MỤC LỤC
Sữa mẹ rã đông để được bao lâu trong từng điều kiện?
Sữa mẹ rã đông để trong ngăn mát tủ lạnh
Sữa mẹ rã đông để ở nhiệt độ phòng
Sữa mẹ rã đông sau khi hâm nóng
Trữ sữa đông là một trong những cách bảo quản sữa mẹ vắt ra tối ưu nhất cho các mẹ cần dự trữ sữa cho con bú. Tuy nhiên với sữa trữ đông mẹ cần chú ý đến vấn đề an toàn khi rã đông và thời gian sử dụng sữa.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ từng bước trong quy trình rã đông, thời gian bảo quản sữa rã đông được bao lâu, cũng như cách nhận biết sữa đã hỏng để mẹ đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ.
Sữa mẹ rã đông để được bao lâu trong từng điều kiện?
Sữa mẹ được trữ trong tủ đông khi lấy ra cần được rã đông và hâm nóng trước khi sử dụng. Phần sữa mẹ đã rã đông cần được bảo quản hết sức cẩn thận để phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Dưới đây là thời gian sữa mẹ rã đông để được trong từng điều kiện.
Sữa mẹ rã đông để trong ngăn mát tủ lạnh
Nhiều mẹ băn khoăn bỏ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để được bao lâu? Nếu mẹ rã đông sữa bằng cách chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh thì có thể để được thêm khoảng 1 ngày. Tính từ thời điểm sữa tan đá hoàn toàn, mẹ có thể sử dụng sữa trong vòng 24 giờ nữa ở ngăn mát.
Trong khoảng thời gian này, sữa cần được giữ ở nhiệt độ không quá 4°C và tuyệt đối không mở nắp bình nếu chưa sử dụng để tránh nhiễm khuẩn. Sau 24h để trong ngăn mát, mẹ tuyệt đối không sử dụng sữa và không cấp đông lại.
Mẹ nên dán nhãn ngày giờ cụ thể khi trữ sữa để theo dõi dễ hơn. Trong thời gian đó, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào như mùi lạ, lớp sữa bị tách không đều, có cặn hoặc nổi bọt thì không nên cho bé dùng nữa.
Sữa mẹ rã đông để ở nhiệt độ phòng
Sữa mẹ sau khi rã đông nếu để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25°C), chỉ nên sử dụng trong tối đa 1 đến 2 giờ. Đây là khoảng thời gian an toàn nhất để tránh sự phát triển của vi khuẩn. Nếu thời tiết nóng hơn, đặc biệt trong mùa hè, thì thời gian sử dụng sữa an toàn chỉ còn khoảng 1 giờ.
Sữa mẹ rã đông để được 1-2 giờ trong nhiệt độ thường
Sữa để ngoài nên được để trong túi và bình kín, tuyệt đối không để sữa rã đông tiếp xúc lâu với không khí vì rất dễ bị ôi, lên men hoặc nhiễm khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Nếu sữa để ở ngoài chưa dùng đến (chưa mở bình và chưa hâm nóng), mẹ nên chuyển ngay vào ngăn mát để bảo quản được lâu thêm một chút. Trường hợp bé đã ăn sữa và còn dư, mẹ nên bỏ ngay khi quá 1 giờ.
Sữa mẹ rã đông sau khi hâm nóng
Sau khi sữa mẹ đã rã đông và được hâm nóng, mẹ cần cho bé dùng ngay trong vòng 1 giờ đồng hồ. Nếu bé không bú hết thì phần còn lại phải bỏ đi, không được tái sử dụng hay hâm lại. Nhiều mẹ vì tiếc nên cố giữ lại nhưng điều này rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
Về cách hâm nóng sữa mẹ để tủ lạnh, mẹ nên dùng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc ngâm bình sữa vào bát nước ấm (tuyệt đối không dùng nước sôi). Nhiệt độ lý tưởng để hâm sữa là khoảng 37°C - 40 độ C. Không nên để sữa quá nóng và không hâm quá lâu, vì làm như vậy có thể phá hủy enzyme và kháng thể quý giá trong sữa mẹ.
Nên dùng máy hâm sữa chuyên dụng để làm nóng sữa
Phương pháp rã đông sữa mẹ an toàn
Khi rã đông sữa mẹ, điều quan trọng nhất đó là giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Hiện nay, có ba phương pháp rã đông phổ biến được các chuyên gia khuyên dùng:
- Cách rã đông sữa mẹ từ ngăn đá: Cách an toàn và tốt nhất để rã đông là chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh. Mẹ nên để sữa xuống trước từ 12–24 giờ để sữa kịp rã đông hoàn toàn trước khi sử dụng. Phương pháp này giúp giữ lại phần lớn các dưỡng chất trong sữa.
- Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá nhanh nhất: Trường hợp cần sử dụng gấp, mẹ có thể ngâm túi hoặc chai sữa trong một bát nước sạch và ấm (khoảng 40°C). Cách này giúp sữa tan đá nhanh chóng trong vòng 10–15 phút, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Ngâm sữa trong nước ấm giúp rã đông sữa nhanh
Khi rã đông, mẹ có thể nhẹ nhàng lắc sữa để phần béo hòa tan đều. Không nên lắc mạnh tránh làm vỡ cấu trúc protein. Sau khi sữa đã tan đá mẹ nên hâm lại sữa rồi mới cho trẻ uống.
Sữa đã rã đông cần dùng trong thời gian khuyến nghị để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc mất chất dinh dưỡng.
Lưu ý khi rã đông sữa mẹ
Một trong những lỗi phổ biến khi rã đông sữa là sử dụng lò vi sóng. Nhiệt độ trong lò vi sóng không đều, dễ tạo ra các điểm nóng cục bộ khiến sữa mất chất và có nguy cơ gây bỏng cho bé. Ngoài ra, lò vi sóng còn có thể phá vỡ cấu trúc kháng thể tự nhiên trong sữa. Vì vậy các mẹ tuyệt đối không nên dùng lò vi sóng để rã đông sữa nhanh.
Nhiều mẹ thắc mắc về cách rã đông sữa mẹ không bị hôi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên đảm bảo quy trình trữ sữa ban đầu thật vệ sinh, tiệt trùng đầy đủ và không để sữa quá lâu trong ngăn đông.
Sữa rã đông không nên để quá thời gian cho phép, vì càng để lâu mùi vị sữa sẽ càng dễ thay đổi, chuyển sang mùi tanh và hôi.
Nên cho trẻ dùng sữa đã rã đông và hâm nóng càng sớm càng tốt
Đặc biệt, mẹ cần hạn chế tái cấp đông sữa đã rã đông. Vì việc này không chỉ làm mất chất mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Cách nhận biết sữa mẹ rã đông bị hư
Bên cạnh thời gian sử dụng sữa rã đông được khuyến nghị ở trên, mẹ hãy giữ thói quen luôn luôn kiểm tra sữa trước khi cho bé uống.
Thông thường, sữa mẹ tươi hoặc rã đông đúng cách sẽ có mùi thơm nhẹ, hơi béo. Nếu sữa có mùi tanh hôi, chua hoặc mùi “kim loại” thì mẹ nên cẩn trọng. Nguyên nhân sữa có mùi lạ có thể là do sự phát triển của vi khuẩn hoặc phản ứng oxy hóa chất béo trong quá trình trữ hoặc rã đông không đúng cách.
Sữa mẹ khi để một thời gian có thể tách lớp, thông thường là có một tầng như lớp kem nổi lên trên và phần nước ở dưới. Mẹ có thể lắc nhẹ để sữa hòa tan trở lại.
Tuy nhiên, nếu mẹ lắc nhẹ mà sữa không hòa tan, hoặc xuất hiện các vệt trắng đục, cặn vón, thì có thể sữa đã bị hư hỏng. Đặc biệt nếu lớp trên bị vón cục hoặc có màu lạ như vàng đậm, nâu, xanh mốc thì nên bỏ ngay.
Ngoài ra, nếu sữa có bọt khí lạ, lớp mỡ bị loang lổ hoặc trông như “sữa chua”, đó là dấu hiệu của quá trình lên men hoặc hư hỏng.
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, mẹ đừng tiếc sữa mà hãy bỏ ngay vì an toàn cho con luôn là quan trọng nhất. Đặc biệt, nếu sau khi bú sữa trẻ có biểu hiện khó chịu, tiêu chảy, nôn ói sau khi bú thì mẹ cần kiểm tra lại ngay các bước trữ và rã đông sữa.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ biết sữa mẹ rã đông để được bao lâu, cách rã đông sữa và sử dụng sữa mẹ rã đông sao cho an toàn nhất. Mẹ hãy cẩn thận trong từng bước hút sữa, trữ sữa và rã đông để bé yêu nhận được nguồn sữa lành và đầy đủ dinh dưỡng mẹ nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo