Những vấn đề thường gặp khi cho con bú có thể kể đến núm vú bị đau, viêm tắc tuyến sữa, bệnh tưa miệng (mảng trắng trong miệng), đau nhói cục cứng, đau ngực khi cho con bú hay hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa, ngứa xung quanh nhũ hoa. Những rắc rối này thường gặp nhất là với các mẹ lần đầu nuôi con bằng sữa mẹ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn với bài viết sau nhé!
Đối với các bà mẹ, việc cho con bú thường gặp một số khó khăn nhất định – một số có thể khắc phục tại nhà nhưng một số vấn đề lại nghiêm trọng hơn và cần đi khám bác sĩ. Các vấn đề đó bao gồm:
Bệnh tưa miệng (Mảng trắng trong miệng)
Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng do nấm. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Đối với mẹ, các triệu chứng của bệnh tưa miệng bao gồm:
- Đau rát núm vú.
- Vùng da quanh ngực bị nóng lên hoặc bong tróc.
- Đau nhói ở vùng sau quầng vú.
Đối với bé, các triệu chứng của bệnh tưa miệng bao gồm:
- Xuất hiện các mảng trắng và đốm trong miệng của bé.
- Một lớp màng trắng trên môi.
- Bé thường ngọ nguậy khi đang bú.
Trẻ sơ sinh bị tưa miệng được điều trị bằng gel hoặc thuốc dạng lỏng kháng nấm. Mẹ bị nhiễm thì nên dùng thuốc bôi núm vú hoặc thuốc chống nấm.
Bệnh viêm vú (viêm tắc tuyến sữa)
Chứng viêm vú là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở vú. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn trong miệng của bé bám lên ngực của mẹ hoặc do vi khuẩn tích tụ khi căng sữa hoặc tắc ống dẫn sữa.
Ngực sưng, đau và nóng đỏ là dấu hiệu viêm vú
Các triệu chứng của chứng viêm vú bao gồm:
- Ngực sưng, đau, nóng và đỏ.
- Sốt
- Nhức mỏi cơ thể
- Mệt mỏi
Mẹ cần uống kháng sinh trong vòng một tháng để điều trị bệnh viêm vú. Sau khi khám bác sĩ, mẹ có thể tiếp tục cho con bú tại nhà. Quá trình này có thể khiến mẹ cảm thấy đau nhưng tránh được các biến chứng như áp xe (tìm hiểu thêm ở phía dưới).
Mẹ có thể hút sữa bên ngực bị nhiễm trùng và cho bé bú bên ngực còn lại. Điều quan trọng là mẹ không được cho bé bú bên vú bị viêm. Bác sĩ sẽ tư vấn mẹ sử dụng một số thuốc giảm đau an toàn trong giai đoạn cho con bú như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Mẹ có thể chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh (nhưng mẹ tránh chườm lạnh trước khi cho con bú vì điều này có thể làm chậm dòng chảy của sữa). Cuối cùng, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Chứng áp xe ngực
Nếu mẹ bị áp xe ngực do chứng viêm vú (hoặc do chứng tắc ống dẫn sữa tái phát), ngực sẽ xuất hiện những khối u chứa đầy mủ khiến mẹ cảm thấy đau. Vùng da xung quanh khối u có thể đỏ và nóng. Các bác sĩ điều trị chứng áp xe bằng cách dẫn lưu. Tuỳ thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của bệnh áp xe, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp thực hiện khác nhau: Chọc hút bằng kim, dẫn lưu bằng ống thông hoặc phẫu thuật rồi dẫn lưu.
Các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên làm theo các bước tương tự như đối với bệnh viêm vú tại nhà, bao gồm hút sữa từ vú bị viêm và tiếp tục cho bé bú bên ngực còn lại.
Tật dính lưỡi (ngắn phanh lưỡi)
Một số bé bị tật dính cuống lưỡi bẩm sinh do dây thắng của lưỡi (phần mô nối giữa lưỡi với đáy miệng) ngắn, chặt hoặc dày. Tật dính lưỡi có thể hạn chế chuyển động của lưỡi và khiến việc bú của bé trở nên khó khăn hơn. Bé có thể bị tật lưỡi nếu:
- Gặp khó khăn khi cố định núm vú.
- Không bú đủ sữa (dẫn đến đói, không đủ cân và giảm nguồn cung cấp sữa).
- Cảm thấy gắt gỏng khi bú.
Nếu bác sĩ chẩn đoán rằng bé bị tật ngắn phanh lưỡi, mẹ có thể tiếp tục cho con bú bằng một số điều chỉnh nhất định (chẳng hạn như sử dụng một tấm chắn núm vú hoặc sử dụng máy hút sữa và bình sữa). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số thủ thuật nhỏ như cắt dây thắng.
Các chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ nói rằng nếu mẹ gặp phải những vấn đề trên nhưng vẫn muốn cho bé bú thì nên đi khám bác sĩ và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Dựa vào những hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể cho con bú bình thường.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo