ thể để bắt chước bướm bay, hôn gió, cúi đầu chào, bắt tay… khi được hướng dẫn…
  • 11-12 tháng: Bắt đầu biết vỗ tay theo nhịp; thích chơi cùng các bạn khác; tự cầm củ quả lên miệng ăn thành thạo; tự bưng cốc nước nhỏ lên có thể tự uống; mặc quần: biết giơ chân lên để người lớn xỏ; đội mũ: biết cầm mũ đưa cho người lớn; học cách sử dụng thìa…

>> Gợi ý tương tác với trẻ sơ sinh - Phát triển vận động thô

2. Một số chú ý về tương tác hỗ trợ bé phát triển cảm xúc- cá nhân - xã hội:

Cách người lớn “lùi lại một chút” để giúp con phát triển các kỹ năng cảm xúc - cá nhân - xã hội cần thiết:

  • Quan sát để hiểu mong muốn của bé trong thời điểm đó;
  • Hướng dẫn bằng lời;
  • Chấp nhận rằng bé sẽ chưa làm được ngay, chấp nhận sẽ xảy ra lỗi, chấp nhận việc “bẩn”, “chưa hoàn hảo”; tôn trọng khả năng của em bé trong thời điểm đó.
  • Giảm dần sự hỗ trợ trong từng hoạt động, để bé dần dần tự hoàn thiện kỹ năng;
  • Chờ đợi bé làm, hỗ trợ khi bé cần; là điều vô cùng quan trọng, để người lớn trao cho em bé niềm tin rằng: Thế giới này an toàn và mời gọi con khám phá. Quá trình từng bước hỗ trợ để bé tự hoàn thiện những công việc chăm sóc bản thân đơn giản, chính là quá trình người lớn hỗ trợ bé hình thành niềm tin và tình yêu với bản thân: bé có thể chăm sóc được chính mình.

Khi hướng dẫn bằng lời để đồng hành hỗ trợ bé trong các hoạt động chăm sóc cơ thể như ăn- ngủ- ị - tè, người lớn trong nhà phải thống nhất quan điểm giáo dục và chú ý các nguyên tắc:

  • Làm từng bước một: Các hoạt động khi giới thiệu cho bé quan sát luôn rõ ràng từng động tác; mỗi thời điểm chỉ làm 1 hành động để bé hiểu và dễ dàng bắt chước được từng bước.
  • Lặp lại khi hướng dẫn con: người lớn hướng dẫn bé thì có nhắc lại nhiều lần để bé quan sát. 
  •  Tăng lên một độ khó: Trong 1 chuỗi bài học, mỗi bài học chỉ tăng lên 1 độ khó.

Ví dụ: Hướng dẫn bé xỏ tay vào ống áo:

  • Ban đầu, giới thiệu nhiều lần về chiếc áo và cấu tạo áo, mẹ sẽ làm gì với chiếc áo và cơ thể của con, luôn nhắc con: Con giơ tay ra, xỏ tay vào áo (dù bạn chưa giơ tay được)
  • Giai đoạn sau, tập trung vào ống áo và cách con xỏ tay vào ống áo: cho con chỉ ống áo đâu, con thò tay vào đầu áo nào?
  • Giai đoạn tiếp theo, gợi ý nhắc con giơ tay lên mỗi khi có ống áo.

Chú ý khi trò chuyện:

Thông qua trò chuyện hàng ngày, bé sẽ liên kết được hành động và ngôn ngữ đi kèm. Điều này giúp hỗ trợ quá trình lắng nghe ngôn ngữ - phản xạ ngôn ngữ bằng lời của bé tốt hơn.

  • Mô tả điều sẽ xảy ra với bản thân bé: điều người lớn sẽ làm/ người lớn sẽ chuẩn bị đồ để thực hiện hoạt động. Sau khi được giới thiệu nhiều lần, bé sẽ nắm bắt được một số quy luật sẽ xảy ra ở tương lai với mình. 

Ví dụ: Trước khi mẹ mặc bỉm cho bé, mẹ nói chuyện: Mẹ sẽ mặc bỉm cho con, mẹ sẽ đi lấy một cái bỉm mới... Bây giờ mẹ sẽ tháo bỉm bén người con ra nhé. Con duỗi chân xuống nào…

  • Mô tả hành động mà bé đang làm: Việc bố mẹ mô tả hành động bé đang làm sẽ giúp bé liên kết được hành động và ngôn ngữ tốt hơn.
  • Thông báo trước khi làm việc liên quan tới bé (còn gọi theo cách khác đó là “Xin phép bé”). Sau khi được giới thiệu nhiều lần, bé sẽ nắm bắt được một số quy luật sẽ xảy ra ở tương lai với mình. 

Ví dụ: Trước khi mẹ mặc bỉm cho bé, mẹ nói chuyện: Mẹ sẽ mặc bỉm cho con, mẹ sẽ đi lấy một cái bỉm mới... Bây giờ mẹ sẽ tháo bỉm bén người con ra nhé. Con duỗi chân xuống...

  • Tránh việc giải thích hay nói chuyện bằng cách đổ lỗi: Ba mẹ hãy mô tả chính xác điều đang diễn ra với bé. Ví dụ: bé 11 tháng tập đi, va vào ghế bành và ngã đau, khóc, thì nên nói điều gì với bé? Ba mẹ có thể tham khảo:

Bước 1: Ghi nhận vấn đề: À, Na va vào ghế bành, bị ngã đau, Na khóc. (ôm Na vào lòng để an ủi). Na bị đau ở đâu? Ừ, Na đau, nên rơi nước mắt đây này. Sai lầm phổ biến là người lớn nói: Con ngã vì tại cái ghế, đổ lỗi tại cái ghế; giải pháp sẽ là đánh cái ghế để con đỡ đau. Con hết khóc vì ghế bị đánh.

Bước 2: Tìm hiểu lý do: Vì sao mình lại ngã nhỉ? À, vì Na va vào ghế đấy. Ghế đang đặt ở đây, Na va vào ghế (tay mẹ chỉ ghế).

Bước 3: Gợi ý và đồng hành cùng con cách giải quyết: Thế bây giờ Na bớt đau chưa? Con có muốn dắt tay mẹ cùng đi để không va vào ghế một lần nữa không?

Việc giải thích sai hoặc né tránh lý do thực tế, không công nhận cảm xúc thực của bé có thể lúc đó bé sẽ bớt lo lắng, bớt khóc quấy nhanh. 

Tuy nhiên sau nhiều lần được lý giải mọi việc xảy ra với bé, đều lại tại người khác, tại vật khác, sẽ khiến bé dần hình thành tư duy đổ lỗi cho thứ khác mà không biết cách khách quan nhìn nhận vấn đề. Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tiến trình phát triển tư duy của bé.

Nguồn: Cô Nguyễn Hương - Tác giả chương trình POH ACTI: Phát triển giác quan - vận động - ngôn ngữ cho trẻ 0-1 tuổi: Hiệu trưởng trường mầm non Quốc tế FTF

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo