Sự phát triển kỹ năng ngồi của trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Kỹ năng tự ngồi mang đến cho con một cái nhìn mới về thế giới và cảm giác tự lập. Các cơ bắp ở lưng, bụng, cổ và chân sẽ phát triển dần dần để giúp con ngồi vững.

Các cơ và các chi cũng phối hợp tốt hơn giúp con không bị ngã. Con sẽ nhanh chóng tìm được vị trí đặt chân để ngồi thoải mái. Kỹ năng ngồi chính là cơ sở để con học bò, đi và đứng. Một khi trẻ có thể ngồi tự chơi vui vẻ, con sẽ nhanh chóng tập các kỹ năng còn lại.

 

Khi nào bé biết ngồi?

Con sẽ học cách tự ngồi dần dần trong khoảng 3 tháng đến 9 tháng tuổi. Các cơ bắp của con cũng không ngừng phát triển và cứng cáp vào khoảng 6 đến 7 tháng tuổi. Đây là sự chuẩn bị cho kỹ năng ngồi của con.

Tuy nhiên, bé chưa giữ được thăng bằng và vẫn sẽ ngã nếu nghiêng sang một bên để với đồ vật. Khi con được khoảng 8 tháng tuổi, con sẽ có thể ngồi và giữ thăng bằng tốt mà không cần sự hỗ trợ.

Gần như tất cả các em bé có thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi.

Bé tập ngồi như thế nào?

Mặc dù mẹ có thể hỗ trợ con trong việc tập ngồi ngay từ khi con đủ tháng tuổi. Nhưng phải đến khi con có thể kiểm soát được đầu của mình thì trẻ mới bắt đầu ngồi một cách tự lập.

Dưới đây là quá trình học kỹ năng ngồi của trẻ.

Trẻ 3 tháng đến 4 tháng 

Các cơ cổ và đầu của trẻ sẽ cứng cáp nhanh chóng. Từ lúc này, con sẽ học cách ngẩng đầu lên khi nằm sấp. Sau đó bé sẽ tìm ra cách chống hai tay lên và nâng ngực lên khỏi sàn, giống như tư thế chống đẩy vậy.

>> Ảnh hưởng không ngờ khi tập ngồi sớm/ muộn

 

Việc ngẩng đầu khi nằm sấp của bé có tác dụng gì trong quá trình phát triển sau này?

Trẻ 5 tháng đến 6 tháng

Trẻ năm đến sáu tháng tuổi có thể tựa vào mẹ để ngồi vững, ngẩng đầu lên và thẳng lưng. Trẻ cũng có thể ngồi trong tư thế kiềng ba chân, hai chân ở hai bên và hai tay vươn về phía trước để hỗ trợ.

Một số em bé có thể ngồi một lúc mà không cần tựa vào mẹ. Nhưng mẹ vẫn phải luôn theo sát con đễ hỗ trợ khi con cần hoặc đặt những chiếc gối xung quanh đề phòng bé bị ngã.

Trẻ bảy tháng đến tám tháng

Bây giờ con đã có thể ngồi thẳng lưng mà không cần hỗ trợ. Hai tay của bé không còn phải chống đỡ nữa, con thỏa sức khám phá xung quanh. Thâm chí bé còn học được cách xoay người để lấy một món đồ chơi.

Trẻ đã học được cách chống hai tay lên để chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi. Khi con tám tháng tuổi, con hoàn toàn có thể ngồi mà không cần hỗ trợ.

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?

Theo tiến trình phát triển như thế này, thì trẻ sẽ biết ngồi trước khi biết bò mẹ nhé!

Khi nào trẻ chuyển từ ngồi sang bò?

Khi con nhào người về phía trước từ tư thế ngồi và có thể giữ thăng bằng trên hai tay và hai đầu gối, con đã sẵn sàng để bò rồi đó.

Con có thể di chuyển về phía trước hay phía sau với tư thế gần như bò khi đủ sáu hoặc bảy tháng. Hầu hết các bé sẽ học được kỹ năng bò khi một tuổi. 

Một khi có thể bò, con sẽ di chuyển cả ngày và khám phá tất cả các khu vực mới mà con thấy thích. Vì vậy, mẹ nên dọn nhà gọn gàng để đảm bảo an toàn trước khi nhà thám hiểm của mẹ bò tới và khám phá nhé.

Cách tập cho bé tự ngồi dậy

Mẹ có thể khuyến khích bé ngồi dậy bằng cách cho trẻ tập nằm sấp càng nhiều càng tốt. Sau đó thử hướng bé nhìn lên bằng cách dùng âm thanh như vỗ tay, dùng các loại đồ chơi phát ra âm thanh hoặc đồ chơi có nhiều màu sắc. Mẹ cũng có thể gọi tên bé và làm mặt cười để thu hút sự chú ý của con.

Hoạt động này giúp tăng cường cơ đầu, vai, cổ, lưng, nhờ đó giúp con kiểm soát đầu tốt hơn và học kỹ năng ngồi nhanh hơn.

Dưới đây là một số lời khuyên khác để giúp con học cách ngồi dậy:

  • Lần đầu tiên con học cách ngồi, mẹ hãy ngồi cạnh và đỡ người con.
  • Con sẽ cần học cách chống tay khi học ngồi. Giúp con học được điều này bằng cách đặt một đồ chơi chắc chắn và cứng cáp trước mặt con để con vịn vào.
  • Mẹ chỉ hỗ trợ khi con cần, để trẻ tự ngồi theo khả năng để cơ bụng và cơ lưng của con khỏe dần.
  • Khi con đã ngồi tốt hơn, mẹ nên hỗ trợ con ít hơn.
  • Cũng như khi con học các kỹ năng, đặc biệt là khi con học ngồi mẹ phải ở gần con tránh trường hợp con bị ngã và xảy ra tai nạn.

Bé 9 tháng chưa tự ngồi được?

Các bé phát triển và học các kỹ năng với tốc độ khác nhau, một số bé có thể chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng nếu con không thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tham gia POH Acti để được hướng dẫn đánh giá sự phát triển của con.

Tại POH Acti mẹ sẽ được gửi bảng đánh giá, quay video em bé để các cô đánh giá xem con có gặp bất thường gì không. Sau đó các cô sẽ đưa ra các bài tập phù hợp giúp con sớm biết ngồi và đạt được các mốc phát triển của mình. 

Có thể em bé chỉ phát triển chậm hơn bình thường một chút và nếu mẹ vẫn lo lắng về sự phát triển của con thì hãy nói chuyện với bác sĩ một lần nữa. Hãy tin vào cảm giác và bản năng làm mẹ của mình vì mẹ là người gần gũi bé nhất.

Lưu ý: Các em bé sinh non (trước 37 tuần mang thai) có thể đạt được các mốc phát triển muộn hơn một chút so với các em bé khác.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo