Lịch sinh hoạt bé 1 tháng theo EASY mẹ nên biết

đăng bởi Vân Minh

 

MỤC LỤC

Thời gian thức của trẻ 1 tháng tuổi là gì?
Lịch sinh hoạt bé 1 tháng theo EASY
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng
Chơi với trẻ 1 tháng tuổi như thế nào?
Làm sao để cho trẻ 1 tháng tuổi đi ngủ?
Giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi
       Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao lâu là đủ?
      Trẻ 1 tháng nên bắt đầu giấc đêm khi nào?
       Bé 1 tháng ngủ ít hay giật mình?
       Trẻ 1 tháng tuổi có nên ngủ với núm vú giả không?
       Có nên quấn cho trẻ 1 tháng tuổi không?
       Trẻ 1 tháng tuổi nên mặc gì khi đi ngủ?
       Thói quen đi ngủ cho trẻ 1 tháng tuổi là gì?
       Trẻ 1 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?
       Khi nào trẻ bắt đầu ngủ xuyên đêm?

 

Những tuần đầu tiên chăm sóc thiên thần nhỏ của mẹ chứa đầy tình yêu và cả sự học hỏi. Phần lớn thời gian trong ngày của trẻ 1 tháng chỉ toàn bú, tã và ngủ. Bài viết dưới này chia sẻ lịch sinh hoạt ăn - ngủ của trẻ một tháng tuổi và giải đáp một số băn khoăn phổ biến của ba mẹ giai đoạn  này

Những ngày tháng đầu tiên làm cha mẹ có thể thực sự rất mệt mỏi và lịch sinh hoạt khóa học EASY chính là chìa khóa giúp con ăn ngủ tốt hơn, đưa thời gian biểu của mẹ về thời con gái. Tuy nhiên mẹ cũng cần hiểu là lịch sinh hoạt ăn ngủ EASY cho trẻ một tháng tuổi thực tế là “thói quen linh hoạt, không phải lịch trình cứng nhắc”.

>> Nuôi con theo phương pháp EASY có tốt không?

>> Hướng dẫn chi tiết phương pháp EASY cho người mới bắt đầu

Thời gian thức của trẻ 1 tháng tuổi

Thời gian thức (wake time) là khoảng thời gian em bé thức giữa giấc ngủ này và giấc ngủ tiếp theo. Sau một tháng tuổi, thời gian thức của trẻ khoảng từ 50-90 phút. 

Cụ thể, ở 4 tuần tuổi, thời gian thức của trẻ sẽ khoảng  50-70 phút. Đến mốc 8 tuần, thời gian thức sẽ là 60 đến 90 phút. Thông thường, chúng ta thấy rằng trẻ sơ sinh có thời gian thức buổi sáng ngắn hơn và thời gian thức dài hơn trước giờ ngủ đêm. 

Giai đoạn 1 tháng tuổi, nắm được đặc điểm thức của con là một chỉ dẫn tuyệt vời.  Tuy nhiên, mẹ cũng cần theo dõi các tín hiệu buồn ngủ của trẻ. Dấu hiệu buồn ngủ là những dấu hiệu mà trẻ sử dụng để thông báo rằng trẻ đang mệt mỏi, đã sẵn sàng đi ngủ hoặc đã quá giấc rồi, con cần ngủ ngay lập tức.                            

 

Lịch sinh hoạt bé 1 tháng theo EASY

Một ngày của trẻ sơ sinh đủ ngày đủ tháng 1 tháng tuổi, cân nặng >2,7kg đã có thể vào lịch sinh hoạt EASY 3 với lịch trình cụ thể như sau:

Thời gian

Hoạt động

7:00 sáng

Thức dậy và ăn

8-10:00 sáng

Ngủ giấc 1

10:00 sáng

Dậy ăn

11:00 sáng - 1:00 chiều

Ngủ giấc 2

1:00 chiều

Dậy ăn

2:00 chiều - 4:00 chiều

Ngủ giấc 3

4:00 chiều 

Dậy ăn

5:00 - 5:45 chiều

Ngủ giấc ngắn cuối ngày

5:45 chiều

Dậy ăn (nếu con đòi)

6:15 chiều

Làm trình tự ngủ đêm 

7:15 tối

Ngủ đêm 

 

Đây chỉ là một ví dụ mẫu về lịch sinh hoạt cho bé một tháng và mẹ không cần cứng nhắc tuân thủ theo từng phút. Bởi em bé là con người, không phải là robot. Con cần bố mẹ theo dõi con để áp dụng một cách linh hoạt. 

Để xem thời gian một ngày diễn ra như thế nào với độ dài giấc ngủ dài ngắn khác nhau, thời gian thức và thời gian ăn cho ăn như thế nào, mời mẹ tham khảo bài viết Giấc ngủ ngắn và Trẻ sơ sinh

>> Lịch sinh hoạt ăn - ngủ một ngày của bé 2 tháng tuổi

>> TẤT TẦN TẬT về lịch sinh hoạt Ăn - Ngủ một ngày của bé 3 tháng tuổi 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi 

Về các mốc phát triển quan trọng, một số trẻ có thể sẽ đạt kỹ năng, chạm mốc sớm hơn những em bé khác. Các mốc quan trọng sẽ đến trong một khoảng thời gian nhất định và không thể so sánh giữa những em bé với nhau. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của trẻ một tháng tuổi, mẹ có thể liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Hoặc tham gia khóa học POH Acti để có bài test sự phát triển của bé hàng tháng, giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con trên 7 lĩnh  vực, đồng thời có bài tập thực hành cho từng lĩnh vực giúp con phát triển toàn diện và vượt trội trên nền tảng hài hòa.
Dưới đây là một số kỹ năng em bé có thể đạt được trong tháng này:

  • Đưa tay lên mặt
  • Bắt đầu nhìn theo các vật chuyển động cách mắt trẻ từ 20-30cm
  • Quay mặt về những giọng nói quen thuộc 
  • Rướn đầu lên khi đang nằm hoặc đang được bế
  • Phản ứng với tiếng ồn lớn
  • Chộp và cầm, giữ đồ vật bằng tay một cách nhanh chóng

>> Mẹ tham khảo thêm tại bài viết: Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Cách chơi với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Có thể ba mẹ thấy thời gian thức của con quá ngắn (50-60 phút). Chỉ riêng việc cho ăn, vỗ ợ đã chiếm gần hết khoảng thời gian này.
Thế nhưng nếu muốn chơi cùng trẻ, thì nên chơi những gì? Món đồ chơi tốt nhất của con giai đoạn này là gì? Là chính mẹ đấy! Trẻ sơ sinh thích sự tương tác mặt đối mặt và có thể học được rất nhiều điều từ những hành động nhỏ của mẹ như trò chuyện với bé, ôm và ngắm nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn ngọt ngào ấy. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên tập nằm sấp giúp con khỏe mạnh, cứng cáp cơ đầu cổ giúp hỗ trợ chơi tự lập và việc tập lật lẫy sau này diễn ra thuận lợi.
Các trò chơi cho bé sơ sinh, mời mẹ tham khảo bài viết: trò chơi cho trẻ sơ sinh 

Hoặc tham gia POH Acti để có các bài tập theo từng ngày phù hợp với tuần tuổi của con nhé!

Làm sao để dỗ trẻ 1 tháng tuổi đi ngủ?

Chúng ta thường nghĩ rằng trẻ thích ăn lúc nào thì ăn và thích ngủ lúc nào thì ngủ. 

Tuy nhiên với những bé không có lịch ăn ngủ phù hợp thường quấy khóc, gắt ngủ hoặc lẫn lộn ngày đêm nhiều hơn.

Để tránh hiện tượng này, mẹ nên cho bé sinh hoạt theo trình tự Ăn - Chơi - Ngủ và tách rời ăn ngủ từ sớm. Khi con có thói quen sinh hoạt này rồi, thì cơn buồn ngủ sẽ đến đều đặn vào những thời điểm cố định trong ngày. Lúc này mẹ dỗ con đi ngủ dễ dàng hơn nhiều lần thay vì con gắt ngủ cả tiếng.

Để thực hành điều này thành công, mẹ có thể tham khảo khóa EASY tư vấn 1-1 tại POH EASY. Khóa sẽ giúp mẹ thiết lập trình tự sinh hoạt EASY khoa học, giúp con phân biệt ngày đêm thành công. Đồng thời có thể hiểu con thông qua tiếng khóc giúp xoa dịu trẻ hay quấy khóc... và có giấc đêm trọn vẹn từ sớm.


 

Giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi

Thông thường, trẻ 1 tháng tuổi sẽ có giấc ngủ ngắn từ 20 phút đến 120 phút. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về trẻ sơ sinh và giấc ngủ ngắn trong bài viết Những giấc ngủ ngắn của trẻ sơ sinh. 

Có thể mẹ thường xuyên nghe thấy là "nó đang ngủ, để yên cho nó ngủ". Tuy nhiên, con đã ngủ liên tục trong 2 giờ, hãy đánh thức trẻ dậy và cho bú . Ưu tiên cho trẻ ăn ban ngày giúp trẻ định hướng sơ bộ đúng về ngày và đêm , duy trì sự tăng trưởng và bắt đầu tập ngủ dài hơn vào ban đêm.

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Thông thường trẻ 1 tháng tuổi sẽ cần 15.5-18 giờ mỗi ngày để ngủ. Mẹ có thể tham khảo thêm tại bảng thời gian ngủ của bé sơ sinh trong bài viết: Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu?

Thay vì căn ke để trẻ có số giờ ngủ hoàn hảo, hãy theo dõi các dấu hiệu của trẻ. Dưới đây là một số điều cần chú ý:

  • Không để bất kỳ giấc ngủ ngày nào dài hơn hai tiếng
  • Thời gian thức mỗi lần kéo dài trong khoảng 50-90 phút. 

Trẻ 1 tháng nên bắt đầu giấc đêm khi nào?

Trẻ sơ sinh nên đi ngủ sớm, vào thời điểm 6 đến 8 giờ tối. Bởi hooc-môn tăng trưởng GH chỉ tiết ra nhiều nhất và đỉnh điểm vào giấc ngủ sâu từ 9-11h đêm, sau đó tiết ra giảm dần đến 4h sáng thì hết hẳn. 
Con cần đi ngủ sớm để nếu khó vào giấc đêm, trằn trọc mất 1-2 tiếng thì 9h cũng là lúc con đã có thể ngủ say được. 
Bố mẹ phải tự tìm hiểu vấn đề này với trẻ để tìm ra thời gian đi ngủ thích hợp nhất.
Bài viết về  thất bại khi bắt đầu giờ ngủ đêm cho trẻ là một bài viết tuyệt vời để giúp bạn quyết định thời gian ngủ của trẻ.

Bé 1 tháng ngủ ít hay giật mình?

Đôi lúc, bố mẹ sẽ để ý thấy rằng em bé của mình bỗng nhiên ngủ ít hơn. Lý do là bởi vì trong thời gian này, em bé vẫn đang phát triển nhanh và sẽ có những thay đổi sinh lý khiến thời gian ngủ của trẻ thay đổi. Còn giật mình là do phản xạ moro vẫn còn.

Khi được một tháng tuổi, trẻ vẫn đang tìm hiểu về thế giới. Một số bài viết sau đây sẽ rất hữu ích trong những cuộc “vật lộn” với trẻ trong vài tháng đầu: 

  • Lẫn lộn giữa ngày và đêm: Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ không có khái niệm ngày đêm. Bởi vậy, sau khi chào đời, rất nhiều bé lẫn lộn giữa ngày và đêm, ngủ ngày, đêm thức. Ngủ ngày, đêm thức khiến cho mẹ thực sự rất mệt mỏi, nhưng mẹ có thể an tâm vì POH EASY hoàn toàn có thể giúp mẹ vấn đề này.
  • Bé đòi bú liên tục không chịu ngủ?: Việc trẻ ăn vặt cả ngày có thể khiến trẻ khó ngủ. Bạn hãy cố gắng chú ý vào các dấu hiệu trẻ bị đói và cho trẻ bú khoảng 2-3 giờ một lần trong ngày để giúp trẻ bú tốt và đầy đủ thay vì ăn vặt.
  • Giấc ngủ động REM của trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể tự chủ động ngủ. Đôi khi mẹ có thể vô tình đánh thức con của mình, có thể nhìn thấy trẻ đang di chuyển hoặc thậm chí tạo ra tiếng ồn và cho rằng trẻ đang thức, trong khi chúng thực sự đang ngủ. 

Trẻ 1 tháng tuổi có nên ngủ với núm vú giả không?

Chắc chắn là có thể rồi! Núm vú giả có những lợi ích lớn, và chúng có thể là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời để giúp trẻ ngủ ngon. Bài viết về trẻ sơ sinh ngủ với núm vú giả bao gồm mọi điều bạn cần biết, từ những lo lắng của mẹ về việc cho con bú và ngậm núm vú giả đến cách tập cho trẻ làm quen với chúng và thậm chí phải làm gì nếu con trở nên quá phụ thuộc vào núm vú giả để ngủ.

Có nên quấn cho trẻ 1 tháng tuổi không? 

Quấn rất có lợi cho trẻ đồng thời cũng là cách dỗ trẻ sơ sinh rất tốt. Cảm giác được quất tã giống cảm giác ấm áp, an toàn mà trẻ đã có khi còn trong bụng mẹ. Tôi đã tổng hợp nghiên cứu cho thấy rằng quấn là an toàn và có lợi cho trẻ sơ sinh trong bài viết về Liệu có nên quấn cho trẻ  không?. Điều quan trọng cần lưu ý là nên ngừng quấn tã khi bé có dấu hiệu lăn lộn (đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì điều này không xảy ra trong tháng đầu tiên).

Mặc đồ cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ

Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ của ngôi nhà và khí hậu nơi mẹ sống. Quá nóng có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và tuy nhiên nếu trẻ bị lạnh sẽ không ngủ ngon. Nên cho trẻ ở trong nhiệt độ dễ chịu. Việc mặc bao nhiêu quần áo sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ phòng của mẹ.
Đối với một số người, quấn tã là đủ; đối với những người khác, tã lót, một bộ đồ mỏng và khăn quấn là hoàn hảo; và đối với những ngôi nhà lạnh hơn, có lẽ tã lót, đồ ngủ footie, và sau đó quấn khăn là phù hợp. Bài viết của tôi về Cách mặc quần áo cho con bạn để có giấc ngủ thoải mái  có nhiều chi tiết hơn cho mẹ tham khảo. 

Trình tự ngủ đêm theo EASY cho trẻ 1 tháng

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu trình tự ngủ đêm . Ngay cả khi em bé chưa có nhận thức rõ ràng về bản thân và xung quanh, thói quen trước khi đi ngủ vẫn có hiệu quả. 

Trình tự ngủ đêm giúp thiết lập thời gian ngủ cho tất cả mọi người đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến em bé. Đối với những em bé có giờ quỷ quái (Witching Hour), trình tự ngủ đêm là một điều tuyệt vời có thể giúp giải quyết vấn đề này. 

Các bước trong trình tự ngủ đêm không cần phải phức tạp, vì vậy mẹ không cần phải làm quá nhiều. Trình tự trước khi đi ngủ ở trẻ một tháng tuổi chỉ đơn giản là những hoạt động như: tắm, ăn bữa cuối ngày, đọc truyện, mặc đồ ngủ, quấn, ti giả, tiếng ồn trắng, đặt ngủ. 

Tuy nhiên mẹ cần làm NHẤT QUÁN từ ngày này sang ngày khác để con học được khi có các bước đó là tín hiệu của việc đi ngủ đêm giúp con sẵn sàng hợp tác đi ngủ.

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?

Thông thường trẻ 1 tháng tuổi chưa thể ngủ xuyên đêm. Con vẫn cần dậy ăn 2-3 lần xong ngủ lại luôn mà không thức chơi hay khóc quấy. Con sẽ ngủ được xuyên đêm khi đã đủ >6.5 kg cân nặng.

Khi nào trẻ bắt đầu ngủ xuyên đêm?

Ngủ xuyên đêm có thể coi là ngủ 11-12 tiếng mỗi đêm, có có thể dậy ăn 2-4 lần tùy từng bé và tùy từng giai đoạn những sẽ ngủ ngay mà không thức chơi hay khóc quấy.

Giấc ngủ dài nhất mỗi đêm của bé 1 tháng tuổi mà không ăn là 5 tiếng không cần đánh thức. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Một số trẻ NÊN được nạp năng lượng vào ban đêm và cần dậy ăn đêm sớm hơn khoảng thời gian là 5 tiếng này - khi có vấn đề về sức khỏe, thiếu cân khẩn cấp hoặc chỉ định của bác sĩ.

Con có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng mà không dậy ăn khi trên 3 tháng và trên 6.5 cân nặng. Lúc này con đã có đủ năng lượng dự trữ để ngủ xuyên đêm. 

Để biết cách chăm sóc bé sơ sinh tốt nhất, mẹ tham khảo ngay khóa POH EASY để được tư vấn 1-1 nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo