Mang thai có nên đi bơi không hay không là điều rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Thực tế bơi lội mang tới những lợi ích không ngờ cho cơ thể của mẹ, không chỉ giúp tác động đến các nhóm cơ mà còn mang đến cảm giác thoải mái thay vì nặng nề khi bụng các mẹ đang to dần. Mời các mẹ cùng tìm hiểu những mẹo để bơi lội an toàn trong thai kỳ.
Lợi ích không ngờ của việc bơi lội khi mang thai
Bất kỳ bài tập thể dục nào trong thai kỳ đều có thể mang lại lợi ích cho mẹ và bé bằng cách tăng cường sức khỏe tim mạch và làm cho việc bơm máu trở nên hiệu quả hơn. Điều này cải thiện lưu thông đến toàn bộ cơ thể và tăng mức oxy trong máu.
Bơi lội sẽ giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi bụng đang lớn dần lên
Bơi lội cũng cung cấp tất cả những tác động tích cực này và thậm chí còn nhiều hơn nữa! Là một trong những hình thức tập thể dục an toàn nhất cho các bà mẹ tương lai, dưới đây là một số lợi ích của bơi lội:
- Tác động đến cả hai nhóm cơ lớn (cánh tay và chân).
- Tác động nhẹ nhàng đến cơ thể. Nước giúp mẹ không bị quá nóng và ngăn ngừa chấn thương bằng cách hỗ trợ các khớp và dây chằng khi tập bơi, điều này đặc biệt hữu ích cho các mẹ bầu bị đau dây chằng tròn (Round ligament pain - RLP). Độ nổi của nước cho phép mẹ tận hưởng cảm giác không trọng lượng khi mà cơ thể đang dần tăng cân.
- Đối phó với tình trạng đau thắt lưng khi mang thai do bụng dần to lên. Mang thai có thể làm cho cột sống và vai vòng về phía trước, làm nghiêng xương chậu ra khỏi vị trí thẳng hàng, nhưng bơi lội giúp tăng cường cơ bắp và bù đắp xu hướng này.
- Giúp giữ cân nặng trong phạm vi khỏe mạnh.
- Đắm mình trong nước giúp giảm sưng ở cánh tay và chân.
Mẹo khi đi bơi cho bà bầu
Hãy cố gắng bơi khoảng 20-30 phút hầu hết các ngày trong tuần. Nếu đã thường xuyên đi bơi trước khi mang thai, thì trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục mà không cần phải thay đổi nhiều.
Chỉ cần chắc chắn rằng bản thân nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo cần chậm lại hoặc ngừng tập.
Ngược lại, nếu đây không phải là thói quen thì mẹ bầu nên bắt đầu thử nghiệm bởi nó sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể, miễn là đã được bác sĩ tư vấn trước.
Nếu nhận được sự đồng ý, hãy bắt đầu từ từ, giãn cơ để làm nóng và hạ nhiệt, đồng thời cần cẩn thận không nên tập quá sức.
Khi đang chìm mình trong dòng nước, mẹ bầu sẽ dễ dàng quên bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
Lời khuyên là nên uống một ly nước 250ml trước khi bắt đầu bơi, một ly cho mỗi 20 phút tập luyện và một ly sau khi ra khỏi bể bơi. Đặc biệt, trong thời tiết nóng hoặc ẩm, lượng nước mà mẹ cần nạp cho cơ thể sẽ nhiều hơn.
Mẹo bơi trong tam cá nguyệt đầu tiên
Nếu có sức khỏe thì bơi lội sớm vào buổi sáng có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn và cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong suốt cả ngày dài.
Sử dụng ván tập bơi (kickboard), phao bơi ống (noodle) hoặc một loại dụng cụ khác để thay đổi bài tập thường xuyên và tạo sự vui vẻ khi tập luyện.
Nếu mùi clo gây buồn nôn hoặc khó chịu cho da và mắt thì hãy tìm kiếm một bể bơi nước mặn ở khu vực gần nhà.
Nếu muốn bơi trong một vùng nước như biển, hồ hay ao, trước tiên hãy hỏi bác sĩ bởi vì vi trùng và vi khuẩn trong những vùng nước mở có thể gây bệnh cho mẹ bầu đấy.
Mẹo bơi cho tam cá nguyệt thứ hai
Khi thai kỳ phát triển và bụng dần to hơn, mẹ sẽ không cần phải cắt giảm việc bơi lội nhiều vì đó là một hoạt động nhẹ nhàng cho các bà bầu.
Độ nổi của nước cũng làm giảm tác động của trọng lực lên cơ thể, cho phép mẹ nằm ngửa để thực hiện động tác ngả lưng mà không gây ra nguy cơ suy giảm lưu lượng máu như ở trên cạn.
Mẹo bơi cho tam cá nguyệt thứ ba
Thoải mái là chìa khóa trong những tuần cuối của thai kỳ, vì vậy hãy thử các kiểu bơi khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất.
Mẹ bầu cũng nên đầu tư một bộ đồ bơi thiết kế riêng cho thai sản để phù hợp với bụng đang lớn dần. Mẹ có thể sử dụng ống thở giúp làm giảm áp lực lên cổ khi lên xuống để lấy hơi.
Nếu bị đau hoặc căng cơ, hãy thử đi bộ ở đầu nông của bể thay vì bơi lội và di chuyển cánh tay trong nước để tăng sức chống. Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy sử dụng một tấm ván chèo để nâng đỡ phần thân trên và nghỉ ngơi khi cần thiết.
Hãy cẩn thận hơn khi ra khỏi bể bơi và mang giày dép chống trơn để đi bộ trên bề mặt ẩm ướt.
Một mẹo cuối cùng: Nếu đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho massage bàn truyền thống, hãy thử Watsu - một phương thức được thực hiện trong hồ bơi ấm áp.
Trong Watsu, nhà trị liệu massage sẽ giữ cơ thể mẹ trong một hồ nước sâu tới ngực, sau đó giúp mát xa nhẹ nhàng và kéo giãn cơ thể. Loại massage này rất phù hợp với những phụ nữ mang thai có vòng 2 to và khó nằm thoải mái trên bàn massage.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.
Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Nguồn: Babycenter