Bổ sung sắt cho mẹ bầu

đăng bởi

Để tìm hiểu sâu hơn về việc bổ sung sắt cho bà bầu, mời mẹ tham khảo bài viết sau của POH!

 

 

Tại sao cần bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai?

Ngay cả trước khi bạn mang thai, cơ thể bạn cần sắt vì một số lý do:

  • Sắt rất cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác.

Sắt là dưỡng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh

  •  Đây là thành phần quan trọng của myoglobin (một loại protein giúp cung cấp oxy cho cơ bắp của bạn), collagen (một loại protein trong xương, sụn và các mô liên kết khác) và nhiều enzyme.
  • Nó giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nhưng trong khi mang thai, bạn cần rất nhiều khoáng chất thiết yếu này. Đây là lý do tại sao:

  • Lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thai kỳ cho đến khi bạn có lượng máu nhiều hơn gần 50% so với bình thường. Bạn cần thêm chất sắt để tạo ra nhiều huyết sắc tố.
  • Bạn cần thêm chất sắt cho em bé đang phát triển và nhau thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  •  Nhiều thai phụ cần nhiều sắt hơn vì họ bắt đầu mang thai với lượng sắt không đủ.
  • Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc bổ sung sắt cho bà bầu thiếu máu lại càng cần được quan tâm.

 

 

Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

  • Phụ nữ mang thai: 27 miligam (mg) mỗi ngày
  • Phụ nữ không mang thai: 18 mg

Bạn không cần phải phải đo lượng sắt chính xác mỗi ngày. Thay vào đó, hãy tính ở mức trung bình trong suốt một vài ngày hoặc một tuần.

Mời mẹ tham khảo thêm: Thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ

Nguồn thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Có hai dạng sắt: heme và non-heme. Sắt heme có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật và dễ được hấp thu hơn. Sắt không phải heme được tìm thấy trong thực vật, thực phẩm tăng cường chất sắt và chất bổ sung.

Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản chứa cả sắt heme và sắt không heme. Để đảm bảo rằng bạn đang được bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày.

Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối qua những nguồn thực phẩm

Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá là nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai.

(Gan cung cấp sắt nhiều nhất, nhưng vì trong gan chứa một lượng vitamin A không an toàn nên ta cần hạn chế thức ăn này trong quá trình mang thai, chỉ ăn một hoặc hai khẩu phần mỗi tháng).

Nếu ăn chay, bạn có thể bổ sung sắt từ các loại đậu, rau và ngũ cốc.

Nguồn bổ sung phổ biến sắt heme:

(Lưu ý rằng 85g thịt có kích thước bằng một cỗ bài.)

  • 85g thịt bò nạc: 3,2 mg
  • 85g thịt bò nạc thăn: 3.0 mg
  • 85g thịt gà tây nướng, thịt đen 2,0 mg
  • 85g thịt ức gà tây: 1,4 mg
  • 85g thịt gà nướng, thịt đen 1,1 mg
  • 85g thịt ức gà nướng: 1,1 mg
  • 85g cá ngừ đóng hộp: 1,3 mg
  • 85g thịt lợn thăn: 1,2 mg

Nguồn bổ sung phổ biến sắt không heme:

  • 250g ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt: 24 mg
  • 250g bột yến mạch ăn liền: 10 mg
  • 250g edamame (đậu nành), đun sôi: 8,8 mg
  • 250g đậu lăng, nấu chín: 6,6 mg
  • 250g đậu thận, nấu chín: 5,2 mg
  • 250g đậu xanh: 4,8 mg
  • 250g đậu lima, nấu chín: 4,5 mg
  • 28g hạt bí ngô rang: 4.2 mg
  • 250g đậu đen hoặc pinto, nấu chín: 3,6 mg
  • 250ml canh mật mía: 3,5 mg
  • 115g đậu phụ cứng, thô: 3,4 mg
  • 115g rau bina luộc: 3,2 mg
  • 250g nước ép mận: 3.0 mg
  • 1 lát bánh mì từ bột mì nguyên cám: 0,9 mg
  • 55g nho khô: 0,75 mg

Cách hấp thụ sắt tốt nhất: Bí quyết để mẹ hấp thụ tối đa nguồn sắt từ thực phẩm

Bạn không cần phải ăn nhiều miếng thịt để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày. Thêm một ít thịt hoặc cá vào bữa ăn giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt hơn cùng các thực phẩm khác.

Dưới đây là một vài lời khuyên để hấp thu được nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống của mẹ bầu:

Nấu trong chảo gang. Hầu hết các loại thức ăn mọng nước và chua như nước sốt cà chua đặc biệt hấp thụ sắt rất tốt khi được chế biến theo cách này.
Chuẩn bị thực phẩm chứa vitamin C (như nước cam, dâu tây hoặc bông cải xanh) trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm chay, như đậu - vitamin C có thể giúp bạn hấp thụ chất sắt nhiều hơn gấp sáu lần.

Nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa "chất ức chế sắt", đây là chất xuất hiện tự nhiên có thể cản trở sự hấp thụ sắt.

Mẹ nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn

Ví dụ, các chất ức chế sắt bao gồm phytates trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, polyphenol trong cà phê và trà, oxalates trong thực phẩm đậu nành và rau bina, và canxi trong các sản phẩm sữa.

Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, một số chuyên gia tin rằng mẹ không nên ăn thực phẩm ức chế sắt cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt.

Những người khác cho rằng, có thể ăn những thực phẩm này cùng nhau miễn là chế độ ăn uống của bạn có đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C.

Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn để lập kế hoạch dinh dưỡng trước khi sinh, tăng cường mức độ sắt trong cơ thể

Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc bổ sung sắt, hãy uống một giờ trước hoặc hai giờ sau bữa ăn vì sắt được hấp thụ dễ dàng nhất khi bụng đói.

Uống bổ sung với nước cam - có nhiều vitamin C tăng cường chất sắt, đồng thời tăng cường hấp thu. (Nhưng đừng uống thuốc sắt với sữa, cà phê hoặc trà vì những thứ này có thể cản trở sự hấp thụ sắt.)

Canxi cũng cản trở sự hấp thụ sắt, vì vậy nếu bạn phải dùng cả chất sắt và chất bổ sung canxi (hoặc thuốc kháng axit có chứa canxi), hãy hỏi lời khuyên bác sĩ về cách phân chia thời gian uống thuốc trong ngày.

Bạn có nên bổ sung viên sắt?

Mặc dù cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn khi mang thai, nhưng bạn có thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống.

Nhiều phụ nữ bắt đầu mang thai không có đủ chất sắt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể và không thể tăng lượng sắt thông qua chế độ ăn.

Bác sĩ có thể sẽ đưa cho mẹ một loại vitamin cung cấp khoảng 30 mg sắt. Trừ khi bạn bị (hoặc có khả năng) thiếu máu, điều này là cần thiết, vì vậy đừng tùy tiện uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thiếu sắt ở bà bầu: Điều gì xảy ra nếu bạn không nhận đủ chất sắt?

Khi không nhận đủ sắt, cơ thể bạn sẽ yếu dần đi. Và nếu bạn không còn đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố, bạn sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng.

Thiếu máu có thể làm suy giảm năng lượng trong cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng khác. Nó cũng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng.

Thiếu máu thậm chí có thể ảnh hưởng đến thai kỳ: Thiếu máu do thiếu sắt - đặc biệt là trong giai đoạn đầu hoặc giữa - có nguy cơ sinh non cao hơn, sinh con nhẹ cân, lưu thai hoặc trẻ sơ sinh có khả năng tử vong.

Một phần nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh là do mẹ bầu đã không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ

Nếu bạn bị thiếu máu khi sinh con, bạn có nhiều khả năng cần truyền máu và gặp các vấn đề khác nếu lượng máu bị mất quá nhiều.

Và một số nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa bệnh thiếu sắt của thai phụ và trầm cảm sau sinh.

Em bé của bạn có thể nhận được sắt từ cơ thể mẹ khi còn trong tử cung. Điều đó nói rằng, nếu mẹ bầu bị thiếu máu trầm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến lượng sắt trong cơ thể em bé khi sinh, làm tăng nguy cơ thiếu máu trong giai đoạn trứng nước và có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng về thể chất và phát triển nhận thức của trẻ.

Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu: Bạn có thể bổ sung quá nhiều sắt?

Có thể. Hãy bổ sung không quá 45 miligam sắt cho cơ thể mỗi ngày. Nếu nhiều hơn (bổ sung sắt hoặc vitamin trước khi sinh), nó có thể khiến nồng độ sắt trong máu của bạn tăng quá cao và gây ra vấn đề cho mẹ và em bé.

Bà bầu uống nhiều sắt có tốt không?

Quá nhiều chất sắt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ hoặc mất cân bằng lượng oxy hóa, sự mất cân bằng trong cơ thể được cho là nguyên nhân gây ra vô sinh, tiền sản giật sẩy thai, đồng thời nó có thể dẫn đến bệnh tim và huyết áp cao.

Bạn chỉ nên bổ sung sắt trong khi mang thai theo sự chỉ định của bác sĩ.

 

 

Tác dụng phụ của thuốc sắt

Bổ sung sắt có thể làm đảo lộn đường tiêu hóa. Táo bón là tình trạng phổ biến nhất đối với nhiều phụ nữ mang thai. Hãy thử uống nước ép mận nếu mẹ bị táo bón. Nó có thể giúp bạn cải thiện tình trạng - và thực sự là một nguồn chất sắt tốt!

Mẹ cũng có thể bị buồn nôn hoặc tiêu chảy (hiếm gặp hơn). Nếu khi uống thuốc mà cảm thấy buồn nôn, hãy thử kết hợp với một bữa ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ.

Nói chuyện với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ khác - nếu không bị thiếu máu và vitamin bầu, thì mẹ không cần dùng thuốc bổ sung chứa 30 mg sắt, mà có thể chuyển sang dùng với liều thấp hơn.

Cảm thấy buồn nôn là một trong những tác dụng phụ không mong muốn của việc bổ sung sắt trong thai kỳ

Nếu bị thiếu máu và không muốn gặp vấn đề về dạ dày khi dùng thuốc thì mẹ nên bắt đầu với một liều lượng nhỏ và tăng dần lên. Mẹ cũng có thể chia nhỏ liều lượng và uống trong cả ngày.

Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ sử dụng các chất bổ sung sắt khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất cho dạ dày. Ví dụ, một số thai phụ gặp ít tác dụng phụ từ một chất bổ sung sắt, nhưng lại khó hấp thụ khi sử dụng loại này.

Cuối cùng, đừng lo lắng về việc làn da của mẹ sẽ trông tối hơn khi bắt đầu dùng sản phẩm bổ sung sắt sắt. Đó chỉ là một tác dụng phụ bình thường và vô hại.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti