Hướng dẫn chi tiết phương pháp tự ngủ không nước mắt - No cry

đăng bởi Thanh Thanh

Khi nghe tới cụm từ “luyện ngủ cho bé”, chắc hẳn nhiều ba mẹ nghĩ ngay tới  việc sẽ phải để cho con khóc rất nhiều. Do đó mà nhiều ba mẹ đắn đo: “Có nên để trẻ khóc tự ngủ?” khi định luyện ngủ cho con, dù đã biết tới nhiều lợi ích từ việc bé tự ngủ. 

Vậy phương pháp tự ngủ không nước mắt của Elizabeth Pantley ngay dưới này có thể chính là điều ba mẹ đang tìm kiếm.

1- Phương pháp tự ngủ không nước mắt - No cry là gì?

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt là khi em bé buồn ngủ, ba mẹ sẽ vỗ về, trấn an, ôm ấp bé (không cho bé ti, hay bế ru để bé ngủ) để bé trấn tĩnh lại và dần tự đưa mình vào giấc ngủ. Phương pháp này sẽ không để bé khóc liên tục trong thời gian dài, tuy nhiên sẽ vẫn có nước mắt, nếu không muốn nói là rất nhiều NƯỚC MẮT.

Mẹ có thể áp dụng phương pháp này ngay ngày đầu mới sinh hoặc một tuần sau sinh. Và có thể thực hành vào trong tất cả các giấc của bé.

Ngoài phương pháp này ra, còn có phương pháp luyện ngủ 4S, phương pháp luyện ngủ 5S, phương pháp tự ngủ bế lên đặt xuống PICK UP/ PUT DOWN và phương pháp luyện ngủ CIO (Cry It Out - Để con khóc). 

Phương pháp tự ngủ không nước mắt phù hợp với trường hợp nào?

Tùy vào độ tuổi, tình trạng, vấn đề của mẹ và bé mà có phương pháp luyện ngủ phù hợp. Ví dụ luyện ngủ cho bé 1 tháng tuổi, hầu hết các mẹ đều được khuyến khích áp dụng phương pháp tự ngủ 4S, 5S trước. Sau một thời gian thấy phương pháp không phù hợp thì có thể chuyển sang phương pháp tự ngủ không nước mắt. Phương pháp tự ngủ bế lên đặt xuống phù hợp với các bé trên 4 tháng tuổi. Còn phương pháp luyện ngủ CIO được lựa chọn khi áp dụng các phương pháp khác không thành công, hoặc trường hợp bé đánh mất kỹ năng tự ngủ, và được khuyến cáo chỉ nên áp dụng với các bé trên 4 tháng tuổi.

Còn nếu mẹ là một người sợ nghe tiếng con khóc dai dẳng, liên tục một mình, thì mẹ hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp tự ngủ không nước mắt này. Với phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị thời gian, sự kiên nhẫn để theo phương pháp này đến cùng. Bởi phương pháp này tuy sẽ tốn ít nước mắt nhưng lại cần mất nhiều thời gian hơn, thực hiện số lần nhiều hơn so với các phương pháp khác, sau đó mới có kết quả là bé tự ngủ và ngủ ngon.

2- Các bước thực hiện phương pháp tự ngủ không nước mắt

Bước 1: Tập cho bé ăn no, ăn hiệu quả và phân biệt ngày đêm

Mẹ hướng dẫn bé ăn sữa trong tỉnh táo, không ti mẹ/ ti bình để ngủ. Đồng thời bé cần được ăn theo cữ, không ăn lắt nhắt. Tốt nhất, để áp dụng phương pháp này thành công, mẹ nên cho bé vào lịch sinh hoạt EASY phù hợp. 

Ngoài ra mẹ thực hiện việc phân biệt ngày đêm cho bé bằng trình tự ngủ đêm cần khác với trình tự ngủ ngày. Tránh cho bé ngủ ngày quá nhiều, mà cần cho bé thức đủ để ban đêm bé có thể ngủ dài, không dậy ăn liên tục.

Nếu bé mút tay để ngủ, mẹ không nên bỏ tay bé mà hãy để nguyên vậy.

Bước 2: Theo dõi và ghi lại nhật ký ngủ của bé

- Mẹ đảm bảo bé đã có lịch sinh hoạt ổn định

- Mẹ thực hiện trình tự ngủ ngày và đêm cho bé

- Bé được ngủ ngày đủ

- Giấc ngủ ngày cuối cùng (nap cuối cùng) không được quá muộn

- Giảm thiểu các kích thích, hoạt động mạnh trước khi đi ngủ

- Dựa vào các tín hiệu buồn ngủ và thời gian thức theo lứa tuổi mà cho bé đi ngủ với giờ giấc hợp lý.

Bước 3: Hãy quấn bé để giúp bé thoải mái hơn

Đến giờ đi ngủ của bé, mẹ cần thiết lập môi trường ngủ yên tĩnh và tối. Sau đó mẹ quấn chặt bé lại bằng vải quấn chuyên dụng, giúp tái tạo lại môi trường trong bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy an tâm hơn và ngủ ngon hơn. Sau khi quấn bé, mẹ đặt bé vào cũi nằm.

Bước 4: Âm thanh và vật trấn an

Mẹ nên sử dụng whitenoise (tiếng ồn trắng) để xóa tạp âm xung quanh cũng như giúp bé có cảm giác giống như hồi trong bụng mẹ (tiếng tim đập). Ngoài ra, với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ trang bị thêm một người bạn dou dou mềm mại, an toàn cho con ôm đi ngủ. Dou dou chính là vật trấn an, thường là gấu bông nhỏ, hoặc chăn lưới.

Bước 5: Đọc tín hiệu buồn ngủ của bé

Mẹ hãy cố gắng đặt bé xuống cũi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Nếu như bé lâu buồn ngủ, mẹ hãy dần dịch chuyển giờ sớm hơn mỗi ngày 5 phút.

Khi thực hiện trình tự ngủ cho bé, mẹ nên thủ thỉ với bé từ khóa như: “Shhù, đến giờ ngủ rồi, chúc con ngủ ngon!”. Kết hợp nói từ khóa với bật tiếng whitenoise, cũng giúp bé dần hiểu rằng đã đến giờ con đi ngủ rồi. 

Hãy để bé  làm quen  với từ khóa báo hiệu bằng cách nói từ đó mỗi khi bé nằm yên ổn và thực sự buồn ngủ. Khi bé đã quen với từ khóa rồi, mẹ có thể sử dụng nó để trấn an  bé vào giờ ngủ hay khi bé tỉnh dậy giữa chừng.

Bước 6: Bế bé dậy ngay khi bé khóc

Việc này cần ba mẹ phần biệt đâu là tiếng khóc buồn ngủ của con.

- Khi con khóc vì buồn ngủ, mẹ bế bé lên và đung đưa nhẹ nhàng, đến khi bé im lặng thì đặt bé xuống.

- Khi đặt xuống, mẹ vẫn để tay vòng qua người bé một lúc. Khi bé có vẻ nằm yên, mẹ dần rút tay ra khỏi người bé.

- Khi vừa rút tay, bé có dấu hiệu ọ ẹ, khó chịu, mẹ đặt tay lại vòng qua người bé, thủ thỉ từ khóa, vỗ lưng hay đung đưa nhẹ tới khi bé chìm vào giấc ngủ.

- Nếu bé khóc chịu hơn, hoặc khóc to, mẹ bế  bé lên, đung đưa tới khi bé thả lỏng và im lặng thì lại đặt xuống.

-Tiếp tục lặp lại các bước vòng tay qua người bé, thủ thỉ từ khóa, vỗ lưng , đung đưa, tới khi bé thực sự chìm vào giấc ngủ.

- Lặp lại các bước này ở tất cả các giấc ngày và đêm, trong nhiều ngày, tới khi bé biết tự ngủ.

Lưu ý: Mẹ chỉ thủ thỉ từ khóa, không giao tiếp mắt hay trả lời tiếng động nào của bé.

Bước 7: Giảm dần việc hỗ trợ.

Sau vài ngày thực hiện phương pháp, mẹ cảm thấy bé đã quen với các thao tác bạn thực hiện khi cho bé ngủ. Mẹ cắt giảm dần các bước hỗ trợ như: Sau khi đặt bé xuống, bé khó chịu thì mẹ chỉ vòng tay qua người bé, thủ thỉ từ khóa, vỗ nhẹ đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Hạn chế tối đa việc bế lên, đung đưa nữa.

Bước 8: Tiếp tục giảm dần việc hỗ trợ

Khi bé đã quen với việc mẹ không bế lại khi khó chịu, mẹ tiếp tục cắt bớt bước vòng tay qua người bé. Khi đặt bé xuống cũi, nếu bé khóc chịu, mẹ chỉ đứng cạnh, thủ thỉ từ khóa, có thể vỗ nhẹ hoặc chạm nhẹ vào người bé, cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

Bước 9: Tiếp tục giảm việc hỗ trợ và giãn dần khoảng cách

Khi bé đã quen với bước 8, mẹ tiếp tục cắt bước vỗ nhẹ hay chạm nhẹ mỗi khi bé khó chịu. Mẹ đặt bé xuống cũi, nếu bé khó chịu, mẹ đứng cạnh và thủ thỉ từ khóa. Khoảng cách cũng dần giãn ra, mẹ lùi dần về phía cánh cửa. Nếu bé tỉnh và khóc, hãy trấn an bé, nhưng làm thật nhanh và dứt khoát.

Bước 10: Giãn khoảng cách đến tận cửa phòng

Khi này, mẹ đứng ngoài cửa phòng và chỉ thủ thỉ từ khóa, để bé tự chìm vào giấc ngủ. Nếu bé tỉnh và khóc, mẹ có thể vào phòng để trấn an bé, nhưng hãy thực hiện nhanh và dứt khoát.

3- Những tips nhỏ giúp áp dụng phương pháp tự ngủ không nước mắt thành công

- Bé cần có lịch sinh hoạt phù hợp và bé ngủ đủ các giấc ban ngày.

- Hãy cho bé đi ngủ đêm sớm, đừng cố gắng giữ bé thức muộn với suy nghĩ con thức càng lâu thì càng dễ vào giấc ngủ.

- Bé cần được phân biệt trình tự ngủ ngay và trình tự ngủ đêm bằng các hoạt động như tắm, đọc truyện trước khi ngủ…

- Việc thực hiện các bước giảm dần hỗ trợ cần làm từ từ để bé quen dần, không nên vội vàng cắt các bước hỗ trợ đột ngột.

- Hãy chọn một từ khóa nhất quán, có thể chỉ là một từ đơn giản như: “Đến giờ ngủ rồi!”. Quan trọng là mẹ không thay đổi từ khóa mà lặp đi lặp lại suốt quá trình hướng dẫn bé tự ngủ.

- Mẹ cần đảm bảo môi trường ngủ an toàn cho bé.

- Khi bé  khóc, nếu mẹ chưa phân biệt được tiếng khóc buồn ngủ của bé, hãy dừng lại 1 phút để lắng nghe trước khi thực hiện việc trấn an bé.

4- Phương pháp tự ngủ không nước mắt có thực sự hiệu quả?

Phương pháp tự ngủ không nước mắt nói riêng và phương pháp Rèn bé tự ngủ EASY nói chung, đều có hiệu quả với tất các các bé. Tuy nhiên mẹ cần phần là người hiểu bé nhất để lựa chọn phương pháp phù hợp cũng như áp dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp này vốn là phương pháp nhẹ nhàng nhất vì ba mẹ không phải để bé khóc liên tục, nhưng lại là phương pháp đòi hỏi nhiều thời gian nhất. Do đó nếu ba  mẹ không kiên trì, sẽ dễ hiểu nhầm rằng phương pháp này không có hiệu quả.

Tác giả của phương pháp này - Elizabeth Pantley đã viết rằng, khi lựa chọn phương pháp luyện ngủ, ba mẹ cần cân nhắc giữa thời gian và nước mắt: “Một sự thật phũ phàng rằng chúng ta không thể thay đổi từ việc được ôm ấp, ru ẵm để ngủ (nhưng thức dậy suốt đêm) sang ngủ một mình và thẳng giấc suốt đêm mà không cần một trong hai thứ: thời gian và nước mắt. Về phương diện cá nhân, tôi chọn thời gian”

Với những chia sẻ chi tiết về phương pháp tự ngủ không nước mắt ở trên, POH hi vọng ba mẹ sẽ có thêm lựa chọn trong việc hướng dẫn bé tự ngủ và giúp bé tự ngủ thành công!

Nếu như mẹ vẫn còn khá hoang mang trong việc lựa chọn hay áp dụng các phương pháp tự ngủ cho em bé của mình, hãy tham khảo ngay khóa học POH EASY. Vì trong POH EASY luôn có sự tư vấn 1-1 với giảng viên thay vì mẹ phải tự tìm hiểu, tự giải quyết rồi hoang mang không biết làm sai ở đâu… Đó là lý do POH Easy giúp bé tự ngủ dễ dàng. 

POH Easy (0-1 tuổi): Tư vấn 1-1 giúp con ngủ xuyên đêm và mẹ ngủ 8 tiếng/đêm!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo