Tắc tia sữa là gì?
Nếu vú mẹ tiết sữa rất chậm và chỉ có thể tiết sữa nhanh hơn khi ấn vào, rất có thể đã có vấn đề trong ống dẫn sữa (tắc tia sữa). Hiện tượng này xảy ra khi các mô xung quanh ống dẫn đã bị sưng và viêm, chúng ép lên ống dẫn, gây ra tắc nghẽn.
Sưng tấy đỏ là một triệu chứng thường gặp khi mẹ bị tắc ống dẫn sữa
Dưới đây là những triệu chứng cho thấy có thể mẹ bị tắc tia sữa:
- Có một khối u nhỏ, cứng, đau khi chạm vào hoặc một điểm rất mềm ở vú.
- Tấy đỏ
- Cảm giác nóng hoặc sưng và giảm dần sau khi cho con bú.
Nếu mẹ thấy đau, cảm giác như bị ép lên lồng ngực và sốt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ống dẫn sữa bị tắc của mẹ đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.
Nếu không được điều trị kịp thời, tắc tia sữa có thể phát triển thành viêm tuyến vú, vì vậy không nên coi thường các triệu chứng.
Tắc tia sữa thành cục cứng nếu không điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến viêm tuyến sữa. Mẹ tham khảo thông tin viêm tuyến sữa tại: Viêm vú khi cho con bú, mẹ phải làm sao? nhé!
Nguyên nhân gây tắc tia sữa?
Các ống dẫn có thể bị tắc nếu mẹ nhiều sữa và không hút cạn sữa dư thừa sau mỗi cữ bú của con. Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tắc tia sữa là:
- Các bé gặp khó khăn khi bú vì một số lý do, chẳng hạn như bú lệch một bên hoặc mẹ không cho bé đúng khớp ngậm
- Mẹ dùng máy hút sữa không đủ lực, không vắt kiệt
- Mẹ đột ngột cai sữa cho con.
- Mẹ mặc áo ngực không phù hợp hoặc mẹ nằm ngủ sấp. Điều này có thể gây tắc sữa bên trong ống dẫn.
- Mẹ bị ốm, bệnh không thể cho bé bú
- Mẹ đã từng làm phẫu thuật, chẳng hạn như sinh thiết vú. Khu vực được phẫu thuật có thể cản trở việc thoát sữa và gây ra tắc ông dẫn sữa.
Để giúp phòng tránh tình trạng tắc ống dẫn sữa, mẹ hãy cho con bú đúng khớp ngậm và vắt kiệt sữa thừa sau khi con bú no. Và hãy chắc chắn rằng áo ngực của các mẹ vừa vặn, không có lớp lót vì áo chật hoặc lớp lót quá dày cũng dẫn tới nén ống dẫn sữa.
Cách chữa tắc tia sữa
Một cách chữa tắc tia sữa hiệu quả là cho con bú càng nhiều càng tốt. Có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi đau khi cho bú ở bên bị tắc sữa, nhưng cho con bú thường xuyên là điều rất quan trọng để giúp đẩy sữa trong vú. Sau khi vú bớt căng mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời giảm nguy cơ bị viêm vú.
Khi ống dẫn đã hết bị tắc, khu vực này vẫn có thể bị đỏ hoặc cảm thấy đau trong một tuần hoặc lâu hơn, nhưng những cục cứng rồi cũng sẽ biến mất và không gây ảnh hưởng gì tới việc cho con bú.
Dưới đây là một số mẹo có thể hữu ích nếu mẹ đang bị tắc tia sữa:
- Cho trẻ bắt đầu bú với bên vú bị đau. Nếu nó không quá đau, trước tiên, cho con bú ở bên vú bị tắc tia sữa, bởi vì em bé sẽ hút mạnh nhất lúc đói. Nhờ đó có thể đẩy phần sữa bị tắc ra ngoài. Nếu em bé không muốn bú nữa trong khi vẫn còn nhiều sữa, hãy sử dụng máy hút sữa hoặc dùng tay vắt sữa ra.
- Mát-xa. Các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên xoa bóp vùng đau thường xuyên. Bắt đầu từ bên ngoài vú và di chuyển về phía núm vú. Mát-xa nhẹ làm ấm vú trước khi cho con bú có thể giúp thông ống dẫn và giảm đau hoặc sưng.
- Thay đổi tư thế cho con bú. Ví dụ: nếu mẹ cho con bú với tư thế cái nôi, hãy thử tư thế ôm trái bóng hoặc nằm xuống khi cho bú. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sẽ được thoát sữa. Nhiều bà mẹ đã bày ra cách này: Đặt em bé vào ngực của mẹ, cằm hướng về bên vú bị đau, sau đó cho bé ngậm vú để bú mẹ. Làm như vậy sẽ hướng cho bé bú ở bên bị tắc.
- Nghỉ ngơi nhiều. Việc sắp xếp để nghỉ ngơi nhiều khá khó khăn với bà mẹ bỉm sữa khi mà mẹ phải chăm sóc một em bé, thậm chí là hai em bé cùng lúc. Để có thể nghỉ ngơi một chút mẹ hãy thử nhờ ai đó trông bé để mẹ có thể ngủ một chút.
- Ăn đầy đủ và uống nhiều nước. Tập trung vào các thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, và uống thật nhiều nước.
- Cân nhắc sử dụng thuốc. Uống thuốc giảm đau (ibuprofen) có thể làm giảm bớt đau và viêm. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian đang cho con bú. Kể cả khi đó là một loại thuốc có thể mua trực tiếp không cần kê đơn của bác sĩ.
- Chườm ấm để giảm đau và khó chịu. Hãy lựa chọn những thứ mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi sử dụng.
Tắc tia sữa có hại cho bé không?
Thi thoảng sữa của mẹ ở bên vú bị tắc tia sữa có thể ra chậm hơn bình thường và con không bú được. Điều này khiến trẻ cáu gắt và quẩy khóc.
Việc bú bên vú bị tắc tia sữa không hề gây hại gì cho bé cả. Và đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ sẽ giúp cho em bé miễn dịch với vi khuẩn, ngay cả khi vú mẹ bị nhiễm trùng.
Nếu điều trị tắc ống dẫn sữa tại nhà không hiệu quả mẹ nên làm gì?
Nếu vú của mẹ vẫn còn đau sau khi cố gắng nghỉ ngơi, sưởi ấm, mát xa và cho con bú thường xuyên trong 24 giờ, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu mẹ có dấu hiệu sốt cần liên hệ ngay với bác sĩ, bởi vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bị nhiễm trùng và cần dùng thuốc.
Để được tư vấn từ A đến Z nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn xử lý viêm tắc sữa, kích sữa, giúp con tăng cân tốt... mẹ tham gia ngay POH Tuti hoặc POH Easy One để được tư vấn chuyên sâu 1:1 nhé!
Nguồn: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo