Đừng để sữa mẹ

đăng bởi Hoài Anh

Mẹ có biết việc bảo quản và hâm sữa mẹ không đúng cách có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất quý giá, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé? Trong bài viết này, POH sẽ hướng dẫn chi tiết cách hâm sữa mẹ đúng cách, giúp giữ trọn dinh dưỡng trong từng giọt sữa để đảm bảo bé yêu nhận được những gì tốt nhất từ sữa mẹ.

Các cách bảo quản sữa mẹ hút/ vắt ra 

Việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra là một bước quan trọng để đảm bảo sữa giữ được tối đa dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tùy theo điều kiện và nhu cầu sử dụng, mẹ có thể lựa chọn nhiều cách bảo quản khác nhau, mỗi cách đều có những lưu ý riêng để đảm bảo chất lượng sữa.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất là bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Khi sử dụng ngăn mát tủ lạnh, mẹ cần cho sữa vào túi hoặc bình đựng chuyên dụng, đậy kín và ghi rõ ngày, giờ vắt sữa. 

Sữa mẹ có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C trong vòng 3-5 ngày, lý tưởng nhất là sử dụng trong 3 ngày đầu. Nên để sữa ở phía trong tủ lạnh để tránh sự thay đổi nhiệt độ khi mở cửa tủ. 

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh

Nếu mẹ không có ý định sử dụng sữa trong thời gian ngắn, có thể cấp đông sữa. Khi được bảo quản ở nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn, sữa mẹ có thể bảo quản từ 3-6 tháng, và lên đến 12 tháng nếu được trữ trong tủ đông chuyên dụng.

Trong trường hợp mẹ và bé phải ra ngoài mà không có điều kiện sử dụng tủ lạnh hoặc ngăn đá, bình giữ nhiệt hoặc túi đá khô cũng là lựa chọn hợp lý. Bình giữ nhiệt và túi đá khô có khả năng giữ lạnh sữa trong vòng 24 giờ, giúp mẹ yên tâm di chuyển mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ sữa bị hỏng. Tuy nhiên, mẹ cần chắc chắn rằng bình giữ nhiệt luôn được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn.

Nếu mẹ dự định sử dụng sữa ngay trong vòng vài giờ sau khi vắt, có thể đặt sữa ở ngoài. Với nhiệt độ dưới 25°C, sữa mẹ có thể được giữ ở ngoài từ 4 đến 6 giờ. Tuy nhiên, vào những ngày nóng bức, mẹ nên dùng càng sớm càng tốt để đảm bảo sữa vẫn giữ được chất lượng. Nên để sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát và đậy kín để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sau khi bảo quản sữa mẹ, một bước quan trọng trước khi cho bé dùng đó là hâm nóng sữa. Sữa mẹ khi để trong tủ hoặc ngăn đá thường bị lạnh và có thể làm bé cảm thấy khó chịu nếu uống trực tiếp. Hầu hết các em bé đều thích sữa ấm hơn vì nó tương tự như sữa bú từ ngực mẹ. Việc hâm sữa giúp đưa sữa về nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể mẹ, khoảng 37°C - 40 độ C, giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn chi tiết cách hâm sữa mẹ

Hâm sữa mẹ không chỉ là làm sữa ấm lên mà còn cần giữ được dưỡng chất bên trong sữa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách hâm sữa mẹ nhanh đối với từng loại sữa được bảo quản bằng các phương pháp khác nhau.

Cách hâm sữa mẹ từ ngăn mát hoặc sữa tươi (sữa vừa vắt) 

Sữa ấm sẽ tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của em bé. Sữa lấy từ ngăn mát tủ lạnh ra ngoài cần được hâm nóng ở nhiệt độ vừa phải. Với sữa vừa vắt ra để ngoài một thời gian nếu mẹ muốn cũng có thể hâm nóng lại để kích thích bé ăn ngon hơn. 

Cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa được nhiều mẹ lựa chọn bởi sự tiện lợi và nhanh chóng:

Bước 1: Đổ lượng nước vừa đủ vào khay chứa nước của máy hâm sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Đặt bình sữa hoặc túi sữa vào máy hâm.

Bước 3: Chọn chế độ hâm thích hợp, thường là chế độ sữa mẹ với nhiệt độ khoảng 40 độ.

Bước 4: Chờ đến khi máy báo hiệu hoàn thành, lắc nhẹ bình sữa và kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú.

Cách hâm sữa mẹ sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng

Nếu không muốn sử dụng máy hâm sữa, mẹ có thể chọn cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm với cách thực hiện như sau:

Bước 1: Đổ nước ấm vào một bát hoặc chậu nhỏ, dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ nước khoảng 40°C.

Bước 2: Đặt bình sữa hoặc túi sữa vào bát nước ấm, đảm bảo nước không tràn vào sữa. 

Nên hâm sữa mẹ bao nhiêu phút trong nước nóng? Mẹ nên ngâm sữa trong nước ấm khoảng 5-10 phút, hoặc cho đến khi sữa đạt nhiệt độ gần bằng nhiệt độ cơ thể (khoảng 37°C) là có thể cho bé sử dụng.

Bước 3: Trước khi cho bé bú, mẹ nên lắc nhẹ bình sữa để nhiệt độ được phân bố đều và kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay.

Cách hâm sữa mẹ bằng nước ấm

Dù chọn cách hâm sữa mẹ không cần máy hay sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng, mẹ cũng nên đảm bảo sữa được làm nóng ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Tránh sử dụng nhiệt độ quá cao bởi điều này sẽ phá huỷ một số dưỡng chất trong sữa. Và tuyệt đối không nên hâm sữa mẹ bằng nước sôi. 

>> Tham khảo: Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Cách hâm sữa mẹ từ ngăn đá (sữa cấp đông)

Với sữa được cấp đông (sữa để ngăn đá), cách hâm sữa mẹ đúng đó là mẹ rã đông trước khi hâm, tránh làm nhiệt độ thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Bước 1: Chuyển sữa đông lạnh từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh và để rã đông từ từ qua đêm, hoặc ít nhất 12 giờ.

Nếu cần rã đông nhanh, mẹ có thể ngâm túi sữa hoặc bình sữa vào nước lạnh, sau đó chuyển sang nước ấm để rã đông.

Bước 2: Sau khi sữa đã rã đông hoàn toàn, mẹ có thể hâm sữa theo các bước hâm sữa bằng mát hoặc hâm bằng nước ấm tương tự ở trên.

Mẹ nên rã đông từ từ trước khi hâm nóng sữa bảo quản trong tủ đá

Lưu ý: Sữa đông lạnh sau khi rã đông nên được sử dụng ngay và không được tái đông lại. 

Bằng cách thực hiện đúng các bước trên, mẹ sẽ yên tâm rằng sữa mẹ giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển trong năm đầu đời.

Những lưu ý khi hâm sữa mẹ để đảm bảo an toàn

Bên cạnh quy trình và nhiệt độ hâm sữa, mẹ cần lưu ý luôn luôn kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé ăn cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ.

Trước khi cho bé bú, mẹ nên lắc đều rồi nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay. Nếu sữa ấm như nhiệt độ cơ thể, tức là khoảng 37°C, thì sữa đã đạt nhiệt độ lý tưởng. Điều này đảm bảo sau khi hâm sữa không bị quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể đổ một ít sữa ra rồi sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo chính xác nhiệt độ sữa, đảm bảo sữa không vượt quá mức nhiệt phù hợp cho con.

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi hâm sữa mẹ là không hâm lại sữa đã được hâm. Việc hâm lại sữa có thể khiến vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé. Ngoài ra, mỗi lần hâm lại, các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm đi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của phần sữa đó. Vì vậy, nếu bé không bú hết sữa đã hâm, mẹ nên bỏ phần sữa thừa và không sử dụng lại nữa nhé!

Và cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ hãy luôn rửa tay và vệ sinh sạch sẽ tất cả các dụng cụ dùng để hâm sữa, bao gồm máy hâm sữa, bình sữa, và các phụ kiện khác.

Rửa sạch dụng cụ ngay sau khi sử dụng bằng nước ấm và xà phòng, sau đó để khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn sạch, và tiệt trùng trước khi sử dụng. Đối với máy hâm sữa, mẹ nên thường xuyên vệ sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất để máy hoạt động lâu bền và an toàn khi sử dụng. Việc này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào sữa khi hâm. 

Hâm sữa mẹ đúng cách sẽ giúp giữ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa, đảm bảo con nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển. Bên cạnh đó, những lưu ý về kiểm tra nhiệt độ, không hâm lại sữa đã hâm, và vệ sinh dụng cụ hâm sữa cũng là những yếu tố quan trọng mà các mẹ cần ghi nhớ trong quá trình chăm sóc em bé.

Để có thêm những kiến thức bổ ích về nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ có thể tham khảo POH EASY. POH EASY là chương trình hướng dẫn mẹ nuôi con theo nếp EASY & Tự ngủ, bên cạnh đó chương trình cũng mang đến cho mẹ rất nhiều thông tin hữu ích về nuôi con sữa mẹ, kích sữa, tập khớp ngậm, bảo quản sữa và cho con bú đúng cách. 

Giúp con ăn no ngủ đủ cùng POH EASY tại đây!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo