Quan hệ tình dục và tâm trạng mẹ bầu trong thai kỳ

đăng bởi

Tình dục từ lâu đã được xem như là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Đối với các mẹ đang mang thai, việc đáp ứng nhu cầu tình dục còn quan trọng hơn do sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến mẹ ham muốn nhiều hơn bình thường.

 

Nhu cầu quan hệ tình dục của mẹ có thể thay đổi khi mang bầu.

Tuy nhiên, sự thay đổi hormone này đồng thời cũng có thể khiến tâm trạng của mẹ trở nên nhạy cảm, vui buồn bất chợt, cộng thêm với các vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ nên đời sống tình dục của mẹ bầu thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Thấu hiểu những tâm sự thầm kín cũng như những thắc mắc khó nói của mẹ về vấn đề tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ này, POH đã giúp mẹ tổng hợp các thông tin về vấn đề quan hệ tình dục mà các mẹ bầu thường gặp, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Quan hệ tình dục và mối quan hệ với người bạn đời khi mang thai

Mẹ bầu quan hệ tình dục khi mang thai cần biết những gì?

Trong những tháng đầu, bụng bầu của mẹ vẫn chưa quá to nên việc quan hệ tình dục của mẹ vẫn chưa bị cản trở nhiều mặc dù bố mẹ vẫn nên chú ý tiến hành nhẹ nhàng hơn trước đây. Từ tháng thứ 6 trở đi khi bụng mẹ đã to hơn thì bố mẹ có thể sẽ thấy khó khăn hơn khi quan hệ.

Lúc này bố mẹ có thể thử một vài cách quan hệ cho bà bầu 6 tháng trở lên để giúp những “cuộc yêu” của mình thăng hoa hơn, ví dụ như chuyển sang quan hệ bằng miệng hoặc áp dụng các tư thế quan hệ không gây áp lực lên bụng bầu như tư thế cưỡi ngựa, úp thìa,...

Vậy thì quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của việc này được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng sức khỏe, các vấn đề mẹ đang hoặc có nguy cơ gặp phải trong thai kỳ, tiền sử thai bất thường,... 

 

 Quan hệ khi mang thai có nên cho vào trong hay nên sử dụng bao cao su?

Nếu mẹ muốn biết mình có thể quan hệ tình dục khi mang bầu hay không thì cách an toàn nhất là hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa chịu trách nhiệm chăm sóc thai kỳ cho mẹ.

Vấn đề quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong hay không cũng là một trong những thắc mắc phổ biến của các cặp vợ chồng khi người vợ mang bầu. 

Trong tinh trùng của bố có chứa một chất có thể kích thích tử cung của mẹ co bóp mạnh, vì thế tốt nhất là bố nên sử dụng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài.

Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong giai đoạn thai kỳ cũng giúp mẹ phòng tránh được một số bệnh viêm nhiễm âm đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Còn rất nhiều thông tin quan trọng về việc quan hệ trong thai kỳ đang chờ mẹ khám phá tại bài viết Mẹ bầu quan hệ tình dục khi mang thai cần biết những gì?

Tư thế quan hệ tình dục tốt nhất cho mẹ bầu

Các mẹ dễ chia sẻ kinh nghiệm quan hệ khi mang thai với nhau hơn là chia sẻ với các bố, vì tâm lý mẹ bầu thường ngại ngùng khi nói về vấn đề nhạy cảm này. Tuy nhiên nhu cầu và ham muốn tình dục khi có bầu là hoàn toàn bình thường và mẹ nên tâm sự với bố để hai vợ chồng cùng hiểu nhau hơn.

Đặc biệt là các bố nên để ý về các tư thế quan hệ khi vợ có bầu để đảm bảo an toàn cho con yêu trong bụng cũng như để đáp ứng những thay đổi về cảm giác của mẹ khi bầu bí. 

 

Có rất nhiều tư thế quan hệ an toàn mà bố mẹ có thể áp dụng khi mẹ mang thai.

Mẹ cũng nên nhắc bố tránh các tư thế quan hệ nguy hiểm khi mang thai, đó là các tư thế gây áp lực, chèn ép lên vùng bụng dưới của mẹ, ví dụ như để mẹ nằm sấp, tư thế truyền thống nhưng bố áp sát vào bụng mẹ,...

Và để giúp bố mẹ không phải bối rối khi tìm hiểu về vấn đề này, POH đã tổng hợp những tư thế quan hệ an toàn khi mẹ mang thai trong bài viết Tư thế quan hệ tình dục tốt nhất cho mẹ bầu, mời bố mẹ tìm hiểu nhé!

Căng thẳng, thay đổi tâm trạng và trầm cảm khi mang thai

Mẹ bầu tâm trạng thất thường khi mang thai

Tâm lý người phụ nữ khi mang thai thường nhạy cảm và thay đổi thất thường do sự tăng sinh của một số loại hormone. Các vấn đề về sức khỏe như ốm nghén, nhức mỏi người, mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ cảm thấy khó chịu, bực bội trong người.

Thế nên mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Lúc đó mẹ sẽ thường xuyên có tâm trạng tiêu cực lo âu ảnh hưởng cả đến cuộc sống hàng ngày hoặc có một số dấu hiệu trầm cảm trong thai kỳ.

 

 Mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Vì tâm lý bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ bầu thường được khuyến cáo nên giữ tâm trạng thoải mái, làm những việc mình thích, thực hiện lịch làm việc kết hợp với nghỉ ngơi thật hợp lý, thường xuyên chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè,... để giữ tâm trạng ổn định và thư giãn.

Trong suốt thai kỳ thì cảm xúc khi mang thai 3 tháng đầu và cảm xúc mang thai cuối tháng thứ 6 trở đi (khoảng 3 tháng cuối) là nhạy cảm nhất.

Nguyên nhân là vì ngoài các lý do về hormone hay sức khỏe thì đây cũng là các giai đoạn mà mẹ bầu thường lo lắng nhiều nhất về sự an toàn của con cũng như về những vấn đề có thể xảy ra khi chuyển dạ.

Để bản thân có thể yên tâm và bớt lo âu về các vấn đề này, mẹ nên tham khảo thêm các kiến thức về thai kỳ, giữ liên lạc và thường xuyên chia sẻ với các mẹ có kinh nghiệm cũng như thực hiện các lịch khám thai, xét nghiệm đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Mẹ bầu tâm trạng thất thường khi mang thai để hiểu rõ hơn về sự thay đổi tâm lý cũng như các cách giúp mẹ ổn định cảm xúc hiệu quả trong thai kỳ.

Có thai sau khi sảy thai

Nếu đã từng sảy thai thì mẹ nên có thai lại sau thai lưu 2 tháng hoặc 3 tháng vì cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục sức khỏe cũng như tâm lý cho lần mang thai tiếp theo.

Vì thế mẹ không nên vội quan tâm đến việc sau sảy thai bao lâu thì trứng rụng mà tốt nhất là mẹ chỉ nên theo dõi trứng rụng để thụ thai sau ngày sảy thai khoảng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt. Nếu mang thai lại quá nhanh thì cơ thể mẹ rất dễ bị suy nhược và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

 

Tiền sử sảy thai thường ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng người mẹ trong những lần mang thai tiếp theo.

Các mẹ có thai lại sau khi bị sảy thường có tâm lý vui buồn lẫn lộn và lo lắng vì sợ tiền sử sảy thai có thể sẽ lặp lại ở lần mang thai này. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng gặp tình trạng này vì thế mẹ không nên suy nghĩ quá tiêu cực.

Vậy đối với thai lưu thì sau khi thai lưu có dễ có thai lại không? Mẹ vẫn có khả năng mang thai bình thường khi sức khỏe và tâm lý hồi phục hoàn toàn sau khi thai lưu. 

Tuy nhiên bố mẹ nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây thai lưu để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho những lần mang thai sau này.

Mời bố mẹ tiếp tục tìm hiểu thông tin trong bài viết Có thai sau khi sảy thai.

Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao? 

Hầu hết các mẹ bầu đều có một số dấu hiệu trầm cảm nhẹ khi mang thai như khó ngủ, mệt mỏi, lo âu.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu có các dấu hiệu khác kèm theo như cảm thấy buồn bã, vô vọng, không còn hứng thú với bất kì điều gì liên tục trong một khoảng thời gian thì rất có thể mẹ đã bị trầm cảm khi mang thai.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không? Ở mức độ nhẹ thì trầm cảm không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu nếu mẹ tự nhận thức được và luôn có cách giữ cho tâm trạng mình ổn định.

Nếu mẹ bị trầm cảm nặng thì mẹ sẽ gặp phải một số tác hại của trầm cảm khi mang thai, ví dụ như luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu dẫn đến chán ăn, khó ngủ khiến sức khỏe giảm sút, thường xuyên có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đến mức có thể hành động làm tổn thương bản thân và con yêu trong bụng,...

 

Tâm trạng mẹ rất dễ trở nên lo âu, buồn bã, mệt mỏi khi mang bầu.

Thật may là vẫn có cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai dành cho các mẹ bầu, mẹ có thể lựa chọn giữa điều trị tâm lý, điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp cả hai phương pháp lại với nhau tùy vào tình trạng trầm cảm mà mẹ mắc phải.

Tuy nhiên, việc uống thuốc trầm cảm khi mang thai vẫn có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn do một số thành phần có trong thuốc. 

Nhưng rủi ro này là rất nhỏ và các bác sĩ sẽ giúp mẹ lựa chọn cũng như cân nhắc thật kĩ càng giữa cái lợi và cái hại để chỉ định cho mẹ các loại thuốc phù hợp.

Nếu mẹ đang có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, mẹ nên thử áp dụng cách giảm trầm cảm khi mang thai để cải thiện tình trạng tâm lý của mình.

Một số cách như thiền, tập yoga, tập thể dục, thường xuyên tâm sự với người thân, bạn bè,... có thể sẽ giúp tâm trạng của mẹ tích cực và thoải mái hơn.

Các triệu chứng trầm cảm đầy đủ là gì, ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm khi mang thai, cách chữa trị thế nào và một số vấn đề quan trọng khác đã được POH tổng hợp trong bài viết Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?, mời mẹ đọc thêm nhé!

11 cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai

Khi mẹ bầu làm việc căng thẳng, cơ thể có thể sẽ tiết ra một số loại hormone có hại đến thai nhi và nếu điều này kéo dài thì con có khả năng phải đối mặt với các nguy cơ như sinh non, nhẹ cân hoặc thậm chí là tăng động, tự kỷ, chậm nói và một số vấn đề về hành vi sau này.

Căng thẳng có thể tích tụ dần dần ngày qua ngày và khi mẹ nhận ra mình đang bị căng thẳng thì tình trạng này có thể đã trở nên nghiêm trọng và mẹ rất khó có thể tự lấy lại sự cân bằng.

Vì vậy mẹ bầu không nên chờ đến khi quá stress mới tìm cách giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai mà nên xây dựng một chế độ sinh hoạt và lịch làm việc hợp lý để tâm trí được nghỉ ngơi đúng cách ngay từ đầu thai kỳ. 

 

Mẹ bầu làm gì khi bị stress?

Mẹ có thể thực hiện các bài tập thai giáo như một cách giải trí cho bà bầu vì khi thai giáo cho con, suy nghĩ về con, mẹ có thể tạm quên đi những áp lực trong cuộc sống và tận hưởng giây phút thoải mái của riêng hai mẹ con.

Và các bố thường nghĩ rằng bà bầu hay suy nghĩ tinh tinh nên dễ mất kiên nhẫn với các mẹ mà không hề biết rằng chính những sự thay đổi khi có bầu đã khiến mẹ trở nên nhạy cảm và suy nghĩ nhiều hơn. 

Điều này có thể vô tình khiến mẹ cảm thấy cô đơn, tủi thân và dần dần mẹ sẽ thu mình lại và không muốn tâm sự, chia sẻ cùng bố nữa và dẫn đến tâm lý căng thẳng, mệt mỏi khi mang bầu.

Nếu mẹ vẫn đang tìm kiếm những cách để giúp bản thân thư giãn, giải trí thì chắc chắn thông tin trong bài viết  cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Lời khuyên cho mẹ bầu căng thẳng khi mang thai

Chắc chắn không mẹ nào lại muốn mình trở thành một bà bầu bị căng thẳng khi mang thai, thế nhưng sự chi phối của hormone và những vấn đề sức khỏe lại có thể dễ dàng ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và suy nghĩ của mẹ.

Vào lúc này thì cách vượt qua stress khi mang thai tốt nhất và đơn giản nhất mà mẹ có thể làm ngay đó là nói ra tất cả các nỗi lo, suy nghĩ của mình với chồng, người thân hoặc bạn bè thân thiết. Nếu có thắc mắc về sức khỏe thì mẹ nên gọi điện hỏi bác sĩ của mình bất cứ khi nào.

 

 Bà bầu nên làm gì khi buồn? Mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoặc tâm sự với bạn bè,... để cải thiện tâm trạng.

Ai cũng đã từng trải qua những phút giây bối rối, bỡ ngỡ không biết làm thế nào với những thay đổi xảy ra với mình khi mang bầu, vậy nên mẹ không cần ngại ngùng vì những câu hỏi và suy nghĩ có vẻ là vô nghĩa của mình mà hãy thường xuyên tâm sự, chia sẻ để nhận được sự động viên và lời khuyên hữu ích từ mọi người.

Nếu bỗng nhiên mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi mang thai, mẹ có thể đặt công việc đang làm xuống và tự thưởng cho bản thân một vài phút nghỉ ngơi với một món ăn vặt mà mẹ yêu thích. 

Mẹ cũng có thể nói chuyện và tâm sự với bé cưng trong bụng, những cú đạp hưởng ứng của con chắc chắn sẽ là nguồn năng lượng to lớn cho mẹ đấy.

Các mẹ bầu khác cũng thường xuyên phải đối mặt với sự căng thẳng trong thai kỳ, vậy thì họ vượt qua như thế nào, mời mẹ khám phá điều này trong bài viết Lời khuyên cho mẹ bầu căng thẳng khi mang thai.

Lo lắng khi mang thai: mách mẹ những mẹo hay

Nỗi lo lắng của bà bầu thường xuất hiện nhiều khi mẹ không hiểu hết những biến đổi hoặc vấn đề sức khỏe khi mang thai. Ví dụ như các mẹ thường lo lắng con bằng này cân có bé quá không, mẹ vừa ăn đồ này đồ kia liệu có hại gì đến con không,...

 

Thiền định là một cách có thể giúp mẹ bầu ổn định tâm trí và giảm lo lắng.

Vậy làm sao để bớt lo lắng khi mang thai? Nếu mẹ thường xuyên lo âu về những vấn đề sức khỏe hoặc thay đổi của cơ thể thì mẹ nên tìm hiểu và đọc thêm kiến thức về thai kỳ. Mẹ cũng nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để tham khảo về các dấu hiệu lạ khi mang thai.

Điều quan trọng nhất mà bà bầu lo lắng khi mang thai cần nhớ là nên tin tưởng vào bản thân mình và con yêu, không nên suy nghĩ tiêu cực nếu không có kết luận gì bất thường từ bác sĩ. 

Một số cách giúp mẹ giữ tâm trạng thoải mái khi mang thai đã được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Lo lắng khi mang thai: mách mẹ những mẹo hay, mời mẹ đọc thêm nhé!

Chăm sóc thai kỳ để có cảm xúc tích cực

Làm thế nào để cảm thấy hài lòng về vóc dáng khi mang thai?

Làm thế nào để bầu vẫn đẹp là điều mà hầu như mẹ bầu nào cũng trăn trở vì ngoại hình đối với phụ nữ rất quan trọng, ngay cả trong giai đoạn mang thai. 

Tâm lý và cảm xúc của mẹ bầu cũng sẽ tích cực, vui vẻ và lạc quan hơn nếu nhan sắc của mình không có quá nhiều thay đổi hoặc đẹp hơn trước khi mang bầu.

Thế nhưng việc giữ nhan sắc khi mang bầu là việc làm mà mẹ khó có thể làm chủ được vì làn da, mái tóc, ngoại hình của mẹ đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hormone trong cơ thể. 

Các vấn đề về sắc đẹp và vóc dáng mà các mẹ bầu thường gặp nhất là thừa quá nhiều cân, khô da, rạn da, da xỉn màu, có mụn,...

 

Uống nhiều nước vừa giúp mẹ cải thiện các vấn đề về da, vừa giúp cơ thể mẹ trao đổi chất và tuần hoàn tốt hơn.

Tuy nhiên mẹ vẫn có thể áp dụng một số mẹo giúp bà bầu xinh đẹp để có thể cải thiện phần nào những vấn đề về da của mình như sử dụng kem trị rạn ngay từ đầu thai kỳ kết hợp cùng chế độ ăn nhiều rau củ quả sạch, uống nhiều nước và bôi kem chống nắng hàng ngày.

Về cách giữ dáng khi mang thai thì mẹ nên thực hiện ngay từ đầu thai kỳ, đó là xây dựng và áp dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng chất chứ không chú trọng về lượng, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ và thức ăn chế biến sẵn.

Và mẹ cũng đừng quên tập các bài thể dục phù hợp với sức khỏe của mình để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của các cơ để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chuyển dạ cũng như tiêu hao bớt năng lượng thừa của cơ thể.

Điều quan trọng hơn cả những mẹo làm đẹp là suy nghĩ của chính mẹ về ngoại hình của mình khi bầu bí, mời mẹ đọc bài viết Làm thế nào để cảm thấy hài lòng về vóc dáng khi mang thai? để tự tin hơn về vẻ ngoài của mình nhé!

50 lý do để vui mừng khi mang thai

Dù không thể phủ nhận những trạng thái tâm lý tiêu cực mẹ có thể gặp trong thai kỳ nhưng chắc chắn mẹ bầu nào cũng đã từng ít nhất một vài lần cảm nhận được hạnh phúc khi phát hiện mình có em bé hoặc niềm vui đến từ những điều nhỏ nhặt khi mang thai.

 

Hạnh phúc khi mang bầu của mẹ đôi khi đến từ những điều rất nhỏ bé.

Ví dụ như niềm hạnh phúc khi được cả nhà quan tâm, chiều chuộng và chăm sóc, đó cũng là lí do mà các mẹ lại hay ví 9 tháng 10 ngày mang thai là khoảng thời gian các mẹ được trở thành hoàng hậu. 

Hay niềm vui khi chọn những cái tên đáng yêu cho con, niềm vui khi cảm nhận được những cú đạp đầu tiên và sự háo hức khi tự tay chọn từng món đồ bé xíu cho con yêu,...

Còn rất rất nhiều những lý do thú vị có thể giúp mẹ cải thiện tâm trạng đáng kể trong bài viết 50 lý do để vui mừng khi mang thai, mời mẹ tìm hiểu thêm nhé!

Hướng dẫn chăm sóc thai kỳ: 3 tháng đầu

Nếu mẹ chưa hề có kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu vì đây là lần mang thai đầu tiên của mẹ thì đừng ngần ngại mà hãy hỏi bác sĩ hoặc những người thân đã từng mang thai xung quanh những điều mẹ lo lắng và thắc mắc.

Hoặc mẹ cũng có thể tìm kiếm kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tại các cộng đồng dành cho mẹ mang thai, thông tin từ các trang web dành cho mẹ và bé hoặc đơn giản nhất là đọc các bài viết về mang thai của POH.

Vậy thì mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Giai đoạn đầu thai kỳ thai nhi còn rất non nớt, vì thế mẹ nên đi nhẹ nói khẽ, tránh nâng vật nặng hoặc hoạt động mạnh. 

Nếu mẹ đang tập các môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động cao thì mẹ nên trao đổi với bác sĩ về mức độ an toàn để cân nhắc điều chỉnh bài tập cho phù hợp.

 

Tình trạng ốm nghén của mẹ thường diễn ra chủ yếu trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Một trong những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu tiếp theo mà mẹ nên nhớ, đó là tránh xa thuốc lá, rượu bia, ma túy, các chất kích thích và các chất độc hại vì chúng có khả năng ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển trí não, hệ thần kinh cũng như sức khỏe của con yêu.

Các bố cũng nên quan tâm và tìm hiểu về việc chăm sóc bà bầu tháng đầu, nhất là về các thay đổi tâm lý và chế độ ăn uống của mẹ để giúp mẹ mạnh khỏe cả về tâm hồn lẫn thể chất.

Hướng dẫn chăm sóc thai kỳ: 3 tháng giữa

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn được nhiều mẹ đánh giá là nhẹ nhàng và dễ chịu nhất trong suốt 9 tháng mang thai. 

Lúc này thì hormone của mẹ đã ổn định hơn nên các triệu chứng khó chịu như ốm nghén, buồn nôn dần biến mất, khẩu vị của mẹ quay trở lại nên việc ăn uống cũng như tâm trạng của mẹ được cải thiện hơn rất nhiều.

 

Mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên uống thuốc gì?

Mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề tăng cân trong 3 tháng giữa thai kỳ mà hạn chế thực đơn cũng như khẩu phần ăn uống của mình nếu mẹ vẫn tuân thủ một số nguyên tắc như hạn chế đồ có đường, dầu mỡ, ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày,...

Đây cũng là giai đoạn tuyệt vời để mẹ bắt đầu tập một số bài thể dục nhẹ nhàng nếu mẹ chưa từng tập thể dục trước đây. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý chọn bài tập phù hợp với sức khỏe, không tập quá sức và dừng lại nghỉ ngơi nếu có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở.

Hướng dẫn chăm sóc thai kỳ: 3 tháng cuối

Lúc này chắc hẳn cơ thể mẹ đã trở nên tương đối nặng nề và đôi khi mẹ thậm chí còn không thể tự chăm sóc bản thân mà cần sự hỗ trợ từ người thân, ví dụ khi như đi tất, buộc dây giày hay cắt móng chân,... 

Nguy cơ sinh sớm cũng rất dễ xảy ra, vì thế mẹ nên đi khám thai đúng lịch để theo dõi tốt nhất tình trạng của con.

Mẹ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì đặc biệt? 

Sức khỏe và sự an toàn của hai mẹ con vẫn là điều nên được ưu tiên hàng đầu, vì thế mẹ vẫn nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu.

 

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ tăng bao nhiêu kg là hợp lý?

Vậy vào 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung gì? 

Tùy vào thể trạng của mẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung một số dưỡng chất khác nhau, ví dụ như sắt, DHA, canxi, axit folic,... Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại hạt khô, trái cây nhiều màu sắc,...

Và có một lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng mà mẹ không  nên bỏ qua, đó là tìm hiểu và lựa chọn phương pháp sinh đẻ, nơi sinh và các dịch vụ mà mẹ có thể sẽ phải sử dụng khi chuyển dạ để có thể lên kế hoạch và chủ động hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!