Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Bé yêu phát triển như thế nào?

Hết tuần này bé yêu đã tròn 6 tháng tuổi. Bé đã có thể nhìn và nghe mọi thứ xung quanh khá tốt. Con gần như có thể quan sát như người lớn rồi.

Kỹ năng giao tiếp của bé cũng phát triển nhanh chóng, bằng chứng là bé có thể tạo ra những tiếng rít, âm thanh thổi bong bóng và thay đổi âm vực quãng tám. 

Âm thanh của bé tạo ra cũng thể hiện thái độ hoặc phản ứng với các vật khác. Con còn thể hiện sự hài lòng khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3

>>  Trẻ 6 tháng tuổi tuần 1

Sự phát triển của trẻ 5-6 tháng tuổi có thể khiến bố mẹ ngạc nhiên đó

Ở tuổi này, khoảng một nửa số trẻ đã biết bập bẹ và lặp lại các từ một âm tiết - chẳng hạn như ba, ma, ga hoặc tự kết hợp các cặp nguyên âm-phụ âm. Một số thậm chí sẽ thêm một hoặc hai âm tiết khác, làm cho âm thanh phát ra phức tạp hơn.

Mẹ có thể khuyến khích con bằng cách nói theo ngay sau khi bé bập bẹ và tạo ra một trò chơi liên quan (ví dụ: Con cừu nói, 'baaa" hoặc "Con dê nói, “maaa”). 

Hoặc, khi các mẹ nghe thấy một âm tiết mà mẹ không hiểu gì, chỉ cần trả lời lại bé nhiệt tình bằng một câu nói đồng tình. Con sẽ rất thích thú khi được mẹ đáp và trò chuyện cùng.
 

 

Thính giác của trẻ

Thính giác là một phần không thể thiếu trong giai đoạn học nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Mẹ hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra thính giác của con trong lần khám sức khỏe đầu tiên. 

Mẹ cũng có thể làm một vài thử nghiệm nhỏ ở nhà và xem các phản ứng của con để kiểm tra thính giác của con:

  • Trẻ nhìn lên hoặc quay lại nhìn hướng có âm thanh lạ
  • Tỏ ra thích thú với các đồ chơi có âm thanh như xúc xắc, trống...
  • Giật mình khi nghe những tiếng động lớn

Những điều mẹ nên biết

Mẹ hãy dùng cách của con để kiểm tra sự an toàn của ngôi nhà. Bò bằng hai chân và đầu gối để xem tầm mắt của con có thể thấy những gì của ngôi nhà.

Nhưng cho dù mẹ có chuẩn bị kỹ đến đâu thì cách tốt nhất để giữ an toàn cho trẻ là luôn trông chừng con.

Dưới đây là một số gợi ý để mẹ có thể hạn chế tai nạn xảy ra với em bé đang hào hứng bò quanh nhà của mình:

  • Kiểm tra kỹ sàn nhà và thảm để xem các mảnh vụn hoặc các vật sắc nhọn có mắc lại không. 
  • Che phủ các ổ cắm điện thấp
  • Để điều khiển ở những chỗ  cao
  • Che các cạnh bàn nhọn
  • Kiểm tra đèn đặt trên sàn nhà hay trên bàn. Trẻ có thể làm vỡ đèn nếu con kéo dây đèn
  • Tránh sử dụng khăn trải bàn ăn hoặc bàn cà phê vì con có thể cố nắm lấy khăn và đu mình lên. Vậy là mọi thứ trên bàn sẽ đỗ vào đầu con
  • Loại bỏ các vật nhỏ dễ gây nghẹt thở ở các kệ thấp. Một mẹo cho mẹ những thứ bé hơn lõi cuộn giấy vệ sinh đề có nguy cơ gây tai nạn về đường thở.
  • Kiểm tra các cửa sổ được làm bằng kính
  • Khóa các cửa sổ thấp và cửa ra vào ban công
  • Lắp khóa vào các tủ và ngăn kéo, đặc biệt là những nơi để các chất tẩy rửa, kính, túi nhựa hoặc đồ dễ vỡ
  • Lắp khóa tủ lạnh, nếu cần thiết mẹ có thể chuẩn bị cả khóa cửa sổ và miếng đệm ngăn cửa đóng quá mạnh
  • Mẹ cũng cần chú ý tới máy giặt và máy sấy quần áo vì trẻ có thể chui vào mà không ra được.
  • Nếu vẫn chưa yên tâm mẹ hãy sử dụng thanh chắn để trẻ không thể vào những khu vực không an toàn

 

 

Cuộc sống của mẹ: Đối mặt với cuộc sống thiếu ngủ

Nếu mẹ bị thiếu ngủ trầm trọng, mẹ sẽ không còn tâm trạng làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Nếu không tự mình trải qua sẽ khó có thể hình dung được cảm giác này. Mẹ nên tham khảo cách đối mặt với cuộc sống thiếu ngủ như sau:

Cho bé ngủ nhiều hơn

Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ sơ sinh có khả năng ngủ qua đêm (khoảng năm hoặc sáu giờ đồng hồ). 

Nếu mẹ luyện kỹ năng tự ngủ cho con, trẻ có thể ngủ qua đêm một cách ngon lành. Mẹ sẽ không chỉ có thời gian ngủ đủ giấc mà còn có thời gian để chăm sóc bản thân.

Dành thời gian cho bản thân để ngủ đủ giấc

Mẹ hãy thử một trong số những mẹo sau nếu không thể có được giấc ngủ đủ vào buổi tối:

  • Ngủ trưa một lúc trong giờ giải lao tại nơi làm việc hoặc trong giờ ngủ trưa của bé nếu mẹ ở nhà chăm trẻ.
  • Bỏ bớt những việc nhà hoặc nhờ người thân làm việc nhà để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
  • Đi ngủ sớm hơn vào buổi tối nếu có thể nhờ bố cho bé ngủ.
  • Thiết lập một chu kỳ ngủ - thức phù hợp. Cố gắng thức dậy và ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Có một giấc ngủ chất lượng khi bạn nghỉ ngơi

Một số gợi ý giúp các mẹ tận dụng tối đa thời gian ngủ:

  • Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp dùng thảo dược để hỗ trợ giấc ngủ mà không cần uống thuốc an thần. Đôi khi mẹ chỉ cần điều chỉnh lại thời gian thức - ngủ của mình để thiết lập lại đồng hồ sinh học.
  • Sắp xếp lại phòng ngủ để dễ ngủ hơn. Loại bỏ những đồ vật gợi tới công việc và việc nhà. Kiểm tra xem nệm ngủ có đủ thoải mái không. Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và âm thanh trong phòng ngủ theo sở thích của mẹ. Nói chung phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh là tốt nhất cho giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ để mẹ có thể chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Mẹ có thể thử uống sữa ấm, tập yoga, kéo dãn, thư giãn cơ bắp, hít thở sâu, tắm, và mát-xa.
  • Hãy chăm sóc bản thân theo những cách khác. Ăn các bữa ăn bổ dưỡng và đồ ăn nhẹ, tránh caffeine vào cuối ngày và tập thể dục thường xuyên. Cố gắng hoàn thành công việc cần nhiều năng lượng vào buổi sáng và thư giãn vào buổi chiều.

Nguồn: Babycenter, Parent24.com, Kidspot.com

 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo