Các lý thuyết về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Liệu rằng trẻ em vốn được sinh ra với khả năng tự học ngôn ngữ? Hay phải chăng ngôn ngữ là tất cả những gì học được từ người khác?

Những câu hỏi này là một phần của cuộc tranh luận rằng khả năng ngôn ngữ của con người là do tự nhiên hay phải trải qua quá trình nuôi dưỡng và khuyến khích? Rất nhiều các nhà nghiên cứu đã tranh cãi về vấn đề này trong nhiều thập kỷ.

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành qua nhiều giai đoạn. Việc hiểu được cơ sở và các giai đoạn hình thành ngôn ngữ sẽ giúp ba mẹ định hướng được sự hỗ trợ của mình đối với quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Điều này cũng đặc biệt quan trọng với trẻ đang gặp các nguy cơ về chậm phát triển ngôn ngữ và tự kỷ.

Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ như thế nào?

Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ như thế nào?

Hãy cùng xem qua ba lý thuyết lớn về sự phát triển của ngôn ngữ và ý nghĩa của chúng để xem đâu là lý thuyết mẹ cảm thấy tin tưởng nhất. Ba lý thuyết của phát triển ngôn ngữ

Thuyết bẩm sinh (Nativist theory)

Để giải thích sự hình thành ngôn ngữ ở trẻ, thuyết bẩm sinh cho rằng chúng ta được sinh ra với một vùng cụ thể để học ngôn ngữ trong não.

Theo thuyết này, vùng đặc biệt đó chỉ có nhiệm vụ là học ngôn ngữ. Những người theo thuyết này chỉ vào “chương trình sinh học” để giải thích cho sự thực rằng trẻ em trên khắp thế giới đạt được các mốc quan trọng về ngôn ngữ ở một độ tuổi tương tự nhau.

Những người ủng hộ thuyết này cũng tin rằng trẻ em có khả năng hiểu được các quy tắc về ngữ pháp cơ bản, như kết hợp danh từ với động từ để tạo nên một câu.

Những người theo thuyết bẩm sinh tin rằng trẻ em sẽ học được ngôn ngữ dù gặp bất cứ điều gì xảy ra và ở trong bất cứ môi trường nào chúng lớn lên.

Thuyết hành vi

Thuyết hành vi cho rằng ngôn ngữ phát triển như kết quả của các hành vi cụ thể, như bắt chước những gì bé nghe được và đáp lại những phản hồi mà bé nhận được.

Ví dụ, khi bé nói “lên” và bố mẹ bế bé lên, nghĩa của từ “lên” sẽ được củng cố. Hay, khi bé gọi con ngựa vằn là con ngựa, và người chăm sóc bé sửa lại “Không, đấy là con ngựa vằn”.

Với những người theo thuyết hành vi, việc học ngôn ngữ là tất cả những gì thuộc về trải nghiệm trực tiếp của bé với môi trường.

Thuyết tương tác

Thuyết tương tác cho rằng không chỉ có mỗi khả năng sinh học tự nhiên hay hành vi đơn thuần định hình việc học ngôn ngữ, mà có sự kết hợp của cả hai.

Thay vì việc có một khu vực của não bộ dành riêng cho ngôn ngữ, những người theo thuyết này tin rằng trẻ sử dụng cùng một phần bộ não để học ngôn ngữ cũng như học các kỹ năng khác.

Việc học ngôn ngữ cũng phụ thuộc lớn và những tương tác có ý nghĩa với cha mẹ và những người chăm sóc khác giúp thúc đẩy bé hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Họ nhấn mạnh vào giá trị của sự tập trung chung. Trong đó trẻ và cha mẹ cùng tập trung và một thứ trong khi cũng tương tác với những người khác.

Điều đáng nói là đừng cho rằng trẻ sẽ học ngôn ngữ một cách tự nhiên cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Thay vào đó, mẹ hãy điều chỉnh và cung cấp những trải nghiệm ngôn ngữ phong phú cho con để đảm bảo trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình tốt hơn.

Nguồn: BabySpark

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo