Trẻ 4 tháng tuổi tuần 1

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Bé yêu phát triển như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho rằng khi được 4 tháng tuổi, em bé đã hiểu hầu hết các âm thanh cơ bản để tạo nên ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tức là một em bé 4 tháng tuổi người Việt đã có khả năng hiểu những âm thanh cơ bản của tiếng Việt.

Từ giờ đến 6 tháng tuổi, bé sẽ phát triển khả năng tạo ra âm thanh. Ba mẹ sẽ vỡ òa khi có thể nghe thấy bé bập bẹ những từ như “ba”, “mẹ”. 

Mặc dù các chuyên gia về sự phát triển ở trẻ em cho rằng em bé vẫn chưa thể liên kết những danh từ này với chính ba mẹ của con, nhưng được nghe con gọi những tiếng “ba”, “mẹ” cũng thật thú vị đúng không nào!

Trò chuyện cùng con giúp phát triển ngôn ngữ cho bé

Các ba mẹ cũng có thể khuyến khích bé giao tiếp bằng cách bắt chước biểu cảm và âm thanh của bé. Khi ba mẹ bắt chước nói “ba”, bé cũng sẽ cố gắng nói lại đó.

Khi bé quấy khóc hoặc cố gắng thể hiện điều gì đó ba mẹ hãy tận dụng để nói chuyện với con. Việc giao tiếp với em bé bằng ngôn ngữ giúp trẻ học được sự quan trọng của ngôn ngữ và mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Điều này cũng sẽ góp phần xây dựng nên sự tự tin và nhận thức về bản thân của bé: Con sẽ nhận ra rằng “lời nói” của con sẽ có tác động đến sự việc.

>> Trẻ 4 tháng tuổi tuần thứ 2

 

 

Những điều mẹ nên biết

Phản xạ đẩy lưỡi ở trẻ giúp con bú tốt hơn. Ở giai đoạn này, phản xạ đẩy lưỡi đang dần biến mất. Nghĩa là thức ăn sẽ dễ dàng được đưa vào phần trong của lưỡi để con dễ nuốt hơn. 

Nên nhớ rằng đây là giai đoạn trẻ dùng miệng để khám phát mọi thứ. Và những hành động của trẻ có thể do tò mò chứ không thực sự muốn ăn. 

Trẻ tuần tuổi này đã có thể nặng gấp đôi cân nặng khi sinh ra. Tuy nhiên, mỗi bé có sự phát triển khác nhau, mẹ nhớ cập nhật biểu đồ tăng trưởng cho con thường xuyên nhé. Nếu bé vẫn phát triển theo kênh của mình, tức là con vẫn tăng trưởng bình thường.

Nhìn thấy mình trong gương

Gương thường được dùng trong các trò chơi kích thích sự phát triển của trẻ. Nhưng đến khoảng 4 tháng tuổi trẻ mới hiểu được rằng mình đang nhìn vào một người. Và một thời gian sau đó trẻ mới nhận ra đang nhìn chính mình trong gương. 

Chơi với gương giúp trẻ hiểu về thể giới và biết được rằng còn nhiều em bé khác cũng giống như mình.

Hầu hết các bé đều thích nhìn vào gương và “nói chuyện” với người bạn nhỏ trong gương. Trẻ cực kỳ thích thú khi thấy rằng nếu con lè lưỡi thì người bạn đó cũng sẽ làm giống hệt. 

Nhưng điều thú vị nhất là thỉnh thoảng con sẽ không thấy mình trong gương. Và con sẽ tự hỏi là bạn ấy đi đâu mất rồi?

“Phun mưa xuân”

“Phun mưa” hay phì nước bọt giống như là một phần của cột mốc phát triển trong năm đầu đời của con. Một khi trẻ đã học được cách làm mẹ sẽ nhận thấy con làm như vậy trong suốt một tuần sau đó.

Nhưng thực ra chuyện này luôn khiến mẹ và con vui vẻ. Thậm chí đến khi con bắt đầu ăn dặm trẻ cũng bất ngờ “phun mưa xuân”. Lúc này miệng con đang đầy thức ăn nên có thể mẹ sẽ bị thức ăn bắn đầy lên đầu lên tóc đó. Mẹ nên cẩn thận nhé!

Trong giai đoạn này các hoạt động của trẻ tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho việc học nói sau này. Phun mưa cũng là một bước hỗ trợ. 

Thường thì cha mẹ và mọi người xung quanh sẽ rất thích thú tương tác khi trẻ phun mưa. Khi tạo ra được âm thanh và “phun mưa” như vậy, các cơ trên khuôn mặt của con cũng dần phát triển hơn.

Con cũng sẽ học được cách kiểm soát các phần khác nhau của miệng, lưỡi và khuôn mặt. Các cơ quan này phối hợp với nhau giúp trẻ làm được hành động đáng yêu “phun mưa xuân”.

Bé yêu và âm nhạc

Một cách “giải trí” cho bé yêu là chuẩn bị một chiếc trống mini cho con. Đặt bé giữa hai chân mẹ và đặt thêm nhiều vật khác nhau xung quanh. Dùng một đôi dùi, có thể dùng đôi đũa hoặc hai chiếc cọ vẽ. Đầu tiên mẹ gõ vào các vật thể xung quanh để tạo ra các âm thanh khác nhau. 

Nếu trẻ thích thú mẹ hãy đưa cho con một chiếc dùi và quan sát cách bé tự tạo ra bài nhạc cho mình. Nhưng thỉnh thoảng trẻ lại không cảm thấy thích thú lắm và chỉ ngồi nhai giấy và nhìn mẹ gõ thôi. 

Nhưng dù sao đi nữa hai mẹ con cũng đã có có thời gian chơi nhạc vui vẻ với nhau.

 

 

Cuộc sống của mẹ: Tập thể dục

Ngoại trừ các tình huống đặc biệt đã được bác sĩ chỉ định không nên vận động, sau khi trẻ được 4 tháng tuổi mẹ có thể tập thể dục được rồi.

Tuy nhiên các khớp và dây chằng của mẹ vẫn có thể bị dãn ra do ảnh hưởng của thai kỳ. Vì thế nên mẹ chỉ nên khởi động với các bài tập nhẹ nhàng hoặc tham gia một khóa tập thể dục sau sinh chuyên về các động tác đơn giản.

Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không cần phải lo lắng vì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì tới thành phần của sữa và khả năng cho con bú. Tuy nhiên để thoải mái hơn mẹ có thể cho bé ăn trước khi tập các bài tập có cường độ cao. Và lưu ý mặc áo nâng ngực và bảo vệ ngực trong suốt quá trình tập. 

Mẹ có thể tận dụng thời gian vừa trông con vừa tập luyện bằng cách đặt bé trong xe đẩy khi mẹ đi bộ hoặc đặt bé trên ghế trẻ em để nhìn mẹ đạp xa (bằng máy đạp xe trong nhà) và tập các bài tập đơn giản.

Mẹ cũng có thể đến phòng tập gần nhà nếu có người trông con giúp hoặc tranh thủ lúc con ngủ để luyện tập. Sắp xếp lịch tập phù hợp với cuộc sống bận rộn của mình để có thể tập ít nhất 3 buổi một tuần.

Nếu mẹ đã phải đi làm hãy đỗ xe ở xa cơ quan một chút và dành thời gian đi bộ tới văn phòng. Tranh thủ giờ nghỉ buổi trưa để tập 30p tại một phòng gym gần công ty. Nếu mẹ có thể sắp xếp được lịch khoa học và thuận tiện mẹ sẽ dần hình thành thói quen tập thể dục lành mạnh này.

Một điều lưu ý cho mẹ là đừng quá khắt khe với cơ thể của mình. Việc tập thể dục, giảm cân sau sinh và chăm sóc bản thân rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc lấy lại vóc dáng cần có thời gian nên mẹ  đừng ép mình tập quá sức.

Quá căng thẳng và áp lực về ngoại hình sẽ khiến việc tập thể dục trở nên kém hiệu quả. Mẹ hãy tự hào vì cơ thể mẹ vừa làm được điều tuyệt vời nhất: tạo ra một sinh linh nhỏ bé! 

Nguồn: Babycenter, Parent24.com

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo