Nhầm lẫn núm vú ở trẻ sơ sinh là gì?
Các em bé sinh ra đã biết cách mút tay, đây là hành vi được hình thành từ việc bú mẹ. Nhưng khi các bé bú bình, đôi khi con phát triển sở thích bú bình và thật khó để bắt các bé bú mẹ một lần nữa. Đây là hiện tượng nhầm lẫn núm vú hay sở thích bú núm vú giả ở trẻ sơ sinh.
Một số em bé bị nhầm lẫn núm vú khi chuyển từ uống sữa bình sang uống sữa mẹ
Một số em bé không gặp vấn đề gì khi vừa bú bình vừa bú vú mẹ, nhưng một số những em bé khác lại gặp chút rắc rối.
Nguyễn nhân gây ra nhầm lẫn núm vú
Trẻ bú bình sẽ cần thực hiệt hoạt động bú mút khác với khi bú sữa từ vú mẹ.
Khi bé bú mẹ, bé ngậm núm vú sâu vào miệng và sau đó hút sữa ra bằng chuyển động lưỡi và hàm để tạo lực hút và nén. Do đó sữa mất một khoảng thời gian ngắn để chảy ra.
Khi lấy sữa từ bình, bé có thể mút núm vú chỉ bằng đôi môi của mình, và sữa bắt đầu chảy vào miệng ngay lập tức.
Bú bình giúp trẻ được ăn nhanh hơn và dễ dàng hơn. Vậy nên một số trẻ tỏ ra thích bú bình hơn, và trở bên buồn bã hoặc cáu gắt khi bú mẹ trở lại vì không thể nhanh chóng hút sữa.
Em bé cũng có thể thích bú bình hơn nếu bé không được bú đủ sữa mẹ. Bé chưa quen với việc sữa mẹ ít do vấn đề về của nguồn sữa và sự lưu thông của sữa mẹ.
Nếu mẹ nhận ra bé không bú đủ sữa hoặc trẻ tăng cân chậm, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ ngay để được tư vấn.
Những dấu hiệu của hiện tượng nhầm lẫn núm vú
Nếu trẻ bị nhầm lẫn núm vú thì trẻ có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Bé gặp khó khăn khi bú sữa mẹ vì bé theo thói quen tìm kiếm một núm vú giống như ở bình sữa.
- Bé cố gắng mút vào cuối núm vú của mẹ như khi trẻ bú bình. (Điều này không chỉ khiến bé bú không hiệu quả mà còn có thể khiến mẹ bị đau núm vú.
- Bé có vẻ bực bội và quấy khóc khi bú vú, hoặc thậm chí quấy cả khi không bú.
Nên làm gì khi trẻ bị nhầm lẫn núm vú?
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là mẹ cần tiếp tục cho con bú vú của mẹ. Có thể sẽ mất một chút thời gian để bé làm quen lại với núm vú mẹ nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé. Những mẹo dưới đây sẽ hữu ích cho mẹ.
- Âu yếm con: Khi cho con bú, hãy cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ. Âu yếm trẻ sẽ giúp bé cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Con sẽ thích thú hơn khi bú chậm và dần ổn định với việc bú mẹ.
- Tập trung vào kỹ thuật cho bú: Mẹ hãy chắc chắn đã đặt con ở tư thế phù hợp nhất và ngậm đúng khớp ngậm khi bú. Một chuyên gia tư vấn cho con bú có thể giúp các mẹ với những lời khuyên về kỹ thuật cho bú.
- Chủ động cho bé ăn: Chú ý dấu hiệu khi bé đang đói và cho bú trước khi bé đói đến mức quấy khóc. Nếu bé rất đói, em bé sẽ khóc lớn, quấy nhiễu và khó dỗ. Bé cũng sẽ thiếu kiên nhẫn hơn để chờ sữa chảy.
- Cho bé ăn một chút trước: Hãy thử vắt tay hoặc hút một ít sữa bằng máy trước khi cho con bú, để em bé nhận được sữa nhanh hơn. Điều này sẽ khuyến khích con tiếp tục bú. Các mẹ thậm chí có thể vắt một ít sữa vào miệng bé trước khi bé ngậm, hoặc cho con uống sữa được vắt ra bằng một cái muỗng hoặc cốc để bé biết rằng con vẫn được bú đủ sữa khi bú vú mẹ.
- Hãy thử dùng trợ ti mẹ: Các bé thích núm vú nhân tạo hơn có thể dễ dàng được dỗ dành nhờ sự giúp đỡ tạm thời của miếng miếng trợ ti (Đó là một miếng silicon mà mẹ dùng để đặt trên núm vú thật)
- Nhờ chuyên gia tư vấn: Nếu các mẹ nghĩ rằng em bé có thể không nhận đủ sữa từ việc bú mẹ, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé hoặc một chuyên gia tư vấn.
Nhầm lẫn núm vú ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Sự nhầm lẫn núm vú có thể dẫn đến việc bé bú sữa không hiệu quả và ít bú mẹ hơn, điều này sẽ làm giảm nguồn sữa của các mẹ . Tình trạng này kéo dài sẽ cản trở việc cho con bú lâu dài.
Không có gì tốt hơn sữa mẹ. Nhwung nhầm lẫn núm vú ở trẻ có thể khiến các mẹ cắt giảm những đợt bú ngắn và cho bé bú bình, do đó bé sẽ không uống được loại sữa giàu chất béo, hàm lượng calo cao (sữa mẹ cuối cữ bú rất quan trọng cho sự tăng trưởng)
Với các mẹ trải qua giai đoạn này, hãy dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay để giữ nguồn sữa dồi dào.
Một số phương pháp để ngăn ngừa nhầm lẫn núm vú
Để giúp bé tránh nhầm lẫn núm vú, các mẹ có thể:
Chỉ cho bé bú bình và dùng núm vú giả cho đến khi thói quen bú mẹ được hình thành tốt.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu con gặp khó khăn trong việc học cách ngậm hoặc bú đúng cách hay nếu mẹ lo lắng về nguồn sữa của mình.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ còn đang bú mẹ chuyển sang bú bình hoặc dùng núm vú giả cho đến khi việc bú mẹ diễn ra suôn sẻ. Ít nhất là khi bé được khoảng 4 tuần tuổi.
Ngay từ trước khi em bé chào đời, mẹ hãy báo cho y tá biết rằng mẹ không muốn em bé dùng núm vú giả hoặc bú bằng bình sữa.
Điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không dùng núm vú giả và bình sữa. Nếu bé bú mẹ tốt, thỉnh thoảng việc ngậm núm vú giả có thể dỗ con nhỏ khi các mẹ không thể cho bú ngay lập tức hoặc dỗ dành bé khi mẹ cần nghỉ ngơi.
Nếu việc cho con bú diễn ra tốt đẹp và em bé có đủ sữa, bé sẽ không mất hứng thú với việc bú mẹ đâu.
Sau khi bé bú mẹ đúng khớp ngậm, mẹ giới thiệu cho bé các loại bình có cấu tạo gần giống vú mẹ nhé!
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo