Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Bé yêu phát triển như thế nào?

Con đang dần phát hiện ra những vật rất nhỏ và theo dõi những thứ đang di chuyển một cách dễ dàng hơn. Lúc này bé đã có thể nhận ra một vật thể khi chỉ nhìn thấy một phần của nó. Ví dụ trẻ sẽ nhận ra ngay nếu đồ chơi yêu thích của bé lộ ra một góc dưới chăn.

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 2

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 4


Mẹ chơi ú òa với bé

Đây sẽ là cơ sở để mẹ và bé chơi trò trốn tìm cùng nhau trong những tháng tới. Con cũng có khả năng đi theo một đối tượng nếu nó di chuyển ra khỏi tầm nhìn của bé. 

Nếu mẹ bế trẻ đến gần một vật nào đó con sẽ cố gắng với lấy. Nhưng một khi con đã lấy được món đồ mình thích trẻ sẽ lại cảm thấy chán chỉ sau một giây.

Các mốc phát triển thể chất và tình cảm của trẻ

Trẻ dần thành thạo các kỹ năng đã học được trong giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi. Và giờ đây con đang học cách để tự ngồi. Giữ cho em bé ngồi một mình trong một khoảng thời gian dài hơn là thử thách với cả hai mẹ con. Nhưng mẹ và bé sẽ rất vui vì sau nhiều lần nỗ lực em bé đã có thể tự ngồi dưới sàn và chơi đồ chơi.

Con bắt đầu học về quan hệ nhân quả. Vì thế mà trò yêu thích của trẻ lúc này là nhấc giỏ lên để xem đồ chơi bị đổ ra ngoài. Trẻ cũng nhận thức được sự hiện hữu của sự vật. Khi một đồ vật trong tầm nhìn của con bỗng nhiên biến mất trẻ sẽ ghi nhớ và muốn đem nó quay lại. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn với trẻ 4 tháng tuổi (Khi được 4 tháng tuổi, nếu có đồ chơi nào bị rơi trẻ sẽ ngay lập tức quên sự tồn tại của nó).

Trẻ tháng này đã sẵn sàng để nói rồi. Và đặc biệt là những “lời nói” của con sẽ có giọng điệu giống y hệt mẹ nói.

 

 

Kích thích sự phát triển của trẻ

Một số trẻ đang dần tự ngồi được một cách vững vàng hơn. Kỹ năng cầm nắm của trẻ cũng tiến bộ rất nhiều. Mẹ hãy đồng hành cùng con trên chặng đường học hỏi các kỹ năng mới một cách nhanh chóng mẹ nhé!

Đặt bé lên vai và giữ con thật chắc chắn bằng hai tay. Giữ trẻ ở trên cao như vậy giúp con phát triển khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể. Đồng thời, tư thế này cũng giúp trẻ nhìn ra thế giới với một góc nhìn mới. Con sẽ rất phấn khích đấy.

Mẹ cũng có thể cùng con chơi chuyền bóng. Đặt trẻ dựa vào lòng một người lớn khác còn mẹ ngồi đối diện với con. Lăn quả bóng đến gần con và khuyến khích con lăn trở lại chỗ mẹ.

Để giúp ngón tay trẻ trở nên khéo léo hơn mẹ hãy đưa cho con những vật nhỏ để trẻ nhật vào một chiếc bát hoặc âu nhỏ. Mẹ nhớ quan sát con đề phòng các tai nạn như nghẹt thở, nuốt đồ chơi…

Khủng hoảng xa cách và gặp người lạ

Ở tuổi này trẻ bắt đầu nhận thức được rằng con là một cá nhân và hoàn toàn tách biệt với mẹ. Điều này khiến trẻ cảm thấy lo lắng khi gặp người lạ hoặc khi phải xa mẹ.

Với một số em bé khủng hoảng xa cách có thể kéo dài tới hai tuổi, nhưng thường thì khi biết đi trẻ sẽ không còn cảm thấy lo lắng nữa. Lúc đó trẻ đang bận rộn với việc trở nên độc lập hơn, học nói và thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể.

Vào giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ nhận thấy trẻ đột nhiên trở nên sợ hãi khi phải gặp người lạ. Trong mắt con, những người con không thường xuyên gặp cũng là người lạ. Đôi khi trẻ lạ cả ông bà và người trông trẻ. Điều này sẽ vô tình làm những người yêu thương con buồn lòng.

Ở độ tuổi này trí nhớ của con được cải thiện và con đã phân biệt được người lạ và người quen. Các chuyên gia cho rằng trẻ có bản năng sinh học cảnh giác với những trải nghiệm mới lạ để đảm bảo an toàn cho bản thân. Sự cải thiện ghi nhớ sẽ cho con biết những người không quen mặt và trở nên cảnh giác. 

Khủng hoảng khi gặp người lạ thường hết khi trẻ được một tuổi hoặc sau một tuổi một chút.

 

 

Bé yêu tập thể dục

Những hoạt động bình thường cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Ví dụ như trẻ thích được đứng và nhảy lên đùi người lớn. Hoạt động này giúp con tăng cường khớp hông, đầu gối và mắt cá chân cũng như các cơ hỗ trợ khác.

Cuộc sống của mẹ: Tìm người trông trẻ

Quyết định tìm một người giữ trẻ là một quyết định lớn. Nhưng điều khó nhất là tìm một người hợp tính và mẹ có thể tin tưởng được. Đặc biệt là nếu các mẹ không có người thân chuyện tìm người giữ trẻ sẽ rất khó. Mẹ có thể tìm người thích hợp từ những mối quan hệ từ bạn bè, hàng xóm và các ông bố bà mẹ khác.

Mẹ cũng có thể tìm kiếm các dịch vụ online, nhưng lưu ý là mẹ cần tìm hiểu kỹ hồ sơ của những người được chọn. Hoặc mẹ có thể tìm một cô giáo từ các lớp giữ trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể thử liên hệ với các trung tâm giới thiệu sinh viên làm thêm theo giờ.

Một cách khác là cùng các ba mẹ khác lập theo một nhóm phụ huynh có thể thay phiên nhau trông trẻ. Tuy nhiên cách này cần có một nhóm thân thiết là đáng tin cậy.

Cac yếu tố quan trọng mà mẹ cần xem xét khi chọn người giữ trẻ là tuổi tác, kinh nghiệm và kiến thức sơ cứu trẻ sơ sinh trong các tình huống khẩn cấp. Mẹ có thể yêu cầu được cung cấp thêm thông tin hoặc phỏng vấn cẩn thận trước khi quyết định. 

Mẹ hãy đánh giá tính cách, đạo đức và trình độ của người giữ trẻ. Đồng thời quan sát cách họ tương tác với bé. 

Khi đã chọn được người phù hợp mẹ hãy yêu cầu người giữ trẻ đến sớm hơn một chút để cả hai hiểu nhau hơn. Hãy để người giữ trẻ làm quen với bé trước và tìm hiểu về những thói quen hoặc lịch sinh hoạt của bé.

Đưa cho người giữ trẻ tất cả các thông tin cần thiết gồm số liên lạc với ba mẹ và số khẩn cấp. Hướng dẫn cho họ biết lỗi thoát hiểm, địa điểm cấp cứu và sơ cứu gần nhất. Đồng thời hãy lưu ý về thông tin y tế của con như dị ứng, tiền sử bệnh...

Nguồn: Babycenter, Parent24.com, Kidspot.com

 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo