Làm gì khi con khó ngủ vào ban đêm? Quấy khóc trước giờ đi ngủ

đăng bởi Vân Minh

 

Mẹ đang vật lộn vì con không chịu ngủ đêm, khó vào giấc đêm? Sau khi “đánh vật” với con cả ngày mệt mỏi và sau đó đến giờ ngủ đêm nhưng con chỉ ngủ được 30 hoặc 45 phút thì… thật bất ngờ, “Mẹ ơi con dậy rồi! Con không muốn ngủ nữa.” 

Nếu mẹ đang ở trong hoàn cảnh này, hẳn mẹ rất khó khăn và bực bội. 

Dưới đây 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc trẻ khó vào giấc đêm và cách khắc phục:

1. Thời gian thức chưa phù hợp

Thời gian thức rất quan trọng trong việc giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon. Tại sao? 

Thông thường, nếu trẻ thức nhiều sẽ dẫn đến quá mệt => thường xuyên thức dậy vào ban đêm (quá mệt để ngủ ngon). 

Mặt khác, những em bé thức ít, chưa đủ mệt cũng có thể không ngủ được vào ban đêm. 

Vậy nên mẹ cần cho bé thời gian thức hợp lý để bé đủ mệt để vào giấc đêm. Nếu con ngủ ngày cày đêm, ngủ dài ban ngày, đêm quấy khóc, mời mẹ tham khảo bài viết: Lẫn lộn ngày đêm.

Hãy kiểm tra thời gian thức trong lịch sinh hoạt của con thật cẩn thận. Đây là cách rất tốt để con vào giấc đêm tốt hơn.

2. Con bắt đầu ngày mới quá muộn

Nếu mẹ muốn con ngủ lúc 7:00-8:00 tối nhưng buổi sáng con dậy muộn sau 8:00 sáng, thì con có thể chưa sẵn sàng cho giấc ngủ ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ cần thời gian ban ngày kéo dài khoảng 12-13 giờ (bao gồm cả những giấc ngủ ngắn) và thời gian ban đêm 11-12 giờ.

Nếu mẹ ở trong trường hợp này, hãy thử đánh thức con dậy sớm hơn vào buổi sáng. Buổi sáng thức dậy sớm hơn sẽ giúp bé có thời gian tỉnh táo tích cực hơn và giúp tạo tiền đề cho một giấc ngủ ngon vào ban đêm.


 

3. Con ngủ gật trong lúc bú

Cho ăn hiệu quả trước giờ đi ngủ ban đêm là một phần quan trọng để con có đủ năng lượng ngủ đêm tốt. 

Bởi vậy, ngủ gật trong lúc bú trước giờ ngủ đêm có thể khiến một số trẻ khó ngủ lại sau 30-45 phút ngủ đêm.

Mẹ hãy cố gắng hết sức để làm cho em bé tỉnh táo trong khi bú trước khi vào giấc đêm. Thậm chí mẹ có thể thử chuyển thời gian bú lên sớm hơn thường ngày và xem cách này có tác dụng không. Nếu trẻ vẫn ngủ thiếp đi, hãy cố gắng chia nhỏ việc ăn và ngủ bằng cách thêm một hoạt động (thay tã, mặc tã, v.v.) ở giữa cữ bú sau đó làm các trình tự khác để con bắt đầu giấc đêm, đặt ngủ khi vẫn còn thức.

4. Lúc em bé vào cũi đã rất buồn ngủ hoặc đã ngủ hoàn toàn

Con được đặt vào cũi trong tình trạng nào? Con đang thực sự buồn ngủ hay đã ngủ hoàn toàn? 

Có thể mẹ chưa biết: Cứ sau khoảng 40-50 phút, trẻ sơ sinh lại chuyển sang một chu kỳ giấc ngủ mới. Nếu con được ru ngủ hoặc ngậm ti mẹ để ngủ thì sau đúng thời gian này con sẽ tỉnh dậy và thắc mắc: “ti mẹ của con đâu”, “tại sao con nằm ở đây”, “tại sao con không được bế?”, do đó con sẽ khóc để yêu cầu mẹ tiếp tục bế lên, tiếp tục cho ti để ngủ lại từ đầu.

Đó là lý do con cần học kỹ năng tự ngủ để con có thể đi ngủ đêm dễ dàng. Nếu giấc đêm của con vẫn quá khó, mẹ tham khảo ngay POH EASY  nhé!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo