Làm thế nào để cai sữa cho con

đăng bởi Tiên Tiên

 

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Thời điểm cai sữa cho con còn tùy thuộc vào quyết định của mẹ, miễn sao đó là thời điểm thích hợp với cả mẹ và bé.

Thường các mẹ sẽ cai sữa vì một số lý do như muốn đi làm lại hoặc muốn mang thai bé thứ hai. Một số mẹ bất đăc dĩ phải cai sữa cho con vì gặp những vấn đề trong quá trình cho con bú như núm vú bị đau, tưa miệng, viêm vú...

Cai sữa đúng cách giúp trẻ không quấy khóc

Nếu mẹ cảm thấy đau nhưng vẫn muốn tiếp tục cho con bú mẹ hãy tới thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia cho con bú.

Bác sĩ và các chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp với tình trạng của mẹ. Đồng thời mẹ cũng nhận thông tin và địa điểm hội nhóm các bà mẹ đã có kinh nghiệm cho con bú khác.

Thời gian tốt nhất cho việc cai sữa 

Như đã nói ở trên, không có thời điểm nào là đúng hay sai để cai sữa cho bé cả. Nhưng trước khi đưa ra quyết định mẹ nên cân nhắc về thời gian mà sữa mẹ vẫn mang tới nhiều lợi ích cho trẻ.

Đối với một em bé, không có gì tốt hơn sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Khi bé được hơn 6 tháng mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ. Từ 0-1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng và calo của trẻ.

Em bé được bú sữa mẹ sẽ có được những lợi ích về sức khỏe như miễn dịch tốt hơn với nhiễm trùng và một số loại bệnh. Một số nghiên cứu cũng chứng minh trẻ được bú mẹ sẽ tiêu hóa tốt hơn ở giai đoạn ăn dặm.

 

 

Khi mẹ quyết định cho con cai sữa, mẹ hãy thay đổi các thói quen hàng ngày một cách dần dần để giúp cơ thể mẹ có thời gian điề chỉnh. Trong thời gian cho bé bú ít dần đi cơ thể mẹ sẽ tạo ra ít sữa hơn và bé dần thích nghi với việc ăn sữa công thức từ bình hoặc từ cốc.

Giai đoạn cai sữa cho con có thể là một trải nghiệm cảm xúc buồn vui lẫn lộn với mẹ. Mẹ sẽ vui hơn khi lấy lại được vóc dáng và có nhiều thời gian cho bản thân hơn. Nhưng mẹ cũng sẽ thấy hơi buồn khi không còn những tiếp xúc thân mật với trẻ nhiều như trước.

Thật ra việc ngừng cho con bú không có nghĩa là kết thúc mối quan hệ gắn bó mà hai mẹ con đã xây dựng nên. Cho con bú chỉ là khởi đầu cho mối quan hệ đặc biệt của hai mẹ con. Mẹ và bé còn cả một chặng đường rất dài phía trước.

Cách cai sữa hiệu quả

Cách hiệu quả nhất để cai sữa là giảm dần số lần cho bé bú trong ngày. Mẹ không nên dừng đột ngột vì như vậy sẽ khiến bé khó chịu và mẹ cũng không được thoải mái. Việc dừng cho bé bú một cách đột ngột làm ngực mẹ căng tức và nặng nề (do ứ sữa). Đôi khi tình trạng này có thể nghiên trọng đến mức gây ra viêm vú.

Khi đã quyết định cai sữa mẹ cần kiên quyết, cai sữa luôn trong một lần sẽ dễ hơn cho cả mẹ và bé. Nếu bé nhỏ hơn một tuổi, mẹ sẽ cần thay thế việc bú sữa mẹ bằng bú bình sữa bột pha sẵn.

Nếu bé hơn sáu tháng tuổi, mẹ hãy sử dụng ly hoặc cốc để cho bé uống sữa. Một số mẹ kết hợp cho bé uống sữa mẹ và sữa bột để giúp quá trình cai sữa dễ dàng hơn.

Nếu bé đã lớn hơn một tuổi và ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau trẻ sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng mà không cần các lần bú bổ sung nữa. Mẹ không cần quá bận tâm về việc nên bỏ lần bú nào trong ngày, chỉ cần mẹ và bé đều thoải mái là được.

Khi bé đã quen với việc không được ăn một bữa nhất định (sau một tuần hoặc lâu hơn) mẹ có thể bỏ hẳn bữa đó và bắt đầu giảm dần những lần bú khác.

Đánh lạc hướng chú ý của trẻ bằng cách chơi trò chơi hay hoạt động nào đó cũng giúp việc sai sữa của mẹ dễ dàng hơn. 

Một số mẹ không muốn cho con bú nhưng lại không thể từ chối khi bé đòi sữa mẹ. Điều này hình thành thói quen xấu cho trẻ và khiến quá trình cai sữa khó khăn hơn rất nhiều. Các mẹ nên hết sức chú ý nhé!

Sẽ mất bao lâu để mẹ cai sữa cho trẻ?

Mỗi người mẹ có một quá trình cai sữa khác nhau. Nhưng phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh của em bé. Vì vậy mẹ đừng quá căng thẳng và vội vã. Mẹ hãy linh hoạt trong quá trình cai sữa.

Ví dụ khi bé bị ốm, bé sẽ rất khó chịu và cần được mẹ an ủi và chăm sóc. Lúc này mẹ nên cho bé bú để giúp con thoải mái hơn. Cai sữa là một quá trình và mẹ có thể sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng để con hoàn toàn quên đi chuyện bú mẹ.

 

 

Những mẹo cai sữa hiệu quả

Nếu bé không có dấu hiệu muốn ngừng bú, mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn. Bé thích được nằm dưới bầu ngực của mẹ để tận hưởng cảm giác vuốt ve, vỗ về. Vì vậy, mẹ có thể giúp bé điều chỉnh bằng việc thử các cách sau:

An ủi bé theo những cách khác nhau

Dần dần thay thế bú mẹ bằng những cách khác để vuốt ve và an ủi con. Đồng thời, thể hiện sự âu yếm với bé. Mẹ cũng nên để bố dành thời gian chơi cùng trẻ.

Ngoài ra hai mẹ con hãy cùng thực hiện những hoạt động như xem một cuốn sách, hát cho bé nghe hoặc chơi trò chơi cùng nhau. Trẻ sẽ bị đánh lạc hướng và quên đi cảm giác muốn bú mẹ. 

Khi bé ngủ, mẹ có thể dành một chút thời gian nhẹ nhàng vỗ lưng trước khi tắt điện để bé ngủ.

Trì hoãn lần bú mà mẹ muốn cai

Nếu bé lớn hơn, mẹ có thể bảo trẻ đợi thêm một chút. Ví dụ con muốn bú mẹ, mẹ hãy lấy cớ rằng mẹ đang mệt và sẽ cho con bú sau. Trong thời gian đó hãy nhờ bố chơi với trẻ và đánh lạc hướng chú ý của con.

Chọn thời điểm 

Việc cai sữa có thể bị gián đoạn nếu bé gặp phải một vấn đề lớn. Ví dụ như con bị ốm sốt. 

Thường khi cảm thấy không khỏe con sẽ muốn bú mẹ thường xuyên hơn. Hoặc bé chỉ có thể bú sữa mẹ chứ không ăn uống được gì khác. Thực tế thì những em bé đang ốm luôn ưu tiên sữa mẹ. 

Nếu việc cai sữa không diễn ra như ý mẹ, mẹ có thể nghỉ ngơi và thử lại sau vài tuần. Mẹ đừng quá căng thẳng, sớm hay muộn bé cũng có thể cai sữa mẹ thôi. Chúc các mẹ thành công!

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo