6 bước để cắt bớt giấc ngủ ngắn ban ngày của trẻ

đăng bởi Thanh Thanh

 

Càng ngày trẻ càng lớn hơn nên nhu cầu về giấc ngày của trẻ cũng sẽ thay đổi. Và sẽ đến lúc trẻ cần giảm số lượng giấc ngày của mình lại.

[Nếu mẹ không chắc chắn liệu trẻ đã sẵn sàng để giảm thời gian ngủ ngày chưa, hãy đọc ngay bài viết 5 dấu hiệu cho mẹ biết đã đến lúc cho trẻ thức lâu hơn.]

Dưới đây là 6 bước để mẹ từ từ giảm đi 1 giấc ngày cho trẻ: 

1) Dần dần giúp bé thức lâu hơn một chút 

Bắt đầu bằng cách cho trẻ ngủ muộn hơn 10-15 phút so với thông thường. Để không khiến trẻ quá mệt mỏi, mẹ hãy từ từ, nhẹ nhàng kéo dài thời gian thức của trẻ, đừng quá nóng vội cũng đừng quá thúc ép trẻ. Hãy cho con một ít thời gian và mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Mẹ có thể tham khảo thông tin về việc trẻ nên thức bao lâu là tốt nhất trong bài viết Bảng thời gian thức ngủ của trẻ

2) Thay đổi hoạt động cho trẻ khi con bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ 

Khi trẻ bắt đầu mệt mỏi, con sẽ có các dấu hiệu như dụi mắt, ngáp, đờ đẫn và thậm chí là quấy khóc. Và nếu mẹ thấy những dấu hiệu này xuất hiện, thì đã đến lúc cho mẹ ra tay..

Ví dụ, trẻ đang tự chơi trên sàn như đang tập lật người và bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi. Đã đến lúc mẹ phải thay đổi một hoạt động khác cho trẻ. (Mục tiêu là giúp trẻ thức lâu hơn một chút).

Đây là thời điểm để mẹ cho con ra ngoài và cùng đếm xem có bao nhiêu cây ở trong sân hoặc trên vỉa hè, đánh lạc hướng trẻ bằng một món đồ chơi mà lâu rồi con không thấy, hoặc thậm chí là cho con chơi trong một chậu nước. Chỉ bằng những cách đơn giản này, mẹ đang nói với bộ não nhỏ bé của trẻ rằng, “Hãy thức thêm một chút nữa nhé.”

Việc kéo dài thời gian thức của trẻ đôi khi cần mẹ phải sáng tạo, tìm ra những trò chơi mới cho con và cũng đòi hỏi mẹ phải tích cực tham gia tương tác cùng trẻ trong khoảng thời gian mẹ muốn con thức thêm.

Để làm điều này một cách tốt nhất, mẹ tham khảo chương trình POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ giữ bé thức lâu bằng loạt hoạt động chơi tự lập, sau đó là chơi với mẹ. Tại POH Acti, mẹ an tâm vì không thiếu trò để giữ thức được con.

3) Cho bé tiếp xúc với ánh sáng khi con đang thức

Ánh sáng kích thích não bộ của bé và báo hiệu rằng đã đến lúc con phải thức dậy, tỉnh táo. Nếu có thể, HÃY CHO CON  RA NGOÀI. Những trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên khi thức có xu hướng ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu mẹ không thể ra ngoài, hãy mở rèm và bật đèn nếu cần.

4) Trái lại, tắt hết đèn khi con đã ngủ

Bóng tối gửi tín hiệu đến cơ thể bé rằng đã đến giờ đi ngủ. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng cho trẻ ngủ trong môi trường tối nhất có thể, chặn tất cả ánh sáng bên ngoài để chúng không lọt vào trong phòng của con! Và tắt hết ánh sáng bên trong. Nếu mẹ xòe tay trong phòng trẻ khi con đang ngủ mà vẫn có thể thấy tay của mình nghĩa là căn phòng đó vẫn chưa đủ tối. Một chút ánh sáng lọt qua rèm cửa có thể làm con thức giấc giữa chừng và làm đảo lộn lịch sinh hoạt trong cả ngày hôm đấy của mẹ.

Lời khuyên: Có thể mẹ không muốn con trở nên quá phụ thuộc vào bóng tối đến mức không thể ngủ được nếu có một tí tẹo ánh sáng lọt vào. Vậy thì mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ngủ trong một môi trường sáng hơn sau này. Nhưng hiện tại, mẹ đang phải cho trẻ làm quen với một lịch sinh hoạt mới, và bóng tối sẽ là công cụ đắc lực giúp mẹ trong quá trình này.

Nếu con vẫn gặp phải vấn đề là ngủ những giấc ngày quá ngắn, mẹ có thể tham khảo bài viết  Tại sao trẻ có những giấc ngày quá ngắn

5) Linh hoạt giờ ngủ đêm

Thời gian bắt đầu ngủ đêm tốt nhất cho trẻ là từ 7-8 giờ, nhưng khi mẹ giảm thời gian ngủ ngày của trẻ, mẹ có thể thấy rằng trẻ sẽ phải bắt đầu ngủ đêm từ lúc 6 giờ. Đây là điều hoàn toàn bình thường và chấp nhận được trong quá trình mẹ tập cho trẻ làm quen với lịch sinh hoạt mới. Đừng quá bắt ép trẻ phải ăn ngủ theo một lịch sinh hoạt “hoàn hảo” nào đó, nếu không mẹ sẽ dễ khiến con bị quá tải và quấy khóc vì mệt mỏi.

Hoặc trẻ cũng có thể ngủ một giấc “ngoài luồng” lúc gần cuối ngày và thời gian trẻ bắt đầu ngủ đêm phải dời lại muộn hơn một chút. 

Cả hai trường hợp này đều OK! Và khi mẹ dần dần giúp trẻ quen với lịch sinh hoạt mới, mọi thứ sẽ trở về như bình thường.

6) Duy trì một trình tự ngủ đêm/ trình tự trước khi đi ngủ nhất quán

Trình tự trước khi đi ngủ báo hiệu cho trẻ rằng sắp đến giờ đi ngủ. Mẹ phải biết rằng, trẻ không biết xem giờ, cũng không biết mình nên ăn nên ngủ lúc mấy giờ; con chỉ nhận biết được các hoạt động mẹ làm cùng con trước khi đi ngủ, và sẽ coi đó là dấu hiệu đã đến giờ ngủ. Trình tự trước khi đi ngủ không cần phức tạp, mẹ chỉ cần thực hiện các hoạt động giống nhau theo cùng một thứ tự ở cùng một nơi.

Nếu mẹ vẫn đang gặp khó khăn không biết nên thay đổi lịch sinh hoạt cho con thế nào, hãy tham gia ngay POH EASY để giúp cả mẹ và bé có những giấc ngủ ngon nhất. Đừng quá khắt khe với bản thân mình, một số em bé có thể cần nhiều thời gian để làm quen với lịch ăn ngủ mới này.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo