Trẻ bị vẩu, viêm tai, lẫn lộn núm vú khi dùng ti giả có thật không?

đăng bởi

Chả là gần đây mình có tiếp cận rất nhiều bé sơ sinh và kèm theo là các bậc cha chú ông bà cậu mợ của các cháu. Một bậc cha chú đáng kính có background răng hàm mặt có nói, không được dùng ti giả, không mút tay kẻ hô - kẻo vẩu.

Và cũng đã được trả lời rằng: Dạ thưa, cháu đọc các nghiên cứu của Tây thì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được việc vẩu do ti giả. Hơn nữa ti giả là một trong những công cụ giúp giảm và tránh đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) do đường hô hấp của bé luôn được mở.

Cha chú có background răng hàm mặt chỉ bảo rằng: cấu trúc xương hàm của người Việt khác, tây dùng không vẩu nhưng ta dùng chắc chắn vẩu.

Mời mẹ tham khảo thêm: Dùng ti giả có gây hại đến răng của con không?

Vẩu hay không vẩu hả các mẹ?

CÁC MẸ ĐỪNG VỘI, HÃY ĐỌC NHỮNG DÒNG SAU ĐÂY

American Academy of Pediatrics -AAP & American Academy of Family Physicians đã thay đổi một loạt các khuyến cáo cho các bậc cha mẹ trong đó có thông tin bổ ích về dùng ti giả cho trẻ.

TI GIẢ

Ti giả được khuyên dùng cho các giấc ngủ, để giảm nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh, từ 3-4 tuần sau sinh, ngay cả với bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và cho bú trực tiếp.

AAP phủ nhận việc trì hoãn ti giả đến sau 6 tuần của UNICEF, khuyên dùng ngay khi con có khớp ngậm đúng khi 3/4 tuần sau sinh như một phương tiện hiệu quả phòng chống đột tử sau sinh, giảm stress và giảm đau cho bé.

Với trẻ sinh non, sử dụng ti giả làm giảm số ngày phải nằm viện của bé sau sinh. Ti giả giúp bé sinh non (preterm) thực hiện oral training.

Không có mối liên hệ chặt chẽ nào giữa sử dụng ti giả và cái được gọi là "no giả" hay suy giảm nuôi con bằng sữa mẹ. Ti giả không liên quan đến lẫn lộn núm vú (nipple confusion).

 

 

Không có số liệu thuyết phục về sử dụng ti giả với sức khỏe răng miệng nếu trẻ ngừng sử dụng ti giả trước 48 tháng (thời điểm giảm mút tự nhiên là 6 tháng - 12 tháng - 18 tháng và 24 tháng). Thời hạn sử dụng ti giả hỗ trợ ngủ đã được tăng từ 6 tháng thành 12 tháng! AAP và AAFP không khuyến khích việc sử dụng ti giả sau 48 tháng (4 tuổi).

Viêm và đau tai: các số liệu không chỉ ra hay chứng minh rõ ràng được mối liên hệ giữa sử dụng ti giả và những hiện tượng bệnh lí trên ("the direct association between these organisms and infection has not been proven"), tuy nhiên khi bị viêm thì trẻ ngậm ti giả/ngậm tay để mút giảm đau nên việc phát hiện có thể chậm hơn.

Các nghiên cứu được tiến hành ở các bé sau 18 tháng. Trẻ được khuyên giảm dùng ti giả sau 10 tháng để tránh những hiện tượng này.

Hachun_Admin

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo