Mẹ tự chăm sóc bản thân sau sinh thế nào?

đăng bởi

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Ở những tháng đầu tiên, việc chăm sóc bà mẹ sau sinh thường hay chăm sóc mẹ sau sinh mổ dường như là một “nhiệm vụ bất khả thi”. Chăm sóc bé cưng chiếm phần lớn thời gian, và mẹ hầu như không có thời gian rảnh để nghĩ đến bản thân.

Tuy nhiên, nếu không giữ được sức khỏe, liệu mẹ có thể dành cho con sự chăm sóc tốt nhất? Chăm bé quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng quan trọng không kém.

Mẹ nên cố gắng dành ra cho bản thân chỉ vài phút mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn giảm thất vọng, nổi nóng, tự trách bản thân và thậm chí giúp bạn bảo vệ mình khỏi chứng trầm cảm sau sinh.

Nằm thư giãn trong bồn tắm là cách chăm sóc sau sinh tại nhà hiệu quả cho các mẹ

Dưới đây là danh sách các gợi ý sau sinh nên làm gì dành cho các mẹ để có thể tự chăm sóc bản thân.

Bạn có thể sẽ không thực hiện được tất cả các công việc này, nhưng chỉ cần đọc qua chúng cũng có thể giúp bạn nhớ được phần nào.

  • Chăm sóc thể chất: Ăn, ngủ và luyện tập đúng cách.
  • Giao lưu với những ông bố bà mẹ khác: Có sự trao đổi, tương tác với những vị phụ huynh khác ít nhất mỗi tuần một lần sẽ giúp bạn có cơ hội được thổ lộ về những khó khăn mình gặp phải và trao đổi được nhiều kinh nghiệm hữu ích.
  • Thể hiện và chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Thời gian làm quen với một đứa trẻ mới chào đời không phải luôn vui vẻ. Chăng có gì lạ khi bạn cảm thấy muốn nổ tung, vì vậy, cứ thành thật với chính mình.
  • Chú trọng những cảm xúc tích cực: Tìm kiếm những cách làm cho bản thân cảm thấy dễ chịu và tập trung vào những cách đó.
  • Nghỉ giải lao: Trao bé cho một người thân khác và xả hơi một chút. Không ai có thể làm việc liên tục một công việc vất vả mà không ngơi nghỉ.

 

 

  • Đừng quá cầu toàn: Nhất là trong giai đoạn này, khi sức khỏe chưa thực sự được vực dậy, khi những cân nặng dư thừa chưa biến mất, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để dỗ dành bé con hay khóc của mình, đừng tạo thêm áp lực cho mình nữa.
  • Nuôi dưỡng sự hài hước: Giữ nụ cười của mình, đừng để nó biến mất nhé. Cố gắng cười lớn ít nhất 1 lần/ ngày.
  • Sắp xếp thời gian của bạn: Suy nghĩ xem mình sẽ làm gì hôm nay, nhưng đừng cố đưa ra một kế hoạch cụ thể. Mẹ không thể đảm bảo tất cả xảy ra theo đúng ý mình, vậy nên hãy giữ cho kế hoạch linh hoạt và thực tế để bạn có thể bám sát nó.
  • Hoãn những quyết định quan trọng: Đừng vội vã đổi công việc, chuyển nhà khi chưa ổn định vai trò làm mẹ của mình.

Những nguyên nhân khiến bạn không thể đặt bản thân lên hàng đầu

Thật không may, hầu hết chúng ta đã không học được cách tự chăm sóc bản thân khi lớn lên. Chúng ta thường lo lắng rằng việc ưu tiên cho sức khỏe và cảm xúc của mình sẽ cản trở việc chăm sóc tốt cho con cái, vợ chồng, gia đình và bạn bè xung quanh.

Mẹ nên dành sự quan tâm cho bản thân mình đúng cách để chăm sóc tốt cho con yêu

Trên thực tế, suy nghĩ này hoàn toàn không đúng. Càng chăm sóc bản thân tốt, bạn sẽ càng có nhiều năng lượng và tâm trí thoải mái, đồng thời sẽ không cảm thấy bực bội và căng thẳng.

Dưới đây là danh sách những suy nghĩ và thói quen có thể gây cản trở cho việc tự chăm sóc bản thân về cả mặt cảm xúc và thể chất.

Bạn có thể gặp chúng từ những “tâm ngôn”, khi tự nhủ với bản thân, và thậm chí cả khi bạn chỉ mới nghĩ đến việc dành thời gian cho mình.

  • Tôi cần chăm sóc nhu cầu của mọi người khác trước
  • Tôi là phụ nữ. Vai trò của tôi là chăm sóc mọi người
  • Tôi không còn thời gian để làm bất cứ điều gì khác
  • Thật ích kỷ khi tôi muốn làm điều gì đó cho bản thân
  • Tôi chưa xứng đáng để có thời gian dành riêng cho bản thân mình và làm những gì tôi muốn.
  • Tôi sợ người khác sẽ không thích hoặc tức giận với tôi.
  • Mẹ tôi chưa bao giờ làm gì vì bản thân bà, sao tôi lại làm khác đi?
  • Người phụ nữ tốt luôn đặt mọi người cao hơn bản thân mình
  • Tôi cần dành toàn bộ thời gian để làm cho mọi việc đâu vào đấy
  • Tôi nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần phải làm những việc đó.
  • Một khi nhìn nhận được sự trở ngại đến từ chính bản thân mình, bạn sẽ tìm được cách thay thế những suy nghĩ cứng nhắc này để dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.

 

 

Làm thế nào để loại bỏ những cuộc độc thoại tiêu cực này để chăm sóc mẹ sau sinh khoa học?

Một cách hiệu quả để đánh bại chúng là lặp lại các cụm từ mới cho chính mình. Hãy thử bài tập này:

Tìm một nơi yên tĩnh, và nhắm mắt lại. Thực hành thở chậm và sâu, để bụng bạn từ từ phồng lên rồi xẹp xuống. Trong vòng hai phút, hãy tự lặp lại với chính mình trong mỗi hơi bạn thở ra: “Chăm sóc bản thân sẽ mang lại lợi ích cho em bé.”

Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh cho thấy mẹ có khỏe mạnh, vui vẻ mới tạo môi trường phát triển lành mạnh cho con yêu

Khi bạn tự chăm sóc bản thân, có phải bạn đang đổ đầy bình, lập tài khoản ngân hàng hay đang sạc pin? Hãy chọn phép ẩn dụ phù hợp nhất với mình và tưởng tượng về hình ảnh đó trong khi lặp lại cụm từ của mình.

Mỗi khi có suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn rằng còn có thứ khác quan trọng hơn là dành thời gian bản thân thì bạn nên hít một hơi thật sâu và thực hành bài tập này nhé.

Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn và kỳ lạ lúc ban đầu, đồng thời hoài nghi rằng nó có thực sự tác dụng hay không. Hãy thử thực hành nó trong một vài ngày trước khi bạn đánh giá hiệu quả của nó nhé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo