Tập luyện an toàn trong thai kỳ

đăng bởi

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết rằng tập thể dục khi mang thai mang lại rất nhiều lợi ích nhưng việc này cũng có thể khiến hai mẹ con gặp nguy hiểm nếu như mẹ tập các bài tập không phù hợp hoặc tập với cường độ không an toàn.

 

Để thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu đừng quên luyện tập các bài thể dục phù hợp nhé!

Cũng vì lo ngại  nguy cơ này nên nhiều mẹ còn e dè, không dám tập luyện thể dục khi mang thai. Vậy thì trong bài viết hôm nay, POH xin gửi đến mẹ các thông tin về việc tập luyện thể dục an toàn trong thai kỳ.

Hi vọng các thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc lựa chọn bài tập và cách tập thể dục an toàn trong thai kỳ!

Lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục cho mẹ bầu

Lợi ích lớn nhất của việc tập luyện khi mang thai là giúp mẹ tăng cường sức khỏe và quản lý cân nặng của mình tốt hơn trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu mẹ tập thể dục đúng cách thì các triệu chứng ốm nghén và tinh thần của mẹ cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tập thể dục đúng cách sẽ giúp mẹ quản lý tốt cân nặng khi mang thai.

Trước khi tập các bài tập khi mang thai, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi thai kỳ của mình vì tình trạng sức khỏe trong thai kỳ của mỗi mẹ là khác nhau, bài tập mà mẹ này tập được thì chưa chắc đã an toàn đối với các mẹ khác.

Để khám phá hết các lợi ích mà việc tập thể dục đúng cách có thể mang lại cho hai mẹ con, mời mẹ đọc thêm bài viết 8 Lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục với mẹ bầu.

13 nguyên tắc để luyện tập thể dục an toàn trong thai kỳ

Sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ có thể thay đổi theo từng quý thai kỳ, vì thế trong mỗi quý mẹ đều cần lưu ý những điều khác nhau để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho hai mẹ con trong mọi hoạt động, việc luyện tập thể dục khi mang thai cũng như vậy.

Nếu mẹ bầu đã tập các bài tập thể dục hay loại hình thể thao nào trước đây thì mẹ có thể vẫn duy trì tập luyện như trước khi mang thai tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ của mẹ và nếu có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.


Mẹ đừng quên bổ sung nước trong quá trình luyện tập nhé!

Đối với mẹ mới bắt đầu tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ nên tập các bài tập nhẹ nhàng và tập khoảng 10 phút mỗi ngày rồi mới tăng dần thời gian tập chứ không nên cố tập nhiều ngay từ những ngày đầu. 

Một số bài tập nhẹ nhàng cho mẹ bầu mà mẹ có thể tham khảo là đi bộ, tập pilates hay yoga dành cho phụ nữ mang thai.

Một trong những lưu ý khi tập yoga cho bà bầu hay tập pilates cho mẹ khi mang thai là chỉ nên tập khi có sự hướng dẫn của giảng viên hoặc chuyên gia có chuyên môn chứ không nên tự tập luyện một mình.

Tai nạn khi tập thể dục khi mang thai chắc chắn là điều không một mẹ bầu nào mong muốn, vì thế nên POH mời mẹ đọc bài viết 13 nguyên tắc để luyện tập thể dục an toàn trong thai kỳ để mẹ có thể trang bị thêm kiến thức bảo vệ sự an toàn của hai mẹ con nhé!

Những bài tập thể dục tốt nhất cho thai kỳ

Các bài tập giữ dáng cho bà bầu không chỉ có tác dụng giúp mẹ kiểm soát cân nặng và dễ dàng lấy lại dáng sau khi sinh mà còn giúp các mạch máu trong cơ thể mẹ bầu tuần hoàn tốt hơn, giúp tăng sự linh hoạt và sức bền cho các khớp cơ để mẹ có thể vượt qua cơn chuyển dạ dễ dàng hơn.

Các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ có thể tham khảo là bài tập có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang chậm rãi hoặc các động tác yoga đơn giản.


Các bài tập yoga cho bà bầu chỉ phát huy tác dụng nếu mẹ tập đúng cách.

Sau đó mẹ có thể nâng cao cường độ khi tập các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa, ví dụ như từ đi bộ nâng cao lên thành chạy bộ, từ các động tác yoga đơn giản nâng cao thành tập yoga toàn thân. 

Mẹ cũng có thể bơi lội nhẹ nhàng tại các bể bơi có nguồn nước sạch, an toàn.

Khi tập các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ nên chú ý đến cường độ và thời gian tập vì lúc này bụng bầu đã tương đối to và sức khỏe của mẹ cũng nhạy cảm hơn 2 giai đoạn trước đó. 

Mẹ nên tập luyện các bài tập vừa sức, không nên tự tạo áp lực cho bản thân về việc tập thể dục.

Mời mẹ đọc bài viết Những bài tập thể dục tốt nhất trong thai kỳ để tìm hiểu thêm về các bài tập phù hợp với mình khi mang thai nhé!

Thời điểm mẹ bầu không nên tập thể dục

Chế độ tập thể dục cho bà bầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi và từng giai đoạn thai kỳ. 

Nghĩa là không phải mẹ nào cũng sẽ có chế độ tập giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số điều chung mà các mẹ nên lưu ý khi tập luyện trong thai kỳ.


Tùy vào điều kiện sức khỏe mà mỗi mẹ bầu sẽ có chế độ tập khác nhau.

Vậy bà bầu nên tập thể dục như thế nào? 

Một số lưu ý chung mà bất kỳ mẹ bầu nào khi luyện tập thể dục cũng cần nhớ đó là tập với cường độ từ nhẹ đến nặng, tránh tập các động tác va chạm hoặc gây áp lực lên vùng bụng, dừng tập khi cảm thấy mệt mỏi, thở dốc và uống đầy đủ nước trong quá trình tập luyện.

Tập luyện không đúng thời điểm trong thai kỳ cũng là một yếu tố có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Dấu hiệu nguy hiểm khi tập thể dục khi mang thai

Đa phần các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu có thể được cảnh báo sớm bằng một số dấu hiệu của cơ thể. 

Đặc biệt là nếu các dấu hiệu này xuất hiện trong khi mẹ tập thể dục thì mẹ nên dừng việc tập luyện và xem xét giảm nhẹ cường độ hoặc thay đổi bài tập phù hợp với sức khỏe của mình hơn.

Dấu hiệu mẹ dễ gặp nhất là hoa mắt, chóng mặt do cơ thể mẹ không được nhận đủ oxy hoặc các mạch máu lưu thông không tốt khi mẹ tập thể dục. Lúc này mẹ nên nghỉ ngơi, ngồi xuống một mặt phẳng và hít thở sâu, chậm rãi cho đến khi cơn chóng mặt qua đi.


Mẹ bầu rất dễ bị chuột rút khi tập thể dục.

Nếu mẹ cảm thấy buồn nôn trong khi luyện tập thì rất có thể huyết áp hoặc lượng đường trong máu của mẹ đang hạ thấp hơn mức bình thường. 

Mẹ nên dừng việc tập thể dục và ngồi xuống nghỉ ngơi một lúc, mẹ cũng có thể nhấp vài ngụm trà gừng nóng để làm dịu cảm giác buồn nôn.

Đây mới chỉ là vài dấu hiệu cảnh báo thông thường mà mẹ bầu có thể gặp khi luyện tập thể dục khi mang thai.

Bà bầu có nên đi bơi?

Bơi lội là một môn thể thao được coi là lý tưởng cho mẹ bầu vì các động tác bơi sẽ giúp tác động lên rất nhiều cơ trong cơ thể, giúp mẹ dẻo dai hơn. 

Môi trường nước cũng có tác dụng nâng đỡ cơ thể rất tốt, giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi trọng lượng cơ thể đang ngày một tăng.

Tuy nhiên không phải hồ bơi nào cũng có thể trở thành hồ bơi cho bà bầu vì chất lượng nước trong hồ bơi, đặc biệt là nồng độ chloroform trong nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. 

Vì thế mẹ nên lựa chọn hồ bơi có nguồn nước an toàn, thường xuyên được vệ sinh, lọc rửa sạch sẽ.

Mọi người thường bảo 3 tháng đầu cần cẩn thận giữ gìn, vậy mang thai 3 tháng đầu có nên đi bơi hay không?

Mẹ bầu có thể bơi trong bất kì giai đoạn nào của thai kỳ nếu điều kiện sức khỏe và thể lực của mẹ cho phép. Trong 3 tháng đầu thì bụng bầu chưa lớn nên mẹ có thể bơi lội thoải mái hơn giai đoạn sau này.

 

Có bầu 3 tháng đầu có nên tắm biển không?

Còn về kiểu bơi thì bà bầu nên bơi kiểu gì là tốt nhất? 

Hai kiểu bơi được cho là tốt nhất cho mẹ khi mang thai là bơi ngửa và bơi ếch. Các kiểu bơi này không đòi hỏi mẹ phải xoay người liên tục như bơi sải và giúp cột sống của mẹ được nước nâng đỡ tốt hơn.

Khi chọn đồ bơi cho bà bầu thì mẹ nên chọn các loại đồ bơi đơn giản, tránh các chi tiết rườm rà có thể làm tăng sức cản của nước khiến mẹ vướng víu và khó khăn khi bơi. 

Các phụ kiện đính kèm cũng nên hạn chế vì chúng có thể chà xát với da và gây tổn thương cho mẹ bầu.

Đi bộ khi mang thai mang lại lợi ích gì?

Tác dụng của việc đi bộ khi mang bầu không chỉ đơn giản là giúp mẹ rèn luyện sức khỏe, giải phóng năng lượng dư thừa mà còn là một bài tập tốt cho tim mạch, giúp mẹ ngủ ngon hơn và giảm bớt tình trạng táo bón mà mẹ thường gặp trong thai kỳ.

Đi bộ được coi là bài tập đơn giản và an toàn nhất cho mẹ bầu, đây cũng là bài tập lý tưởng cho các mẹ mới bắt đầu tập thể dục trong thai kỳ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đi bộ và lúc nào đi bộ cũng tốt.

 

“Mang thai đi bộ nhiều có tốt không?” là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.

 Người mới mang thai có nên đi bộ nhiều không? Nếu trước đây mẹ chưa từng có thói quen đi bộ thì khi mang thai mẹ không nên đi bộ nhiều ngay từ những ngày đầu tiên mà nên bắt đầu đi bộ khoảng 10-15 phút/ngày và đi bộ khoảng 3 ngày/tuần. Sau đó mới tăng dần thời gian và số ngày đi bộ trong tuần lên.

Thế nhưng đi bộ nhiều có ảnh hưởng đến thai không? 

Không riêng gì việc đi bộ mà nếu mẹ tập môn thể thao nào quá nhiều thì đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì thế mẹ nên cân đối thời gian và cường độ tập phù hợp với sức khỏe của mình.

Bà bầu chạy bộ có sao không?

Nếu đi bộ là một hình thức thể dục dành cho các mẹ bầu khi mới bắt đầu luyện tập thể dục thì chạy bộ lại đòi hỏi nhiều yêu cầu và kinh nghiệm hơn, thế nên  mẹ chỉ nên nghĩ đến việc chạy bộ khi mang bầu nếu mẹ đã từng luyện tập trước đây và điều kiện sức khỏe cho phép.

Đối với các mẹ đang có dấu hiệu dọa sảy thai thì việc chạy nhảy khi mang thai là điều mẹ tuyệt đối nên tránh vì động tác này có thể ảnh hưởng đến vùng bụng dưới và có thể là nguyên nhân khiến mẹ sinh non hoặc sẩy thai.

 

Nhiều mẹ thắc mắc chạy bộ có làm sảy thai hay không vì chạy là một động tác có thể tác động mạnh đến vùng bụng dưới của mẹ bầu.

 Vậy còn các trường hợp khác thì mẹ bầu chạy có sao không? 

Để đảm bảo an toàn thì mẹ chỉ nên chạy bộ khi mang thai nếu đã từng tập luyện trước đây và có sự chỉ định của bác sĩ, khi luyện tập mẹ cũng không nên tự luyện tập một mình mà nên tập cùng người hướng dẫn có kinh nghiệm.

Bài tập củng cố cơ sàn chậu cho mẹ bầu

Có thể nhiều mẹ còn cảm thấy lạ lẫm khi mới biết tới các bài tập sàn chậu cho bà bầu nhưng đây chính là các bài tập được rất nhiều chị em trên thế giới ưa chuộng vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ khi mang bầu.

Cơ sàn chậu nằm ở phần bụng dưới và có nhiệm vụ nâng đỡ bàng quang, ruột và tử cung của mẹ. Tập các bài tập dành cho cơ sàn chậu sẽ giúp vùng cơ này dẻo dai hơn, giúp mẹ hạn chế tình trạng tiểu són, rỉ ối và sinh thường thuận lợi hơn.

 

Mẹ bầu có thể tập kegel ở nhiều tư thế khác nhau.

Đây cũng là bài tập thể dục tốt cho tử cung vì khi sức mạnh của cơ sàn chậu được củng cố thì tử cung của mẹ cũng được nâng đỡ tốt hơn, mẹ sẽ có cảm giác nhẹ nhàng và tránh được hiện tượng bụng tụt sớm khi mang thai.

Mẹ có thể tập bài tập cơ sàn chậu kegel cho bà bầu bằng cách ép và nâng cơ sàn chậu của mình lên bằng động tác giống như đang nhịn tiểu. Cố giữ tư thế như vậy và hít thở bình thường trong khoảng 10 giây, sau đó thả lỏng nghỉ ngơi vài giây rồi lại tiếp tục lặp lại như vậy.

Bài tập pilates cho mẹ bầu

Pilates là gì? Pilates là một chuỗi các bài tập giúp cải thiện sức khỏe và tăng sức mạnh cho các nhóm cơ, đặc biệt là cơ bụng, cơ lưng và cơ sàn chậu. Vì thế đây được coi là những bài tập rất tốt đối với mẹ bầu.

Các động tác pilates được mô tả gần giống như các bài tập yoga, tuy nhiên điểm khác nhau lớn nhất của hai phương pháp này là tập pilates không đòi hỏi yếu tố tinh thần nhiều như khi tập yoga.
 

Mẹ bầu chỉ nên tập pilates tại các lớp học có đầy đủ trang thiết bị an toàn và người hướng dẫn chuyên nghiệp.

Cũng giống như yoga, mẹ nên tập các bài tập pilates cho người mới bắt đầu dưới sự hướng dẫn của giảng viên và chuyên viên có kinh nghiệm chứ không nên tự tìm hiểu và thực hiện tại nhà để tránh mắc sai lầm khi tập luyện cũng như đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Còn rất nhiều điều tuyệt vời về pilates đang chờ mẹ khám phá trong bài viết Bài tập pilates cho mẹ bầu, mời mẹ cùng POH tìm hiểu xem sao nhé!

Bài tập giúp nhanh chuyển dạ

Không phải mẹ bầu nào cũng có đủ sức khỏe để luyện tập các bài tập thể dục giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh để chuyển dạ dễ dàng hơn. Và thật may là vẫn có những bài tập không đòi hỏi quá nhiều sức lực mà vẫn có thể hỗ trợ, giúp quá trình chuyển dạ của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bài tập dễ sinh thường đầu tiên mà mẹ nên tập đó là bài tập kegel. Đây là bài tập rèn luyện độ bền và sức mạnh của cơ sàn chậu để mẹ có thể “đẩy” em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể tập bài tập này vào bất kỳ lúc nào (trừ khi mẹ đang mắc tiểu) và bất cứ đâu, miễn là mẹ thấy thuận tiện.

Về bài tập nở xương chậu để giúp em bé chui ra dễ dàng hơn thì mẹ có thể thử luyện tập động tác squat bằng cách thực hiện tư thế giống như đang ngồi trên ghế với hai chân dang rộng hơn hông, thắt cơ bụng và nâng ngực lâu nhất có thể, miễn là mẹ thấy thoải mái.

Sau đó hít thở sâu và trở về trạng thái đứng thẳng bình thường.

 

Ngồi trên bóng yoga là một cách chuyển dạ nhanh mà mẹ bầu có thể tham khảo.

Ngoài ra còn có cách giảm đau lưng khi chuyển dạ mẹ có thể tập luyện ngay từ trong thai kỳ, đó là động tác nghiêng xương chậu hay động tác căng lưng. Đây đều là các động tác đơn giản, không tốn quá nhiều sức lực mà mẹ có thể luyện tập ngay tại nhà.

Đến khi chuyển dạ thì mẹ có thể áp dụng một số cách làm cổ tử cung mở nhanh hơn như ngồi xổm, ngồi trên bóng sinh, đi lại hoặc leo cầu thang nhẹ nhàng hoặc làm bất kì hoạt động gì nếu mẹ có đủ sức lực.

Hướng dẫn chi tiết về các động tác được nhắc đến ở trên cũng như một số động tác tập luyện hữu ích khác cho mẹ bầu được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Bài tập giúp giảm đau và chuyển dạ dễ dàng, mời mẹ đọc thêm nhé!

Tập yoga cho mẹ bầu như thế nào?

Nếu mẹ còn đang băn khoăn không biết giai đoạn chuẩn bị mang thai có nên tập yoga không thì hãy đặt băn khoăn sang một bên và bắt đầu tập ngay vì đây là bài tập giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao sức khỏe và hỗ trợ thụ thai thành công hiệu quả.

Giai đoạn mang thai cũng là thời điểm tốt để mẹ tập yoga, vì thế nếu chưa từng tập yoga trước đây thì mẹ cũng đừng lo lắng quá vì mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu tập các bài tập vào giai đoạn này.


Thời điểm mẹ bầu nên bắt đầu tập yoga là khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2.

Thời gian tập yoga cho bà bầu lí tưởng nhất là sau tam cá nguyệt thứ hai, vào khoảng tuần thứ 14. Lúc này mẹ đã trải qua giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm nhất trong thai kỳ nên mẹ có thể yên tâm thử bắt đầu tập yoga với giảng viên hoặc người hướng dẫn chuyên nghiệp.

Không gian tập yoga an toàn đối với mẹ là các lớp yoga cho bà bầu. Các lớp học này thường có chương trình học được thiết kế riêng, phù hợp với sức khỏe của các chị em mang thai và mỗi lớp sẽ có một hoặc một vài giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn mẹ bầu tập yoga đúng cách và an toàn.

Tác dụng của tập yoga khi mang thai là hỗ trợ cải thiện sức khỏe, nâng cao tinh thần và xoa dịu cảm xúc của mẹ bầu vì mỗi buổi tập yoga không chỉ bao gồm các bài tập thể chất mà còn có cả thời gian thiền định để mẹ cảm thấy thư giãn, sảng khoái sau khi tập.

Yoga thư giãn sâu cho mẹ bầu

Giảng viên dạy yoga thường không khuyến khích việc tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, đặc biệt là những mẹ chưa từng tập yoga trước đây.

Thay vì tập yoga, mẹ có thể tham khảo một số bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu khác nếu mẹ không gặp vấn đề sức khỏe nào khi mang thai và được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bầu nên bắt đầu tập yoga vào sau tam cá nguyệt thứ nhất, khoảng tuần thứ 14 và có thể duy trì tập theo hướng dẫn của giảng viên cho đến hết tam cá nguyệt cuối cùng, ngay cả khi bụng bầu đã lớn thì vẫn có những động tác yoga phù hợp để mẹ luyện tập.

 

Mẹ nên tập yoga khi mang thai cũng giảng viên có kinh nghiệm.

Các động tác yoga cho bà bầu 3 tháng cuối thường là các động tác đơn giản có tác dụng giúp mẹ giảm mệt mỏi và luyện tập sự linh hoạt của các cơ khớp để giúp mẹ có thể chuyển dạ dễ dàng hơn. 

Vậy bà bầu nên tập yoga vào lúc nào trong ngày? Mẹ có thể tập vào bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng nên tránh tập lúc ăn no. Mỗi buổi tập sẽ kéo dài khoảng 30-60 phút, vì thế mẹ nên lựa chọn khoảng thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày để tập yoga.

Nếu mẹ vẫn muốn tập yoga vào 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ có thể tham khảo các bài tập không đòi hỏi vận động quá nhiều như thư giãn, hít thở sâu tại bài viết Yoga thư giãn sâu cho mẹ bầu của POH nhé!

Vai trò của thiền trong yoga đối với mẹ bầu

Thiền là một phần không thể thiếu trong yoga cho bà bầu nói riêng và yoga cho mọi đối tượng khác nói chung. Bài tập thiền trong yoga sẽ giúp người tập tập trung tinh thần và cảm nhận được mối liên kết giữa cơ thể và tâm hồn.

Khi tập bài tập thiền cho bà bầu, mẹ còn có thể cảm nhận được em bé trong bụng, giảm cảm giác stress và trở nên bình tĩnh, thoải mái cũng như ổn định tinh thần tốt hơn khi mang thai. 

Sức mạnh tinh thần còn có thể giúp ích rất nhiều cho mẹ trong quá trình chuyển dạ sau này.

 

Thiền là một phần không thể thiếu của yoga.

Thế nhưng bà bầu có được ngồi khoanh chân quá lâu khi thực hiện bài tập thiền hay không? 

Ngồi khoanh chân quá lâu có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút hoặc tê chân do các mạch máu ở chân không được lưu thông tốt, vì thể mẹ có thể trao đổi trước với người hướng dẫn của mình để thống nhất thời gian thiền hoặc đổi tư thế thiền khác thoải mái hơn.

Nhiều mẹ bầu cho rằng niệm phật khi mang thai và thường xuyên đi lễ chùa cũng giúp tâm hồn mẹ trở nên thoải mái và thư thái hơn.

Cách hít thở cho bà bầu trong yoga

Bài tập hít thở yoga cho bà bầu tốt nhất là các bài tập hít thở sâu. Bài tập này thường hay bị nhầm lẫn với hít thở mạnh dù chúng là 2 cách hít thở khác nhau và tác dụng cũng không hề giống nhau.

Khi tập hít thở sâu, mẹ bầu sẽ từ từ hít vào thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Cách hít thở này sẽ giúp ích cho sự lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi oxy và giúp mẹ thư giãn, giảm bớt căng thẳng rất hiệu quả. 

 

Mẹ bầu nín thở có thể khiến cả hai mẹ con rơi vào tình trạng thiếu oxy, vì thế mẹ nên thở đều, thở sâu, nhất là khi tập yoga.

Kỹ thuật hít thở này còn có thể giúp ích cho cách hít thở khi chuyển dạ của mẹ vì khi hít thở sâu, mẹ sẽ bình tĩnh hơn và tạm thời quên đi cảm giác đau đớn. Hít thở sâu cũng giúp mẹ có thêm sức lực để “đẩy” em bé ra nhanh hơn.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. Do đó, nếu có thể các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti