Báo với sếp chuyện mang thai và xin nghỉ thai sản?

đăng bởi Tiên Tiên

Nên thông báo chuyện mang thai vào thời điểm nào?

Nhiều phụ nữ thường lựa chọn chờ cho đến khi trải qua tam cá nguyệt đầu tiên (khi nguy cơ sảy thai đã giảm đáng kể) để chia sẻ với sếp chuyện mình đang mang thai. Nhưng cũng có thể mẹ không muốn đợi quá lâu để thông báo về điều này. 

Việc mang thai có thể ảnh hưởng đến công việc và chế độ đãi ngộ của mẹ

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi quyết định khi đưa ra tin tức trọng đại này của mình:

  • Mẹ đang có rất nhiều triệu chứng mang thai? Nếu bị ốm nghén, thường xuyên phải nghỉ ngơi hoặc nói chung là mệt mỏi thì mẹ nên chia sẻ tin tức này với đồng nghiệp thật sớm. Cho mọi người biết những gì đang diễn ra với mẹ sẽ giúp mọi người có nhiều kiên nhẫn và thấu hiểu hơn.
  • Mẹ có một công việc rất vất vả hoặc căng thẳng? Nếu như vậy, có lẽ mẹ sẽ muốn nói với sếp và đồng nghiệp của mình sớm hơn vì lợi ích của cả hai mẹ con, đồng thời cho mẹ cơ hội đề nghị thay đổi trách nhiệm công việc một cách kịp thời. Và nếu công việc của mẹ liên quan đến việc tiếp xúc với hóa chất hoặc có thể gây nguy hiểm cho em bé, thì điều quan trọng là cần phải báo cho sếp ngay lập tức và thực hiện các bước để bảo vệ chính mình.
  • Mẹ nghĩ tin tức này sẽ được đón nhận như thế nào? Điều này tùy thuộc vào văn hóa nơi mẹ làm việc, mức độ công việc bị ảnh hưởng bởi những thai phụ khác, và mối quan hệ của mẹ với cấp trên của mình.

Nếu mẹ tin rằng sếp của mình sẽ xử lý tin tức một cách chuyên nghiệp và hỗ trợ mẹ thì chuyện mang thai nên được thông báo càng sớm càng tốt. Điều này cho phép mẹ bầu tận dụng lợi thế của các chính sách dành cho người lao động để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn và giảm bớt căng thẳng.

Một số dịch vụ y tế được cung cấp bởi công ty (như tư vấn di truyền trước khi sinh) có giá trị nhất trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nếu mẹ lo lắng về phản ứng của sếp thì hãy tiến hành một cách thận trọng, có thể chấp nhận chờ đợi cho đến khi mang thai 14-20 tuần. Bằng cách đó, mẹ cũng cho thấy rằng mình vẫn có thể thực hiện công việc trong khi có em bé.

Nếu có thể, hãy xem xét thời điểm thông báo trùng với việc hoàn thành một dự án hoặc một thành tựu nào đó, điều này chứng tỏ rằng mang thai không hề ảnh hưởng đến năng suất của mẹ.

Chuẩn bị thông báo chuyện mang thai cho sếp như thế nào?

Đầu tiên, hãy tìm kiếm đầy đủ thông tin, xem lại sổ tay nhân viên để tìm hiểu các lựa chọn cho kỳ nghỉ thai sản.

Nếu công ty của bạn có đại diện nhân sự, mẹ hãy liên hệ để hỏi về các chính sách mang thai và nghỉ thai sản. Đại diện nhân sự có thể cho mẹ nhiều lời khuyên hữu ích vì họ đã giải quyết những tình huống tương tự.

Nếu công ty nhỏ và bạn nghĩ rằng có thể khó giữ kín thông tin của mình cho đến khi sẵn sàng chia sẻ nó, hãy hỏi bộ phận nhân sự các chính sách của công ty về thời gian nghỉ nói chung mà không tiết lộ tình huống cụ thể.

Các mẹ cũng nên trao đổi với các đồng nghiệp đáng tin cậy từng trải qua tình trạng tương tự. Hãy hỏi họ về phản ứng nhận được khi thông báo mang thai, thời gian nghỉ thai sản và về những người quản lý dễ cảm thông và hỗ trợ nhất.

Sau đó, hãy tính toán thời điểm thông báo chuyện mang thai và lập kế hoạch, bao gồm một vài ý tưởng về cách xử lý công việc khi bạn không có mặt tại công ty.

Bắt đầu bằng cách nghiên cứu về tiền lương nghỉ phép được trợ cấp. Nó được căn cứ theo Luật nghỉ phép chăm sóc gia đình và người khuyết tật, khác nhau tùy thuộc vào nơi mẹ sống.

Trong số đó, cần bao gồm các chi tiết cụ thể về thời gian bạn phải làm việc tại công ty để đủ điều kiện nghỉ thai sản và thời điểm cần thông báo khi muốn nghỉ phép.

Nếu mẹ đang xem xét việc nghỉ phép không lương, hãy suy nghĩ về khoảng thời gian bạn có thể tự xoay xở mà không cần tiền lương.

Trở lại làm việc sau khi sinh em bé?

Nếu biết rằng mình sẽ không quay trở lại làm việc thì mẹ hãy thông báo cho sếp biết mặc dù điều đó có thể làm mất đi một vài quyền lợi.

Nếu không nói về điều đó, sếp có thể sẽ yêu cầu mẹ trả lại số tiền duy trì bảo hiểm sức khỏe trong khi mẹ đang nghỉ phép.

(Trừ khi bạn không trở lại làm việc vì một tình trạng y tế nghiêm trọng hoặc một tình huống khác ngoài tầm kiểm soát, như việc chuyển công tác của chồng hoặc vợ).

Nếu có cơ hội trở lại làm việc thì cũng đừng nên vội trả lời câu hỏi đó. Thật khó để dự đoán được cảm giác của bạn sau khi có con và nhu cầu thời gian và thu nhập khi đó.

Mẹ có thời gian đến hết kỳ nghỉ phép để quyết định xem nên quay lại hay không, làm việc toàn thời gian hay bán thời gian, dù sao thì chuyện này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mẹ suy nghĩ kỹ về nó đấy.

Nếu sếp không ủng hộ việc mang thai phải làm sao?

Một sự thật đáng tiếc là việc mang thai có thể ảnh hưởng đến cách mẹ được đối xử trong công việc. Sếp và đồng nghiệp có thể lo lắng rằng mẹ sẽ không quay lại làm việc nữa, dẫn đến công việc bị ảnh hưởng hoặc trách nhiệm sẽ đổ cho họ.

Nếu nhận được phản hồi tiêu cực, hãy trả lời một cách chuyên nghiệp, tích cực và chắc chắn.

Đảm bảo với sếp rằng mẹ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ cho tất cả những người liên quan đến công việc.

Nếu bị giáng chức, giảm biên chế hoặc thậm chí bị sa thải sau khi thông báo mang thai, hãy xem xét các quyền lợi mà mẹ có theo quy định nhà nước.

Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến ​​nhân sự hoặc đại diện công đoàn về tình huống của mình. Còn nếu bị sa thải một cách bất công, hãy xem xét việc thuê một luật sư nhé.

Có nên thảo luận về chuyện mang thai khi xin việc không?

Trong một cuộc phỏng vấn, nếu các nhà tuyển dụng hỏi bạn có đang mang thai hay không, thì đây là một sự phân biệt đối xử và bất hợp pháp. Nhưng nếu bụng đã lộ rõ thì nên đưa ra chủ đề này sau khi tập trung vào các kỹ năng, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của mẹ cho vị trí phỏng vấn.

Một khi nhà tuyển dụng quan tâm đến trình độ của mẹ, hãy khéo léo kết hợp các kế hoạch sau sinh vào cuộc trò chuyện mà không biến nó thành trọng tâm chính của cuộc phỏng vấn nhé.

Chị em có thể nêu các kế hoạch của mình một cách chuyên nghiệp và sẵn sàng trả lời các câu hỏi về sự sắp xếp công việc khi nghỉ thai sản, ý định quay trở lại làm việc và khả năng quản lý công việc khi đã có con. Hãy cố gắng thể hiện sự tự tin mà không hứa hẹn quá nhiều.

Nếu bụng của mẹ chưa lộ rõ thì hãy quyết định xem có nên nói về chuyện này hay không. Mẹ có thể cảm thấy không thoải mái khi phải chia sẻ tin tốt của mình với một người lạ, đặc biệt nếu chưa hề nói với bạn bè và người thân trong gia đình.

Và nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì bạn chắc chắn sẽ không nắm rõ được tình trạng của bản thân sau khi sinh con.

Mẹ sẽ muốn trở lại làm việc ngay lập tức hay sau ba tháng, một năm? Mẹ có thể cần thêm thời gian để xem xét các lựa chọn của mình và xác định kế hoạch sau sinh trước khi đưa ra bất kỳ lời hứa nào với người sếp mới.

Mặt khác, hãy cân nhắc liệu nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ tiết lộ việc mang thai chỉ vài tháng sau khi bắt đầu vị trí mới. Chấp nhận công việc mà không hề chia sẻ thẳng thắn tình trạng của mình có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến mối quan hệ của cả hai bên.

Các mẹ có thể lo lắng rằng mình sẽ mất cơ hội việc làm nếu tiết lộ rằng bản thân đang mang thai và điều đó có thể đúng.

Nhưng việc phá vỡ thỏa thuận với sếp sẽ là một điều đáng lo, vì điều này có thể là sự cảnh báo cho một công việc sẽ khá nặng nề đối với một người mới làm mẹ.

Nếu mẹ tiết lộ rằng mình đang mang thai và vẫn được chấp nhận, điều này cũng mang đến cơ hội thảo luận về những lợi ích sức khỏe trong chính sách của công ty tại buổi phỏng vấn hoặc với bộ phận nhân sự để xác định phạm vi bảo hiểm bạn có cho thai kỳ và em bé trước khi tiếp nhận vị trí mới.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Nguồn: Babycenter