Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 2

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Bé yêu phát triển như thế nào?

Bé 5 tháng 2 tuần tuổi sẽ bắt đầu thể hiện một trong những cột mốc cảm xúc lớn đầu đời - sự lo lắng đối với người lạ. 

Bé trở nên bướng bỉnh và lo lắng nếu xung quanh có những gương mặt lạ (và thậm chí cả người quen ) và sẽ khóc nếu một người lạ đột nhiên đến gần.

Các mẹ hãy ghi nhớ điều này khi con ở cạnh những người mà bé không biết. Mẹ không cần cảm thấy xấu hổ khi con khóc trong khi người lạ bế bé. Lúc này mẹ chỉ cần đón bé trở lại và giúp con bình tĩnh bằng cách ôm con vào lòng.

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần 1

>>  Trẻ 5 tháng tuổi tuần thứ 3


Bé được người lạ ôm

Mẹ cũng nên nhắc bạn bè và người thân trong gia đình làm quen rồi bế con thật chậm rãi và nhẹ nhàng.

Trẻ cảm thấy lo lắng khi gặp người lạ không có nghĩa là mẹ tránh không cho trẻ tiếp xúc với người lạ nữa. Việc cho con làm quen với nhiều người sẽ có lợi cho trẻ, trẻ không nên chỉ ở trong vòng tay ba mẹ. 

Ba mẹ hãy kiên nhẫn và tìm hiểu nhiều kiến thức liên quan để con vượt qua giai đoạn này.

Khi thấy bé tỏ ra lo lắng với người lạ không có nghĩa là mẹ phải tìm cách tránh cho bé gặp những gương mặt mới. Con sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích khi làm quen với những người xung quanh thay vì chỉ ở trong vòng tay ba mẹ. Hãy luôn nhớ rằng con cần sự kiên nhẫn và hiểu biết của ba mẹ để vượt qua giai đoạn rất quan trọng này.

 

 

Em bé tập bò

Chơi với em bé đang chuẩn bị tập bò thật vui nhưng cũng khó kiểm soát vì em bé đang rất hiếu động. Từ tư thế ngồi, trẻ nhanh chóng phát hiện ra rằng mình có thể đẩy người về phía trước và trụ bằng hai tay và đầu gối. Trẻ sẽ thực hiện động tác này một đến hai tháng trước khi thực sự có kỹ năng bò. 

Lúc đầu trẻ chỉ có thể đung đưa một chút rồi trở lại tư thế ngồi. Những con sẽ rất nhanh tìm ra cách để di chuyển tiến và lùi. Lúc này mẹ cần đảm bảo các khu vực trong nhà luôn an toàn đối với trẻ em.

Kỹ năng bò sẽ xuất hiện khi trẻ được 6 đến 9 tháng tuổi và sẽ biến mất khi trẻ tập đứng và đi. Hầu hết các bé bắt đầu bò được trong khoảng 7 đến 10 tháng tuổi. Kỹ năng bò dạy trẻ sử dụng phần thân trên và thân dưới một cách độc lập.

Các vận động này dựa trên phản xạ cổ đối xứng khiến tay và chân của trẻ hoạt động đối lập nhau. Ví dụ nếu cánh tay uốn cong chân sẽ duỗi ra hoặc nếu tay duỗi chân sẽ uống cong. Bò trên sàn bằng hai chân và hai đầu gối cũng giúp trẻ căn chỉnh cột sống, hỗ trợ quá trình tập đứng và tập đi ở trẻ sau này. 

Giai đoạn bò cũng giúp phát triển thị giác hai mắt bé bằng cách giúp mắt nhìn ra một khoảng rồi lại nhìn lại bàn tay trong lúc bò. Một số em bé bò bằng tay và đầu gối trong khi các bạn khác bò bằng cách lết mông.

Mẹ không cần quá để tâm đến sự khác biệt của trẻ khi thực hiện các kỹ năng này vì mỗi em bé đều khác nhau. Việc quan sát trẻ tạo ra dáng bò của riêng mình cũng khá thú vị phải không nào.

Với lấy đồ vật

Trẻ không còn là một em bé thụ động nằm xem mọi thứ chuyển động xung quanh nữa. Bây giờ con muốn được tương tác với với mọi vật, và một biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là trẻ cố lấy các đồ vật ngoài tầm với. 

Thời gian trước, con sẽ nhanh chóng quên đi những đồ chơi bị rơi khỏi tay con. Nhưng bây giờ trí nhớ của con đang được cải thiện nhanh chóng, trẻ biết rằng nếu con thể hiện cảm xúc của mình mẹ sẽ nhặt đồ hộ con hoặc giúp con tự với lấy món đồ. 

Để có thể tự với được đồ vật khi đang ở tư thế nằm sấp hay ngồi phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh cơ thể của con. Bé phải giữ tư thế có thể cân bằng trọng lượng của mình ngay cả khi dơ tay ra để với đồ. 

Những lần đầu tiên bé có thể chưa thành công và phải gục mặt xuống sàn. Mẹ đừng chạy tới giúp con ngay. Hãy ở bên cạnh quan sát và giúp con khi bé có biểu hiện mệt.

 

 

Khuyến khích sự phát triển của trẻ

Trẻ đã qua giai đoạn chỉ nhìn những đồ chơi treo nôi cũng phấn khích. Giờ con đang nhìn ra thế giới xung quanh và tìm kiếm những trò chơi thú vị hơn nhiều.

Trẻ nhỏ học hỏi bằng cách lặp đi lặp lại. Bởi vậy khi cho trẻ làm quen với trò chơi mới mẹ hãy chuẩn bị tinh thần chơi đi chơi lại rất nhiều lần.

Mẹ hãy chuẩn bị 10 chiếc kẹp quần áo trẻ em và xếp thành từng đôi có màu sắc khác nhau và đặt trong một chiếc túi vải nhỏ. Ngồi cùng bé và cho bé xem cách mẹ lấy những chiếc kẹp từ trong túi ra rồi lại đổ vào.

Tuy đơn giản nhưng trò này yêu cầu con tập trung tâm trí và tư duy phối hợp mới thực hiện được. Sau khi trẻ đã thành thạo trò này mẹ có thể dạy con về màu sắc và khái niệm các cặp.

Khen ngợi trẻ một cách tích cực

Trong quá trình chăm con mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ những ba, mẹ khác. Có lời khuyên sẽ đúng nhưng cũng có những lời khuyên đã không còn phù hợp nữa.

Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận rằng ba mẹ cần khen ngợi khi trẻ làm đúng hoặc giải quyết được một vấn đề mới. Mẹ cần dành cho trẻ thật nhiều sự khen ngợi tích cực. 

Nếu mẹ thấy trẻ cư xử hoặc làm được những điều tốt và mẹ muốn khuyến khích con hãy để con thấy và cảm nhận được rằng mẹ rất hài lòng với con. Những cách thể hiện rõ ràng nhất với trẻ và vỗ tay và dùng những lời nói vui vẻ

Cuộc sống của mẹ: Giúp con làm quen với mọi người xung quanh

Khi đang mang thai, mẹ có thể cảm thấy lo lắng về việc liệu bé có gắn kết với mình. hay không? Đến tháng này mẹ sẽ nhận thấy mối liên kết giữa mẹ và bé đã trở nên rất khăng khít. Trừ mẹ ra, con thậm chí còn tỏ ra khó chịu khi có người đến gần kể cả bố.

Khi con tỏ ra khó tiếp xúc với những người khác, mọi người sẽ khó làm quen với bé. Điều này cũng có nghĩa rằng mẹ cần tự mình làm những công việc chăm sóc con nhiều hơn.

Việc giúp con làm quen với người khác cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ xã hội của con.

Một mối liên kết bền vững sẽ phát triển thông qua các tương tác hàng ngày, vì vậy mẹ có thể giúp bố gắn kết với con hơn bằng cách cùng chăm sóc bé như thay tã, tắm và cho bé ăn. Các mẹ hãy để bố bế và dành thời gian chơi cùng con khi trở về sau một ngày dài làm việc.

Trong thời gian đó mẹ nên giữ khoảng cách với bé để con không nghe thấy tiếng hoặc cảm thấy có mẹ ở gần. Mẹ có thể chia việc chăm sóc bé hằng ngày để bố có trách nhiệm trong việc chăm con và thân thiết với con hơn. Tắm cho con và đọc sách khi đi ngủ là những điều các ông bố thường làm.

Bên cạnh đó, mẹ nên dành nhiều thời gian cho con tiếp xúc với bạn bè và người thân trong gia đình. Đầu tiên mẹ bế bé và để mọi người chơi và nói chuyện với con. Sau đó để người khác bế bé khi mẹ vẫn ở đó. Cuối cùng, mẹ hãy thử rời khỏi tâm mắt con một chút rồi quay lại.

Khi bé đã quen dần mẹ có thể rời đi lâu hơn để bé chơi với người đang chăm sóc mình. Dần dần trẻ sẽ quen với nhiều người hơn và không còn quá bám mẹ nữa.

Nguồn: Babycenter, Parent24.com, Kidspot.com

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo