Góc giải đáp: Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu?

đăng bởi Hoài Anh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá của trẻ sơ sinh. Với các mẹ không có điều kiện cho trẻ bú trực tiếp, hoặc mẹ muốn hút để kích sữa cần lưu ý bảo quản sữa vắt ra đúng cách. 

Mẹ cần nắm rõ thông tin sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu? Bảo quản sữa sau khi vắt như thế nào để đảm bảo chất lượng? Có cần ủ ấm hay hâm nóng sữa không? Bài viết dưới đây của POH sẽ giải đáp đầy đủ cho các mẹ!

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?

Chắc hẳn các mẹ cũng biết sữa mẹ chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho trẻ. Tuy nhiên khi đã vắt ra và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, sữa mẹ có thể bị biến chất và nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản đúng.

Chính vì vậy, khi đã hút hoặc vắt sữa, mẹ cần chú ý bảo quản theo hướng dẫn chuẩn khoa học, đặc biệt là chú ý thời gian sử dụng.

Theo khuyến nghị của các tổ chức y tế như CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), sữa mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 4-6 giờ nếu nhiệt độ phòng từ 25°C trở xuống. 

 

Sữa mẹ có thể dùng được trong vòng 4-6 giờ ở nhiệt độ bình thường

Nếu ở môi trường nóng ẩm trên 30°C, thời gian sử dụng sữa an toàn chỉ khoảng 2-4 giờ. Sữa được đặt trong mức nhiệt độ cao hơn thì thời gian an toàn để sử dụng giảm xuống chỉ còn 1-2 giờ. 

Với sữa mẹ vắt ra đặt trong máy hâm sữa ở mức 37°C - 40°C để giữ ấm cho bé bú, mẹ chỉ nên giữ tối đa trong vòng 1 giờ. Sau thời gian đó, tốt nhất mẹ nên bỏ đi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Đối với các bà mẹ ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè, thời gian trữ sữa mẹ ở ngoài nên được giới hạn dưới 2 giờ để đảm bảo an toàn. Nếu mẹ vắt sữa xong mà chưa cho bé bú ngay, nên cho sữa vào tủ lạnh hoặc ngăn đá càng sớm càng tốt.

Sữa mẹ để nhiệt độ phòng có cần hâm nóng?

Điều này còn phụ thuộc vào sở thích của bé và điều kiện môi trường. 

Nếu nhiệt độ bình thường khoảng trên 25 độ C và bé không từ chối sữa nguội, mẹ có thể cho bé uống ngay. Nhưng nếu em bé chỉ quen uống sữa ấm (vì sữa mẹ bú trực tiếp có nhiệt độ gần bằng cơ thể mẹ), lúc này mẹ nên làm ấm lại sữa một chút ở nhiệt độ 37 - 40 độ C để con ăn tốt hơn.

Tuy nhiên có những ngày thời tiết dưới 20 độ C, sữa sẽ bị lạnh rất nhanh. Nếu cho bé uống luôn có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Trường hợp này việc hâm lại sữa là cần thiết.

Nên hâm sữa mẹ ở nhiệt độ khoảng 37- 40 độ C

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý tới thời gian sử dụng. Nếu sữa đã để ngoài quá thời gian an toàn, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng ngay cả khi đã hâm lại. Sữa được hâm nóng không nên sử dụng quá 2 giờ và phần sữa bé uống dư cũng không nên giữ lại. 

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như nơi để sữa có ánh nắng chiếu vào hay không, loại bình chứa có chất liệu an toàn và kháng khuẩn hay không, sữa mới vắt hay sữa ra đông… Vì vậy nếu đã để sữa ở ngoài một thời gian, mẹ hãy luôn nhớ kiểm tra lại chất lượng sữa trước khi cho bé dùng.

Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Bên cạnh thời gian để sữa mẹ ở bên ngoài an toàn, mẹ hãy nhớ luôn cẩn thận kiểm tra chất lượng sữa đã vắt ra trước khi cho bé uống bằng cách quan sát màu sắc và mùi vị.

Sữa mẹ bình thường có mùi ngọt nhẹ hoặc hơi nồng như sữa bò tươi. Nếu sữa có mùi chua, ôi thiu hoặc bất cứ mùi lạ nào thì chắc chắn là sữa đã hỏng. Đặc biệt, sữa mẹ bị ôi do để lâu ở nhiệt độ cao sẽ có mùi hôi rất rõ.

Về màu sắc, sữa mẹ vắt ra có màu trắng đục hoặc hơi vàng. Nếu thấy sữa chuyển màu xanh lục, nâu, hoặc có màu bất thường thì mẹ nên bỏ phần sữa đó đi.

Không cho bé uống sữa mẹ có màu sắc hoặc mùi vị lạ

Khi để ngoài một thời gian sữa mẹ có thể bị tách lớp, điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần lắc nhẹ là sữa sẽ hòa tan trở lại. Tuy nhiên, nếu sau khi lắc nhẹ mà sữa vẫn không hòa tan, xuất hiện cặn lạ hoặc nổi váng bất thường thì khả năng sữa đã bị nhiễm khuẩn. 

Nếu vẫn chưa yên tâm, mẹ có thể thử nếm vị sữa. Với các mẹ đã có kinh nghiệm chỉ cần nếm một giọt nhỏ là có thể đánh giá sữa bình thường hay đã hỏng. 

Sau khi kiểm tra các dấu hiệu trên mà mẹ vẫn không thể xác định sữa còn dùng được hay không, tốt nhất mẹ nên bỏ phần sữa đó để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn

Sữa mẹ hút ra để ở nhiệt độ phòng có thời gian bảo quản không dài. Các mẹ có thể chọn những cách bảo quản sữa mẹ khác để trữ sữa được lâu hơn. 

Cách tối ưu và đơn giản nhất được nhiều mẹ áp dụng để trữ sữa đó là bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian tối đa khi bảo quản lạnh sữa mẹ là: 

  • Trong tủ lạnh (ngăn mát khoảng 4°C): Tối đa 4 ngày
  • Ngăn đá tủ lạnh một ngăn (tầm -18°C): Tối đa 2 tuần
  • Tủ lạnh hai ngăn, ngăn sữa để riêng biệt: Tối đa 3-6 tháng
  • Tủ đông chuyên dụng: Lên đến 12 tháng (tốt nhất là dùng trước 6 tháng)

Sau khi rã đông, không nên cấp đông lại sữa mẹ và chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ nếu để ở ngăn mát, hoặc 1 giờ nếu để ở nhiệt độ phòng.

Mẹ hãy ghi chú rõ ngày giờ vắt sữa trên túi hoặc bình chứa để tiện theo dõi và dùng theo nguyên tắc dùng sữa cũ trước, sữa mới sau, tránh phải đổ phí sữa mẹ.

>> Tham khảo thêm: Cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn và an toàn cho bé yêu

Với các mẹ không có điều kiện trữ lạnh ngay, có thể tham khảo ngay những cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh. Trong trường hợp này, mẹ nên đặt sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và dùng bình cách nhiệt, bọc khăn ướt hoặc túi giữ lạnh, đá khô để làm mát tạm thời.

Ngoài ra, khi trữ sữa, tuyệt đối không trộn sữa mới vắt vào sữa đã lạnh vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Mẹ cũng sẽ khó kiểm soát thời gian sử dụng sữa khi bị trộn sữa mới và sữa cũ với nhau. 

Bên cạnh việc chọn đúng phương pháp bảo quản sữa mẹ, lựa chọn dụng cụ và giữ vệ sinh cũng là cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường hiệu quả. Túi và bình trữ sữa cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Ưu tiên dùng túi trữ sữa chuyên dụng, loại có khóa zip chắc chắn và chịu được nhiệt độ thay đổi khi trữ lạnh hoặc trữ đông.

Bình trữ sữa nên chọn loại thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có nắp đậy kín để đảm bảo không để lọt khí và tránh tối đa nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ cũng cần chú trọng đến vệ sinh dụng cụ – từ phễu hút sữa, túi/bình chứa đến máy hút và các phụ kiện liên quan. Mỗi lần sử dụng xong nên tiệt trùng kỹ, rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào sữa mẹ.


Trên đây là những thông tin giải đáp sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu, các cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh và thời gian trữ sữa an toàn. Mẹ hãy lưu lại và cố gắng tuân thủ những hướng dẫn từ chuyên gia để bé yêu nhận được nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo