Tối ưu thời gian ngủ của trẻ 2 tháng tuổi

đăng bởi Minh Tâm

Sang đến tháng thứ hai mẹ đã nắm được thói quen ngủ của em bé nhà mình. Giấc ngủ thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Vậy thì ngủ như thế nào là khoa học và mẹ phải làm gì để tối ưu hóa thời gian ngủ cho bé, giúp bé phát triển tốt nhất? Mẹ cùng tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ 2 tháng tuổi qua bài viết sau đây nhé!

 

 

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao lâu là đủ

Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi bé là khác nhau, nhưng một em bé 2 tháng tuổi thường ngủ tổng cộng 16 đến 18 giờ mỗi ngày, bao gồm 3-4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Bé có khả năng thức lâu hơn, khoảng 1.5 – 2h liên tục, vì thế tình trạng lẫn lộn ngày và đêm sẽ giảm dần.

Mẹ cũng có thể nhận thấy khả năng ngủ ban đêm của bé dài hơn, mặc dù bé vẫn thức dậy để ăn vài giờ một lần, điều đó cũng hoàn toàn bình thường.

Giấc ngủ đêm dài nhất của bé có thể kéo dài từ 6-8 tiếng liên tục.

>> Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi 

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Nếu như tháng trước bé đang quen với lịch sinh hoạt EASY 3 với 4 giấc ngủ ngày thì sang tháng này, bé có thể rục rịch lên lên EASY 3.5.

Lúc này, giấc ngủ ban ngày được cắt từ 4 giấc xuống còn 3 giấc bằng cách giảm dần thời gian ngủ của giấc ngày cuối cùng.

Mẹ có thể thấy giờ ngủ của trẻ 2 tháng tuổi theo EASY 3.5 lịch 3 giấc ngày sẽ như thế này:  

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 2 tháng tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ngủ. Con ăn đủ no vào ban ngày mới tích lũy đủ năng lượng để có thể ngủ giấc dài vào ban đêm. 

Ngoài ra, lịch ngủ tốt nhất cho trẻ 2 tháng tuổi còn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của chính bé.

Có những ngày bé sẽ không có một lịch trình nhất quán nào cả, nhất là trong giai đoạn Wonder week 8 diễn ra vào khoảng từ tuần tuổi thứ 8. 

Trẻ 2 tháng tuổi mấy giờ đi ngủ?

Giờ đi ngủ giấc đêm được xác định bởi bữa ăn chính cuối cùng trong ngày. Thời gian thức và ngủ của bé không phải lúc nào cũng chính xác là 1 tiếng hay 1 tiếng 30 phút.

Mỗi ngày của em bé cũng là một ngày trải nghiệm khác nhau. Nếu một ngày nào đó bé ngủ kém vào ban ngày thì bé có thể vào giấc đêm sớm hơn và ngược lại.

Mẹ có thể thấy khoảng thời gian để bắt đầu đi ngủ giấc đêm lý tưởng của bé dao động từ 17h30 đến 19h30 để đảm bảo con được ngủ đêm đúng nhịp sinh học và bắt đầu ngày mới tiếp theo không bị sớm quá hay muộn quá. 

>> Tất tần tật về lịch sinh hoạt ăn - ngủ một ngày của bé 2 tháng tuổi

>> Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ 2 tháng tuổi

Mẹ cần làm gì để đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ 2 tháng tuổi?

Ngay cả những em bé “dễ tính” nhất cũng có lúc phải vật lộn để vào giấc. Dưới đây là một số lưu ý để mẹ đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ cho bé:

  • Mẹ không nên sợ bé đói mà đánh thức bé dậy ăn liên tục vào ban đêm.

Hầu hết trẻ 2 tháng tuổi chỉ cần ăn một hoặc hai lần trong đêm, thay vì ba hoặc bốn lần như trước đây. Thậm chí có những em bé 2 tháng tuổi đã có thể ngủ xuyên đêm.

Mẹ lo lắng trẻ 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không? Ngủ xuyên đêm có nghĩa là bé ngủ liền mạch 12 tiếng mà không cần dậy để ăn.

Đó là khi bé đạt 5.5kg trở lên, đồng thời bé ăn hiệu quả vào ban ngày, cơ thể bé đã tích lũy đủ năng lượng để không cần phải thức dậy nạp thường xuyên nữa.

  • Ngủ xuyên đêm đem đến cho bé cơ hội nhận được đầy đủ hormone tăng trưởng GH bởi hormone này tiết ra mạnh mẽ nhất vào ban đêm, khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ sâu.

Cũng nhờ đó, mẹ được nghỉ ngơi sáu một ngày dài vất vả, đồng thời nguồn sữa mẹ được cải thiện đáng kể. Bởi vậy mẹ hãy tự tin giúp em bé 2 tháng nhà mình ngủ xuyên đêm càng sớm càng tốt nhé.

>> Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

 

Khi bé khó vào giấc đêm, mẹ hãy quan sát xem nguyên nhân đến từ đâu. Nếu bé ngủ không đủ các giấc ngày, bé sẽ bị quá mệt mỏi mà không vào giấc được.

Nếu trước giờ đi ngủ bé bị kích thích quá mức cũng sẽ dẫn đến không ngủ được.

Ban đêm mẹ cố gắng giữ phòng yên tĩnh và tối. Khi mẹ cho bé bú hoặc thay bỉm, đừng quên làm thật nhanh gọn trong yên lặng để bé dễ ngủ trở lại.

Khi bé thức giấc hoặc khóc vào ban đêm, mẹ hãy đợi vài phút trước khi dỗ bé.

Nếu bé chỉ đang càu nhàu, rên rỉ do đang ở trong giai đoạn ngủ REM, thì con có thể sẽ tự ngủ trở lại ngay thôi. Một em bé 2 tháng tuổi vẫn ngủ một cách “ồn ào” như vậy đó! 

Nếu em bé nhà mình vẫn chưa có một lịch ngủ rõ ràng, mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ ở trên để từng bước thiết lập thói quen ngủ lành mạnh cho bé. 

Và nếu mẹ vẫn đang lạ lẫm với các khái niệm của EASY, cũng như loay hoay với đặc điểm giấc ngủ theo từng giai đoạn phát triển của bé, mẹ hãy tham khảo ngay khóa học POH Easy nhé!

POH Easy luôn có sự tư vấn 1-1 với giảng viên giàu kinh nghiệm, thay vì mẹ phải tự tìm hiểu, tự giải quyết rồi hoang mang không biết làm sai ở đâu… Đó là lý do POH Easy có thể giúp bé tự ngủ dễ dàng. Và thật tự hào vì gần 4 năm qua, POH Easy đã giúp hơn 10.000 em bé sơ sinh ăn no, ngủ đủ thành công. 

Giúp con tự ngủ sớm nhất có thể và mẹ ngủ 8 tiếng/đêm cùng POH Easy (0-1 tuổi) ngay hôm nay mẹ nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo