Theo các chuyên gia sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diên của trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ được khuyến nghị nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tổng hợp những điều cần biết, những vấn đề thường gặp và giải pháp để nuôi con băng sữa mẹ thành công. Mời các mẹ cùng tham khảo nhé!
MỤC LỤC
Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
10 lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Bí quyết lần đầu nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ với cặp song sinh
Những vấn đề thường gặp và giải pháp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú
Chế độ ăn uống lành mạnh cho các bà mẹ nuôi con bú
Uống rượu khi nuôi con bằng sữa mẹ
Cafein và nuôi con bằng sữa mẹ
Uống thuốc khi đang cho con bú
Cách tốt nhất để dự trữ sữa mẹ
Làm thế nào để cai sữa cho con
Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
10 lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng bổ ích đối với sự phát triển toàn diện của em bé sơ sinh. Không chỉ có vậy, đây còn được coi là liều thuốc kháng sinh giúp bé chống lại bệnh tật, vi khuẩn ngay từ khi chào đời.
Do đó, không có gì là lạ khi các chuyên gia đều dành những lời khuyên và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho các chị em để con yêu nhận được những lợi ích của nguồn dinh dưỡng này, đặc biệt là việc áp dụng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của con yêu
Các chuyên gia đã liệt kê những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm đầu đời một cách chi tiêt. 10 lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ này bao gồm: giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ, tăng mối liên kết mẹ con từ đó giúp con yêu phát triển về mặt tình cảm xã hội tốt hơn,…
Ngoài ra, còn có rất nhiều những kiến thức bổ ích khác. Ba mẹ tham khảo bài viết lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ của POH để có thêm thật nhiều động lực nuôi con bằng sữa mẹ, giúp con yêu phát triển toàn diện nhất nhé!
Bí quyết lần đầu nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất để nuôi dưỡng em bé và bảo vệ con khỏi bệnh tật trong những tháng đầu đời dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố bên ngoài tác động nhất. Dễ tiêu hóa và luôn có sẵn bất cứ khi nào con yêu cần, thế nhưng việc cho con bú mẹ có phải là một điều dễ dàng không?
Trước khi làm mẹ, có thể nhiều chị em đã tham khảo sách nuôi con bằng sữa mẹ hay rất nhiều những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của những người đi trước để bớt bỡ ngỡ trong những lần đầu cho con làm quen với núm vú của mẹ.
Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ vắt ra bình
Không ít chị em cảm thấy vô cùng lúng túng, vụng về với em bé sơ sinh, đặc biệt là việc cho con bú, lại càng ngại ngùng hơn khi phải vạch ti ra giữa chốn đông người để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Thế nhưng các mẹ yên tâm, đây hoàn toàn là những điều bình thường mà ai làm mẹ cũng đều trải qua.
Quá trình thực hành cho con bú mẹ cũng chính là cách mẹ luyện tập để trở nên thành thạo hơn. Và tất cả những bí quyết giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn đã được POH bật mí trong bài viết Bí quyết lần đầu nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ hãy tham khảo nhé!
Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ?
Bé bú mẹ bao nhiêu là đủ hay có những dấu hiệu bé bú không đủ sữa nào giúp mẹ nhận biết để quá trình chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của con yêu trở nên đơn giản, dễ dàng hơn?
Hiểu được mong muốn của ba mẹ, các chuyên gia đã quan sát quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng em bé sơ sinh để rút ra được những mẹo giúp ba mẹ nhận biết con yêu đã bú no hay chưa.
Làm sao cho trẻ bú được nhiều là mong muốn của mọi ông bố, bà mẹ
Theo đó, ba mẹ có thể quan sát mức độ hài lòng của trẻ sau khi được bú qua biểu hiện khuôn mặt, ánh mắt. Bé yêu bú đủ sẽ tỉnh táo và khỏe mạnh hơn, ngực mẹ mềm và ít căng cứng hơn, mẹ cũng cảm thấy thoải mái và không bị đau khi con ăn.
Số lượng tã lót phải thay mỗi ngày cũng cho thấy con bú đủ hay không đó ba mẹ ạ. Trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi sẽ cần được thay từ 5 đến 6 chiếc tã lót ướt và nặng mỗi ngày.
Còn những dấu hiệu con bú chưa đủ no thì sao? Trường hợp bé bú sữa mẹ mà không tăng cân nguyên nhân có phải do bé bú mẹ chưa đúng cách? Để giải đáp những thắc mắc này, ba mẹ đọc thêm bài viết Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ của POH nhé!
Cách cho con bú đúng tư thế
Không có một quy tắc khắt khe nào về thời gian cho trẻ sơ sinh bú cả. Em bé sơ sinh cần được cho ăn theo nhu cầu vì trẻ sơ sinh vốn có dạ dày rất nhỏ nên con sẽ bú nhiều lần trong ngày khi đói.
Do đó, để con nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất thì ba mẹ cần đảm bảo con yêu bú đúng tư thế. Vậy ba mẹ làm thế nào để biết con bú có đúng tư thế hay không?
Cho trẻ bú đúng tư thế chính là cách cho con bú không bị sặc, con nhận được đủ lượng sữa mẹ cần thiết mà đảm bảo không khiến mẹ và bé cảm thấy khó chịu trong quá trình cho ăn.
Cách cho trẻ bú ngồi mà vẫn tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ và bé yêu
Có rất nhiều hướng dẫn cho con bú đúng cách từ các chuyên gia hay các chị em khác đã áp dụng như hướng dẫn tư thế nằm cho con bú, hay nằm nghiêng sang một bên, tư thế ngồi hoặc đứng tùy vào thể trạng sức khỏe mẹ sau sinh, mẹ sinh mổ hay sinh thường, hoàn cảnh hay sở thích,…
Tương tự với việc bú mẹ, tư thế cho bé bú bình đúng cách tạo cảm giác thoải mái cho bữa ăn của con mà không bị sặc, con vẫn nhận được đủ sữa. Để khám phá thêm những kiến thức về tư thế cho trẻ sơ sinh bú mẹ, ba mẹ đọc thêm bài viết Cách cho con bú đúng tư thế của POH nhé!
Nuôi con bằng sữa mẹ với cặp song sinh
Việc nuôi con bằng sữa mẹ với con một đã là không dễ dàng đối với các mẹ, công việc này thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi có con sinh đôi đó các mẹ ạ.
Thế nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, kinh nghiệm nuôi con song sinh của nhiều chị em cho thấy chăm sóc một cặp sinh đôi đặc biệt là chuyện cho con ăn lúc đầu có thể khó khăn. Sau một vài tuần thậm chí là chỉ vài ngày, mẹ đã có thể làm quen và tiến hành một cách thuần thục rồi đó.
Mẹ sẽ phải vất vả hơn trong quá trình chăm sóc song sinh để duy trì tốt cân nặng của trẻ sinh đôi
Điều quan trọng nhất cần nhớ là mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con ăn, có thể cho từng bé bú một đồng thời vỗ ợ hơi cho các bé. Khi đã quen dần, mẹ còn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian bằng cách cho cả hai em bé song sinh bú mẹ cùng lúc nữa đó.
Để hỗ trợ việc cho cặp song sinh ăn, mẹ có thể sử dụng một số đồ dùng cho bé sinh đôi như gối cho trẻ sinh đôi bú. Đồng thời, hãy nhớ là sẽ luôn có chồng và người thân hỗ trợ mình trong quá trình chăm con. Niềm vui với các con còn lớn hơn nhiều những khó khăn mà mẹ phải trải qua khi chăm sóc chúng phải không nào?
Để khám phá những mẹo nuôi dưỡng một cặp song sinh, ba mẹ tham khảo bài viết Nuôi con bằng sữa mẹ với cặp song sinh của POH nhé!
Những vấn đề thường gặp và giải pháp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị tắc lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực, khiến việc cho con bú trở nên khó khăn và có thể gây đau đớn, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm vú ở nhiều mẹ.
Triệu chứng tắc tia sữa phổ biến là ngực bị sưng đỏ, đau tức ngực, xuất hiện các nốt sần nổi trên ngực, một khối u hay điểm rất mềm trên bầu ngực, đây chính là hiện tượng tắc tia sữa nổi cục, hoặc một số vùng ngực khi chạm vào có cảm giác ấm hay nóng,…
Tham khảo kinh nghiệm chữa tắc tia sữa của những người đi trước sẽ giúp mẹ dễ dàng giải quyết vấn đề của mình
Nguyên nhân của tình trạng này là bé bú ít, hoặc mẹ không cho bé bú thường xuyên, bé ngậm vú không đúng khớp ngậm, mẹ bị stress, căng thẳng, sữa mẹ dư thừa, ít hút sữa ra ngoài, mẹ đột ngột cai sữa cho con, …
Tắc tia sữa là hiện tượng rất phổ biến, nhiều mẹ còn truyền tai nhau mẹo chữa tắc tia sữa bằng coca cola, hay uống thuốc tây chữa tắc tia sữa, liệu những cách này có hiệu quả?
Cách chữa tắc tia sữa nặng là gì? Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì? Các mẹ hãy đọc thêm bài viết Tắc tia sữa khi nuôi con bằng sữa mẹ của POH để có câu trả lời cho những thắc mắc của mình nhé!
Núm vú bị nứt hoặc chảy máu
Hiện tượng nứt đầu nhũ hoa, hay ở vùng chân núm vú và chảy máu, gây đau đớn và khó chịu cho mẹ đặc biệt là khi cho con bú còn có một tên gọi khác là nứt cổ gà. Nguyên nhân của hiện tượng nứt cổ gà này có thể là do bé bú mẹ không đúng cách, thậm chí là bé cắn mẹ khi bú chảy máu.
Ngoài ra, dùng máy hút sữa không phù hợp hay chưa đúng cách có thể khiến cho việc vắt sữa mẹ bị chảy máu. Con yêu bị tưa miệng , nhiễm trùng nấm men trong miệng cũng có thể truyền bệnh sang cho mẹ.
Mẹ có thể gặp phải tình trạng ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú trong những tháng đầu
Nứt cổ gà có nguy hiểm không? Thực tế cho thấy hiện tượng nứt núm vú và chảy máu ở người mẹ chỉ gây khó chịu và đau đớn cho mẹ mà không gây ảnh hưởng đến con yêu. Con yêu có thể sẽ nuốt phải một lượng nhỏ máu chảy ra ở ngực mẹ, mẹ sẽ nhận thấy tã con có dính chút máu.
Thế nhưng vấn đề là trường hợp con không có khớp ngậm đúng, có thể sẽ không nhận được đủ sữa mẹ, do đó mẹ nên xem nguyên nhân mẹ bị nứt cổ gà có phải do con bú chưa đúng cách không để xử lý kịp thời nhé!
Vậy làm sao để chữa nứt cổ gà, sử dụng miếng dán trị nứt cổ gà có hiệu quả không? Ba mẹ tham khảo bài viết Núm vú bị nứt hoặc chảy máu của POH để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú
Tưa lưỡi là bệnh nhiễm trùng nấm men phổ biến ở em bé sơ sinh bú mẹ có thể gây ảnh hưởng đến núm vú của người mẹ trong thời gian cho con bú. Nguyên nhân gây bệnh chính là nấm men Candida, đã được chứng minh cũng gây ra một số phát ban và nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ.
Nếu đang cho con bú, mẹ và em bé có thể lây nhiễm bệnh cho nhau. Các biểu hiện bệnh tưa lưỡi ở người lớn bao gồm: Núm vú có màu hồng, đỏ, sáng bóng hoặc bong tróc, cảm thấy ngứa, nóng rát,…
Biểu hiện bệnh ở trẻ sơ sinh thường thấy là xuất hiện các mảng trắng, vàng trong miệng và cổ họng bé trông giống phô mai và khó rửa sạch, em bé khóc khi bú mẹ, bú bình, …
Hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bú mẹ
Để chữa trị bệnh tưa lưỡi thì việc điều trị tưa lưỡi người lớn và em bé sơ sinh cần được kết hợp và thực hiện cùng lúc. Nếu không, bệnh có thể truyền ngược lại cho mẹ hay con đó.
Tốt hơn hết ba mẹ nên tiến hành thăm khám bác sĩ sớm để nhận được những lời khuyên hữu ích đồng thời tham khảo các video cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh từ các chuyên gia để tiến hành điều trị bệnh cho mẹ và con yêu nhé!
Vậy trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bệnh tưa lưỡi một cách dứt điểm? Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú của POH nhé!
Đau núm vú khi cho con bú
Những vấn đề liên quan đến việc cho con bú như đau buốt khi cho con bú, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú là rất phổ biến đối với các bà mẹ mới cho con bú mà mẹ có thể nghĩ rằng đây là hiện tượng bình thường của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Thế nhưng không phải vậy. Tình trạng núm vú bị đau có thể là do hiện tượng nứt cổ gà khi cho con bú đã nói ở trên, nhưng đồng thời cũng báo hiệu một số vấn đề gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ mà mẹ cần lưu ý.
Đau núm vú có thể là biểu hiện của hiện tượng nứt cổ gà khi cho con bú
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên những biểu hiện khó chịu này là chốt ngậm không đúng, chấn thương trong quá trình bơm sữa mẹ, nhiễm trùng, sự co thắt mạch máu ở núm vú, hoặc thậm chí là dấu hiệu của viêm vú.
Nhiều mẹ còn có thể bị đau nhói cục cứng khi cho con bú hay thấy đầu tia sữa có mủ trắng, những vấn đề này có nghiêm trọng và ảnh hưởng đến con yêu không? Ba mẹ tham khảo bài viết Đau núm vú khi cho con bú của POH để biết thêm những kiến thức bổ ích nhé!
Viêm tuyến vú
Viêm vú là tình trạng các mô vú của mẹ bị viêm đau. Bệnh phổ biến nhất trong tháng đầu tiên cho con bú, nhưng mẹ cũng có thể bị viêm vú bất cứ lúc nào, ngay cả khi đã cai sữa cho con. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tình trạng ứ máu hay tắc tia sữa, nhiễm trùng do núm vú bị nứt hay chảy máu.
Tình trạng đỏ, sưng, ấm bất thường, đau rát khi chạm vào chính là những biểu hiện của viêm vú. Thông thường bệnh sẽ chỉ ảnh hưởng ở một bên vú chứ không phải cả hai.
Mẹ bị viêm tuyến sữa phải làm sao?
Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú? Các chuyên gia cho biết việc cho con bú khi mẹ bị viêm vú là hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến con yêu, thậm chí còn giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn đó.
Nhiều mẹ có thể bị viêm tuyến sữa có mủ, khi thấy đầu tia sữa có mủ trắng, tốt hơn hết mẹ nên thăm khám bác sĩ xem nên cho con bú mẹ như thế nào và sớm điều trị kịp thời!
Để tìm hiểu về viêm tuyến sữa và cách điều trị hay các cách chữa viêm tuyến sữa dân gian, ba mẹ tham khảo bài viết Viêm tuyến vú của POH để có thêm những kiến thức hay nhé!
Ít sữa và cách tăng nguồn sữa
Sữa mẹ ngày càng ít có thể là vấn đề của rất nhiều chị em không chỉ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cho con yêu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ và gia đình.
Các chuyên gia cho biết những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ít sữa là thiếu sự kích thích tuyến sữa như cho bé bú không thường xuyên, kỹ thuật ngậm kém; mẹ mắc một số bệnh ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa như bệnh tiểu đường, thiếu máu, mất cân bằng nội tiết tố hay phẫu thuật vú trước đó.
Dinh dưỡng là một trong những mẹo để có nhiều sữa sau sinh
Ngoài ra một số loại thuốc cảm lạnh và dị ứng cũng giảm nguồn sữa mẹ. Thuốc tránh thai kết hợp chứa estrogen cũng không phải là lựa chọn đúng đắn dành cho mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Một số mẹ sinh mổ ít sữa cũng không còn quá xa lạ.
Vậy mẹ ít sữa phải làm sao, cách làm sữa mẹ xuống nhiều, cũng như cách gọi sữa về sau sinh mổ là gì? Để tham khảo những mẹo giúp mẹ nhiều sữa này, các mẹ hãy đọc thêm bài viết Ít sữa và cách tăng nguồn sữa mẹ của POH nhé!
Nhầm lẫn núm vú
Con yêu chào đời đã biết cách mút tay. Sau đó bé sẽ được mẹ cho làm quen với núm vú của mẹ. Việc bú bình sau đó cũng hoàn toàn phổ biến ở các em bé sơ sinh. Khi các bé phát triển sở thích với việc bú bình, sẽ rất khó cho các mẹ để thay đổi thói quen bú của con.
Con yêu có thể phát triển sở thích với việc bú bình vì bé dễ dàng nhận được sữa hơn
Một số em bé không gặp vấn đề gì khi chuyển đổi qua lại từ bú bình sang bú mẹ. Thế nhưng nhiều em bé lại có sự nhầm lẫn núm vú, việc bú mẹ cũng trở nên khó khăn hơn nhiều, con yêu sẽ khó có thể nhận được đủ sữa và dễ dàng giảm cân.
Trẻ nhầm lẫn núm vú có những biểu hiện nào? Mẹ có thể làm gì khi con bị nhầm lẫn núm vú? Ba mẹ tham khảo bài viết Nhầm lẫn núm vú ở trẻ sơ sinh của POH để giúp bé yêu phân biệt núm vú tốt và ăn đủ nhé!
Dinh dưỡng cho mẹ nuôi con bú
Chế độ ăn uống lành mạnh cho các bà mẹ nuôi con bú
Sau sinh, một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe và hạn chế những biến chứng sau sinh mà còn giúp cung cấp nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng cho con yêu!
Theo các chuyên gia, người mẹ không chỉ cần đưa những nguồn thực phẩm đa dạng chứa đạm, vitamin và khoáng chất khác nhau, uống nhiều nước mà còn lưu ý đến một số thực phẩm, đồ uống nên tránh để không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.
Mẹ cho con bú nên ăn gì để con thông minh?
Có không ít những thắc mắc của các chị em sau sinh như mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì, ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ, hay mẹ ăn gì để con bú tăng cân.
POH sẽ bật mí tất cả những kiến thức này cũng như thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú trong bài viết Chế độ ăn uống lành mạnh cho các bà mẹ nuôi con bú của POH, các mẹ tham khảo nhé!
Uống rượu khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều mẹ chia sẻ với POH về việc đã lỡ uống bia khi cho con bú vậy có ảnh hưởng gì đến con yêu không? Uống rượu sau bao lâu thì cho con bú để sữa mẹ không bị ảnh hưởng? Đang cho con bú uống rượu nho được không?
Để trả lời cho những thắc mắc này thì các chuyên gia khuyên mẹ tốt nhất nên tránh xa rượu trong ba tháng đầu đời của em bé sơ sinh vì bất kỳ loại rượu nào mà mẹ uống cũng đều đi qua sữa mẹ và truyền sang con yêu!
Mẹ uống rượu bia nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của con yêu
Khi con yêu được vài tháng tuổi, mẹ có thể uống một chút rượu bia mà vẫn không ảnh hưởng đến em bé chỉ khi mẹ tuân thủ những quy tắc sau. Mẹ nên nhớ hãy cho con bú mẹ trước khi uống, đồng thời nên uống kèm với một số đồ ăn nhất định. Mẹ cũng cần ít nhất từ 2 đến 3 giờ để cơ thể đào thải bia rượu ra khỏi rồi mới cho bé bú lại được.
Mẹ có được uống rượu thuốc sau khi sinh? Hạn chế số lượng bao nhiêu rượu mới là an toàn? Để biết những thông tin này, các mẹ tham khảo bài viết Uống rượu khi nuôi con bằng sữa mẹ của POH nhé!
Cafein và nuôi con bằng sữa mẹ
Lời khuyên của chuyên gia là các mẹ sau sinh nên tiêu thụ lượng caffeine mỗi ngày là không quá 200mg. Một điều chắc chắn là, cũng giống như rượu hay bia, cafein có qua sữa mẹ và truyền tới em bé sơ sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.
Sẽ là khó khăn đối với mẹ có thói quen uống cà phê mỗi ngày, thế nhưng vì sự phát triển toàn diện của con yêu, các mẹ nên kìm hãm ham muốn cho loại đồ uống này khi nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời.
Sau sinh uống cà phê được không?
Thay vào đó, mẹ có thể uống nhiều nước lọc hơn, các loại nước trái cây, sinh tố hay một số loại trà thảo dược không chứa cafein sẽ là lựa chọn thông minh cho mẹ, vừa có hương vị thơm ngon lại tốt cho cả mẹ và bạn bé.
Cho con bú và ăn chay
Nếu quyết định ăn chay, ăn kiêng hay thậm chí là nhịn ăn, em bé sẽ không bị ảnh hưởng, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tạo ra sữa mẹ theo cách thông thường.
Thế nhưng vấn đề ở đây là ăn chay có thể tạo ra những thay đổi trong hàm lượng sữa như một số vitamin và vi chất dinh dưỡng vốn được tạo ra trong nguồn sữa mẹ thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng.
Mẹ ăn chay nuôi con bú mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
Các chuyên gia khuyến khích các mẹ không nên thực hiện ăn chay khi nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, vì lý do tôn giáo hay bất cứ nguyên nhân nào mẹ vẫn nhất quyết áp dụng chế độ ăn chay nuôi con bú thì vẫn nên đảm bảo có một thực đơn ăn chay cho mẹ sau sinh khoa học. Tìm hiểu và áp dụng những món chay cho bà đẻ, món ăn chay lợi sữa sẽ giúp mẹ vẫn duy trì sức khỏe và dinh dưỡng cho bé.
Ăn chay khi nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý những nguyên tắc nào? Ba mẹ đọc thêm viết Cho con bú và ăn chay của POH để khám phá những kiến thức bổ ích nhé!
Mẹ cho con bú nên kiêng ăn gì?
Ở các phần trên, POH đã giải đáp thắc mắc mẹ cho con bú nên ăn gì để các mẹ tham khảo và áp dụng. Ngoài những thực phẩm nên đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì mẹ cho con bú không nên ăn gì? Các mẹ hãy cùng POH khám phá trong phần dưới đây nhé!
Em bé sơ sinh nhận được rất nhiều vi chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Do đó nguồn thực phẩm mẹ tiêu thụ hoàn toàn ảnh hưởng trực tiếp đến sự lớn lên của con yêu.
Thực phẩm nào mẹ nên tránh khi cho con bú?
Một số biểu hiện ở trẻ như quấy khóc do đau bụng, khó chịu, tăng cân chậm, bị bệnh chàm, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, chảy nước mũi có thể bắt nguồn từ các chất đi vào nguồn sữa mẹ mà bé bú. Do đó, có những thực phẩm nhất định mà mẹ nên tránh trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Protein có trong sữa bò, thực phẩm chứa hàm lượng đường và carbohydrates cao, cafein, rượu, bia, … có thể gây dị ứng và nguy hiểm cho bé yêu, ba mẹ cần tránh và xem xét hàm lượng sử dụng an toàn cho nguồn sữa mẹ.
Để có những thông tin chi tiết về những thực phẩm cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ, ba mẹ đọc thêm bài viết Mẹ cho con bú nên kiêng ăn gì của POH nhé!
Uống thuốc khi đang cho con bú
Mặc dù nhiều loại thuốc là an toàn khi cho con bú, thế nhưng hầu hết các loại thuốc đều đi vào sữa mẹ với một số lượng nhất định dù ít hay nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cho em bé sơ sinh.
Các yếu tố như tuổi của em bé, loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng là những nhân tố quyết định mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Phụ nữ sau sinh chỉ nên uống một số loại thuốc được bác sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn cho bé
Một số tác dụng phụ của thuốc mà mẹ uống đối với em bé sơ sinh bao gồm: trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, khó chịu, quấy khóc. Một số loại thuốc cũng làm giảm lượng sữa mẹ, từ đó con yêu không nhận được đủ sữa và tăng cân kém thậm chí là giảm cân.
Có không ít những thắc mắc liên quan đến chuyện uống thuốc của mẹ như uống thuốc bao lâu thì cho con bú, mẹ cho con bú bị cảm uống thuốc gì, cho con bú uống panadol được không, hay sau khi uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú.
Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Uống thuốc khi đang cho con bú, các thông tin về những loại thuốc an toàn cho con yêu đã được POH liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết.
Bơm sữa và cho trẻ bú bình
Cách tốt nhất để dự trữ sữa mẹ
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, lượng sữa con bú không hết là hoàn toàn phổ biến, mẹ sẽ cần dự trữ sữa để con yêu dùng dần.
Do đó, chắc chắn các mẹ sẽ cần khám phá ra những phương pháp bảo quản và dự trữ sữa hiệu quả nhất như cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ khi đi ra ngoài hoặc thậm chí chỉ là cách bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày.
Ba mẹ bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách
Tùy theo nhu cầu ăn của con yêu mà mẹ có những biện pháp bảo quản sữa khác nhau như để trong phòng có nhiệt độ phòng thích hợp để dùng trong ngày, tối đa được 6 giờ.
Với thắc mắc có nên trữ đông sữa mẹ thì câu trả lời là có nhé. Mẹ có thể để sữa trong ngăn đông của tủ lạnh và bảo quản dùng trong 2 tuần đó.
Ngoài việc bảo quản sữa mẹ, mẹ cũng cần tìm hiểu cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng để con yêu không bị dị ứng hay đau bụng!
Vậy cách hâm nóng sữa mẹ là gì? Bảo quản sữa mẹ ra sao? Ba mẹ đọc thêm bài viết Cách tốt nhất để dự trữ sữa mẹ của POH để áp dụng những mẹo hay nhé!
Vắt sữa mẹ bằng tay
Ngoài việc sử dụng máy hút sữa chuyên dụng thì vắt sữa bằng tay là cách làm phổ biến của các mẹ nuôi con nhỏ. Mẹ có thể vắt sữa bằng cách nhẹ nhàng ấn tay xuống bầu ngực, các ống dẫn sữa phía dưới núm vú của mẹ sẽ kích thích sữa chảy ra đều và rất nhịp nhàng.
Mẹ cần phải mất một khoảng thời gian tương đối để có thể học vắt sữa bằng tay và thực hành thành thạo kỹ năng này. Do đó, hãy kiên trì để công việc trở nên dễ dàng hơn nhé. Ngoài việc sử dụng các ngón tay của mình, mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ vắt sữa bằng tay nếu cảm thấy thoải mái.
Vắt sữa bằng tay hay máy tốt hơn?
Nặn sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không? Miễn là mẹ vệ sinh và rửa tay thật sạch sẽ trước khi tiến hành, sẽ không có nguy cơ gì cho mẹ và nguồn sữa mẹ cả.
Để biết quy trình thực hiện và cách kích sữa bằng tay, cũng như tìm hiểu xem việc vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không, ba mẹ tham khảo bài viết Mẹo vắt sữa mẹ bằng tay được nhiều sữa của POH nhé! Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về việc cho trẻ bú bình trong bài viết Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình.
Cai sữa
Làm thế nào để cai sữa cho con
Cai sữa cho bé khi nào?
Tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi chị em mà việc cai sữa cho con sẽ trở thành một lựa chọn tốt nhất cho mẹ. Phải đi làm trở lại, mang thai lần nữa hoặc gặp phải một số vấn đề khi cho bé bú như núm vú bị đau, chảy máu, bị tưa miệng gây khó chịu và đau đớn sẽ khiến mẹ đi đến quyết định cai sữa cho con.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên vẫn là tốt nhất nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để bé phát triển toàn diện nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là hiện tượng phổ biến
Quá trình cai sữa ở mỗi mẹ là khác nhau phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh và quyết tâm của các mẹ cũng như tình trạng sức khỏe của con yêu khi đang cai sữa. Việc ngừng hoàn toàn cho con bú có thể mất từ vài tuần đến vài tháng.
Một số mẹ mách nhau mẹo cai sữa bằng lá dâu, liệu phương pháp này có hiệu quả? Cách cai sữa cho con nhanh nhất, cai sữa đêm cho bé bú bình, cách cai sữa mẹ không đau thực hiện như thế nào?
Để thu lượm cho mình những mẹo cai sữa cho con hiệu quả nhất, ba mẹ đọc thêm bài viết Làm thế nào để cai sữa cho con của POH nhé!
Mẹo xử lý những áp lực khi cai sữa
Lựa chọn khi nào nên ngừng cho con bú là quyết định của mẹ thế nhưng mẹ lại chính người phải hứng chịu nhiều áp lực và căng thẳng nhất trong quá trình cai sữa cho trẻ.
Những áp lực này đến từ phía con yêu quấy khóc đòi ti cả ngày cho đến mẹ chồng, gia đình phán xét hay đặc biệt là những khó chịu, đau tức ngực của tình trạng căng sữa khi không còn cho con bú.
Mẹ áp lực đủ chuyện từ cách làm mất sữa nhanh khi cai sữa đến con khóc đòi bú?
Mẹ chồng bạn có thể nói mẹ cai sữa vì bản thân mình chứ không phải vì lợi ích của con yêu. Thế nhưng mẹ đâu thể cho con yêu bú khi phải trở lại với công việc ở văn phòng phải không nào?
Làm thế nào để giải quyết những áp lực mẹ gặp phải khi cai sữa cho con? Các mẹ hãy đọc thêm bài viết Mẹo xử lý những áp lực khi cai sữa cho con để có cách ứng xử phù hợp nhất cho những tình huống éo le nhé!
Kéo dài thời gian cho con bú mẹ
Ngoài lựa chọn cai sữa cho con sớm, nhiều mẹ vẫn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài.
Việc kéo dài thời gian cho con bú là khi mẹ tiếp tục cho con bú sau năm đầu đời của bé. Miễn sao hoàn cảnh của mẹ vẫn phù hợp với việc cho em bé bú kéo dài, mẹ có thể cai sữa bất cứ khi nào theo mong muốn của mình.
Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, thì độ tuổi cai sữa cho trẻ có thể dao động từ hai năm đến bốn năm đó các mẹ ạ.
Tuy nhiên, cũng giống như việc cai sữa sớm cho con, các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài cũng nhận phải không ít lời phán xét từ phía mọi người.
Cách cai sữa đêm cho trẻ 2 tuổi là gì?
Nếu vẫn cảm thấy thoải mái và để con yêu nhận được lợi ích tốt nhất từ nguồn sữa mẹ, mẹ hãy kiên trì và tiếp tục với quyết định của mình! Đừng để bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét của người khác.
Ngoài ra, việc cho con bú kéo dài có thể đem đến cho mẹ những bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt nhất định. Vậy làm thế nào để công việc này trở nên dễ dàng hơn? Ba mẹ tham khảo bài viết Kéo dài thời gian cho con bú mẹ của POH nhé!
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo