MỤC LỤC
Các phương pháp xác định giới tính thai nhi
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Xét nghiệm dung nạp glucose cho bà bầu
Sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ
Siêu âm thai và tất cả kiến thức mẹ bầu cần biết
Siêu âm đo độ mờ da gáy để làm gì?
Chọc ối trong thai kỳ có lợi ích và rủi ro gì?
Tại sao mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Quad test: xét nghiệm sàng lọc huyết thanh
Xét nghiệm hội chứng Down và những vấn đề liên quan
Xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể
Sinh thiết gai nhau (CVS) có vai trò gì?
Tổng quan các xét nghiệm quan trọng trong suốt thai kỳ
Xét nghiệm máu 3 tháng đầu thai kỳ gồm những gì?
Sàng lọc nguy cơ chuyển dạ sinh non fetal fibronectin (fFN)
Thực hiện siêu âm và xét nghiệm theo đúng lịch được bác sĩ chỉ định không chỉ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của con yêu trong bụng mà còn là phương pháp phát hiện sớm và chính xác các bất thường về hình thái, sức khỏe của bé.
Phần lớn các xét nghiệm bắt buộc như xét nghiệm đường huyết thai kỳ, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm kháng thể,... đều được thực hiện bằng cách xét nghiệm các chất có trong máu.
Ngắm nhìn con qua hình ảnh siêu âm chắc chắn là giây phút vô cùng hạnh phúc của bố mẹ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể sẽ phải chọc ối xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
Một số xét nghiệm như xét nghiệm ADN thai nhi, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm,... sẽ được tiến hành nếu bố mẹ có nhu cầu hoặc bố mẹ mắc các bệnh lây nhiễm.
Chắc chắn là bố mẹ đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết về các loại xét nghiệm và kiểm tra quan trọng trong thai kì đúng không nào? Vậy thì mời bố mẹ tham khảo về các thông tin này trong bài viết của POH nhé!
Các phương pháp xác định giới tính thai nhi
Có thể xác định giới tính thai nhi ở tuần thứ mấy là điều không phải chỉ bố mẹ mà cả ông bà nội, ngoại và họ hàng hai bên đều nóng lòng muốn biết.
Thực tế thì giới tính của con đã được quyết định ngày từ khi hình thành phôi thai dựa vào tinh trùng X hay tinh trùng Y của bố.
Nhưng để bác sĩ nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái thì bố mẹ có thể sẽ phải đợi đến khi thai nhi được khoảng 16 đến 20 tuần.
Đây là giai đoạn con hình thành bộ phận sinh dục và bác sĩ có thể chỉ cho bố mẹ thấy qua hình ảnh siêu âm nếu vị trí con nằm có thể quan sát được.
Giới tính của em bé trong bụng là điều băn khoăn của nhiều mẹ bầu.
Nếu quá sốt ruột, mẹ có thể thử xác định giới tính thai nhi sớm bằng cách tham khảo một số kinh nghiệm thường được các mẹ truyền tai nhau, ví dụ như nghén đồ ngọt là con gái, nghén đồ chua là con trai hay bụng chửa tròn là con gái, bụng chửa nhọn là con trai,...
Hoặc mẹ cũng có thể dùng phần mềm đoán giới tính thai nhi dựa vào ngày dự sinh của bé và ngày tháng năm sinh của mẹ.
Tuy nhiên không có dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai hay bé gái nào là chính xác cả, mẹ không nên quá tin vào các kinh nghiệm dân gian hay phần mềm đoán giới tính thai nhi.
Giới tính của bé chỉ được xác định chính xác dựa vào các phương pháp siêu âm và xét nghiệm tiên tiến mà thôi.
Nếu mẹ vẫn muốn thử thêm một vài cách dự đoán giới tính thai nhi vui vui khác thì mời mẹ tiếp tục tìm hiểu bài viết Các phương pháp xác định giới tính thai nhi của POH nhé!
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sàng lọc trước sinh là gì?
Sàng lọc trước sinh là một loạt các xét nghiệm được thực hiện bằng cách siêu âm hoặc phân tích máu hoặc mô của mẹ bầu để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi như hội chứng Down, hội chứng Edwards,...
Sàng lọc trước sinh thường gồm hai giai đoạn là giai đoạn sàng lọc và giai đoạn chẩn đoán. Các xét nghiệm sàng lọc là xét nghiệm mẹ bầu nào cũng nên thực hiện.
Nếu kết quả của xét nghiệm sàng lọc cho thấy thai nhi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao thì mẹ nên tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ.
Trước đây, mẹ bầu sẽ cần phải chọc ối để lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên cách này có nguy cơ gây sảy thai cao và phải đợi đến tuần thai thứ 12 mới có thể xét nghiệm được.
Hiện nay y học tiên tiến đã tìm ra một phương pháp xét nghiệm an toàn hơn, đó là sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT).
Phương pháp sàng lọc trước trước sinh không xâm lấn (NIPT) được thực hiện bằng cách phân tích máu của mẹ bầu để tìm ra nguy cơ bất thường ADN của thai nhi. Xét nghiệm này không xâm lấn nên không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Kết quả sàng lọc NIPT sẽ được đưa ra dựa trên việc phân tích mẫu máu của mẹ bầu.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) cũng có thể thực hiện sớm hơn phương pháp chọc ối trước đây nên phương pháp này giúp can thiệp từ rất sớm và hiệu quả nếu phát hiện bất thường ở thai nhi.
Tiên tiến như vậy thì sàng lọc trước sinh NIPT giá bao nhiêu, có quá đắt đỏ không? Chi phí để làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khoảng trên 10.000.000 đồng tùy theo từng bệnh viện và cơ sở y tế.
Nếu kết quả sàng lọc của mẹ tốt, ADN của con không có bất thường và mẹ không cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán thì chi phí sẽ được giảm đi đáng kể.
Vậy xét nghiệm NIPT ở đâu uy tín? Nếu có điều kiện, mẹ có thể đến các bệnh viện lớn, chuyên về sản khoa như BV Phụ sản TW, BV Phụ sản HN, BV Từ Dũ, BV Đại học Y HN,... hoặc các bệnh viện uy tín khác để thực hiện xét nghiệm NIPT.
Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về các xét nghiệm quan trọng này tại bài viết Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.
Xét nghiệm dung nạp glucose cho bà bầu
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách phân tích máu của mẹ sau khi mẹ uống dung dịch đường glucose để kiểm tra xem cơ thể mẹ có thể xử lý được lượng đường dung nạp vào hiệu quả hay không.
Mẹ có thể được chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose ngay từ lần khám thai đầu tiên để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì từ sớm.
Sau đó mẹ có thể phải thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết cho bà bầu vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, đặc biệt là nếu mẹ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì cao, ví dụ như béo phì hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Bác sĩ sẽ đọc kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose của mẹ dựa vào kết quả xét nghiệm.
Các kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ thường có sau vài ngày. Nếu các chỉ số của mẹ quá cao, mẹ có thể sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để biết chắc chắn liệu mình có thực sự mắc bệnh tiểu đường thai kì hay không.
Tiểu đường thai kì là một bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, sản giật, thai lưu, sinh non, con có nguy cơ bị vàng da, suy hô hấp khi chào đời,...
Vì thế việc thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cực kì quan trọng để giúp mẹ có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Và để tìm hiểu kĩ hơn về xét nghiệm quan trọng này, mời mẹ tham khảo thêm thông tin trong bài viết Xét nghiệm dung nạp glucose cho bà bầu của POH nhé!
Sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ
Liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) là loại vi khuẩn tự nhiên thường cư trú trong dạ dày và âm đạo của mẹ.
Vi khuẩn này có thể vô hại đối với người bình thường nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chị em trong giai đoạn mang thai và gây bệnh cho trẻ sơ sinh nếu như con bị lây nhiễm.
Nguyên nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh là do trẻ tiếp xúc với vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ khi sinh thường.
Vì thế mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kì để có biện pháp phòng ngừa phù hợp cho trẻ.
Thông thường các mẹ sẽ thực hiện xét nghiệm này vào khoảng tuần từ 35-37 của thai kì. Nếu mẹ đã từng dương tính với GBS trước đây hoặc bị viêm đường tiết niệu do GBS thì mẹ cũng có nguy cơ mắc GBS cao ở giai đoạn này.
Mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con yêu.
Mẹ có thể thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ hoặc các cơ sở y tế có chuyên môn sản khoa uy tín khác.
Giá xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thường dao động trong khoảng 250.000-400.000 đồng tùy từng đơn vị y tế. Mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi xét nghiệm để chủ động trong việc chuẩn bị tài chính.
Đôi khi chi phí xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được tính chung trong các gói xét nghiệm hoặc các gói thai sản của các bệnh viện, nếu mẹ đã mua các gói này thì có thể mẹ sẽ không phải trả thêm chi phí cho xét nghiệm này nữa.
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện như thế nào, loại vi khuẩn này gây hại cho mẹ và con ra sao và các thông tin quan trọng khác liên quan đến vấn đề này được POH gửi đến mẹ trong bài viết Sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kì, mời mẹ tìm hiểu thêm nhé!
Siêu âm thai và tất cả kiến thức mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai nhi là việc làm rất quan trọng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ, vì thế mẹ nên thực hiện các buổi siêu âm định kì để theo dõi kịp thời các đặc điểm phát triển của con qua từng giai đoạn.
Các mốc siêu âm thai định kỳ thường được chỉ định là mốc 6 tuần, mốc 11 đến 13 tuần, mốc 18 đến 22 tuần và mốc 30 đến 32 tuần.
Tuy nhiên nếu xuất hiện bất thường trong bất kì giai đoạn nào trong thai kì thì mẹ cũng có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra chính xác tình trạng của thai nhi.
Mẹ có thể siêu âm thai 4 tuần tuổi thay vì mốc 6 tuần tuổi để sớm xác định chính xác tình trạng mang thai của mình.
Mẹ lưu ý tuổi của thai nhi lúc này được tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng trước khi mang thai chứ không phải từ ngày bố mẹ quan hệ đâu nhé.
Siêu âm sẽ giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của con trong từng giai đoạn.
Mốc siêu âm thai 3 tháng đầu vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 là mốc siêu âm tầm soát dị tật thai nhi rất quan trọng mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Lần siêu âm này sẽ có thể cho bố mẹ biết nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của con, phát hiện sớm dị tật ống thần kinh và sàng lọc nguy cơ tiền sản giật trong thai kì,...
Siêu âm thai 4D là phương pháp siêu âm tiên tiến giúp bố mẹ không chỉ nhìn thấy hình ảnh mà còn quan sát được rõ nét chuyển động hay thậm chí là trạng thái biểu cảm của trẻ. Tuy nhiên không phải mốc nào mẹ cũng được chỉ định tiến hành phương pháp siêu âm này.
Vậy siêu âm thai giá bao nhiêu chắc chắn là điều băn khoăn của rất nhiều bố mẹ. Chi phí mỗi lần siêu âm có thể dao động trong khoảng 150.000 - 800.000 đồng tùy thuộc vào loại siêu âm và cơ sở tiến hành siêu âm.
Còn rất nhiều điều quan trọng khác về phương pháp siêu âm đang chờ bố mẹ khám phá tại bài viết Siêu âm thai và tất cả các kiến thức mẹ bầu cần biết, mời bố mẹ đọc thêm nhé!
Siêu âm đo độ mờ da gáy để làm gì?
Đo độ mờ da gáy và double test là hai việc làm quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện để đánh giá sớm nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi.
Mẹ cần làm double test và đo độ mờ da gáy ở tuần thứ bao nhiêu?
Mẹ nên thực hiện vào giai đoạn từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 trong thai kì. Sau tuần thứ 13 thì độ chính xác của chỉ số đánh giá độ mờ da gáy ở thai nhi sẽ giảm, vì thế mẹ nên ghi nhớ thời điểm xét nghiệm quan trọng này.
Siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ giúp mẹ phát hiện sớm nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ.
Mẹ bầu không đo độ mờ da gáy có sao không?
Siêu âm đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm sàng lọc được các bác sĩ và chuyên gia sản khoa đánh giá là rất cần thiết để tầm soát sớm nguy cơ mắc bệnh down - một căn bệnh bẩm sinh do sự bất thường nhiễm sắc thể gây ra ở trẻ.
Bệnh này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, vì thế mẹ bầu nào cũng nên làm xét nghiệm này.
Vậy đo độ mờ da gáy có cần nhịn ăn không? Xét nghiệm này không yêu cầu mẹ phải nhịn ăn, mẹ nên ăn uống đầy đủ trước khi làm xét nghiệm để tránh đói bụng, hạ đường huyết nếu phải chờ đợi quá lâu.
Mời mẹ tham khảo thêm các thông tin được nhiều mẹ bầu thắc mắc về vấn đề này trong bài viết Siêu âm đo độ mờ da gáy để làm gì?
Chọc ối trong thai kỳ có lợi ích và rủi ro gì?
Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện bằng cách rút một lượng nước ối nhất định trong túi ối của mẹ ra ngoài bằng một cây kim nhỏ và rỗng. Mẫu nước ối được lấy ra sẽ được dùng để xét nghiệm để sàng lọc một số bất thường của thai nhi.
Vậy chọc ối bao nhiêu tiền? Chi phí để thực hiện thủ thuật này cũng như thực hiện các xét nghiệm và thủ tục thăm khám cần thiết khác khoảng từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy theo cơ sở y tế, trình độ bác sĩ thực hiện,...
Mẹ có thể được bảo hiểm chi trả một phần chi phí của thủ thuật chọc ối, vì thế trước khi thực hiện mẹ nên tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Chọc ối bao lâu có kết quả? Mẹ có thể lấy kết quả chọc ối sau khi thực hiện thủ thuật 10 đến 14 ngày hoặc lâu hơn tùy theo lịch hẹn của bác sĩ.
Các cơ sở y tế lớn có thể tự làm xét nghiệm nước ối có thể sẽ trả sớm hơn các cơ sở phải gửi mẫu nước ối đi xét nghiệm ở nơi khác.
Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh siêu âm để xác định vị trí chọc ối không ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi lấy kết quả chọc ối, mẹ sẽ được bác sĩ giải thích về các chỉ số, thông tin về các nguy cơ và cùng mẹ lên kế hoạch điều trị nếu các tình huống xấu xảy ra.
Vì có tác động đến túi ối và tử cung của mẹ bầu nên phương pháp có thể gây ra một số tai biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé như vỡ ối sớm, sẩy thai hay nhiễm trùng.
Hiện tượng rỉ ối sau chọc ối hay ra máu sau khi chọc ối có thể là các dấu hiệu sẩy thai, sốt sau khi chọc ối có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Nếu có một trong các dấu hiệu này hoặc xuất hiện các bất thường về sức khỏe nào khác sau khi chọc ối thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Vậy có nên chọc ối hay không?
Không phải mẹ bầu nào cũng cần phải chọc ối mà mẹ chỉ có thể phải thực hiện thủ thuật này nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc trước đó cho thấy con có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền cao và cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.
Khi đó mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc có nên chọc ối hay không chứ không nên tự mình quyết định.
Trong trường hợp này, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm bằng phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT thay thế cho phương pháp chọc ối thông thường.
Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Chọc ối trong thai kỳ có lợi ích và rủi ro gì?
Tại sao mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Một trong các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu nào cũng cần phải thực hiện đó là xét nghiệm nước tiểu để phân tích các chất khác nhau có trong nước tiểu, từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Chỉ số glucose trong nước tiểu khi mang thai cũng là một yếu tố đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kì của mẹ bầu.
Chính xác thì bà bầu xét nghiệm nước tiểu khi nào?
Các mẹ sẽ thường được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu vào lần khám thai đầu tiên để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường (nếu có).
Sau đó, tùy vào từng tình trạng sức khỏe mà các mẹ có thể sẽ phải tiếp tục xét nghiệm một hoặc nhiều lần vào những lần khám thai sau.
Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp mẹ bầu sớm phát hiện được các bệnh liên quan đến đường tiết niệu và bệnh tiểu đường thai kì.
Việc xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu có cần nhịn ăn hay không là điều mà các mẹ rất quan tâm trước khi thực hiện xét nghiệm này vì đôi khi mẹ bầu phải chờ khám quá lâu, nếu không ăn thì rất dễ đói bụng và hạ đường huyết.
Vậy xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là có, không những nhịn ăn mà mẹ còn nên nhịn đi tiểu trước đó để mẫu nước tiểu xét nghiệm có độ chính xác cao nhất.
Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm nhẹ nhàng, không gây đau, bất tiện hay bất kì rủi ro nào khác, vì thế mẹ đừng quá lo lắng khi phải thực hiện xét nghiệm này nhé.
Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Tại sao mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Quad test: xét nghiệm sàng lọc huyết thanh phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Các mốc xét nghiệm trong thai kỳ phần lớn là nằm ở tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ 2. Vào các thời điểm này, các phương pháp xét nghiệm tiên tiến đã có thể phát hiện ra bất thường sớm ở thai nhi để mẹ có thể đưa ra các quyết định kịp thời.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên thì xét nghiệm chỉ số nguy cơ hội chứng down vào tuần thai từ 11 đến 13 được coi là xét nghiệm sàng lọc quan trọng nhất. Các bác sĩ thường sẽ kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi và phân tích máu của mẹ để kiểm tra yếu tố nguy cơ.
Xét nghiệm máu phát hiện hội chứng Down thường được thực hiện vào tuần thứ 12, hay còn gọi là Double test.
Một xét nghiệm máu khác cũng giúp phát hiện hội chứng down và thường được thực hiện vào tuần 15 đến tuần 18 trong thai kì được gọi là Triple test.
Nồng độ các chất có trong máu của mẹ bầu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Xét nghiệm Triple Test và xét nghiệm Double test đều là các xét nghiệm máu được thực hiện để phát hiện nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ.
Xét nghiệm Double test đưa ra kết quả bằng việc xác định nồng độ 2 chất, trong khi đó xét nghiệm Triple test lại xác định nồng độ 3 chất có trong máu mẹ.
Bên cạnh hai xét nghiệm còn có xét nghiệm Quad test cũng là xét nghiệm sàng lọc phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi dựa vào việc phân tích nồng độ các chất có trong máu của mẹ.
Tuy nhiên xét nghiệm này lại ít phổ biến và không được nhiều mẹ biết đến như Double test và Triple test.
Mời mẹ đọc thêm bài viết Quad test: Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi để tìm hiểu về xét nghiệm này nhé!
Xét nghiệm hội chứng Down và những vấn đề liên quan
Hội chứng Down (trisomy 21) là một bất thường nhiễm sắc thể bẩm sinh. Nếu như người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia đều thành 23 cặp thì người mắc hội chứng Down lại có tới 47 nhiễm sắc thể, trong đó thừa ra một nhiễm sắc thể số 21.
Hội chứng Down nhẹ nhất là hội chứng Down thể khảm, nghĩa là nhiễm sắc thể thừa ra này chỉ gắn vào một nhiễm sắc thể khác trong một số tế bào nhất định. Nếu điều này xảy ra ở tất cả các tế bào thì gọi là hội chứng Down thể chuyển đoạn, nguy hiểm và có dấu hiệu nặng hơn rất nhiều.
Biểu hiện bệnh Down của thai nhi rất khó có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm thông thường mà chỉ khi mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán thì mới có kết quả chính xác.
Trẻ mắc hội chứng Down thường chậm phát triển và có biểu hiện mũi tẹt, đầu phẳng, mắt xếch,...
Chỉ số nguy cơ hội chứng Down có thể tăng cao ở một số đối tượng như thai phụ trên 35 tuổi, gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh, mẹ đã từng sinh con bị Down,…
Tuy nhiên xét nghiệm máu phát hiện hội chứng Down là việc làm rất quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện ngay cả khi mẹ không nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Xét nghiệm này an toàn, không mang lại rủi ro gì cho thai kì và còn giúp mẹ sớm đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng Down của con để có biện pháp điều trị phù hợp.
Thông tin chi tiết hơn về xét nghiệm cũng như những điều liên quan đến hội chứng nguy hiểm này ở thai nhi được POH gửi đến mẹ trong bài viết Xét nghiệm hội chứng Down và những vấn đề liên quan, mời mẹ tham khảo thêm nhé!
Xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể
Yếu tố Rh là gì?
Đây là một loại protein trên bề mặt hồng cầu mà phần lớn mọi người đều có. Việc xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh chính là để tìm xem hồng cầu trong máu mẹ có loại protein này không.
Nếu mẹ có yếu tố này thì nghĩa mà mẹ mang nhóm máu Rh+, nếu không có thì là Rh-.
Nếu bố mẹ bất đồng nhóm máu Rh thì sẽ xảy ra 1 trong 2.trường hợp sau: Bố Rh+, mẹ Rh- thì thai nhi 70% sẽ mang nhóm máu Rh+; nếu bố Rh- và mẹ Rh+ thì em bé nhiều khả năng sẽ mang Rh-.
Sự bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và con có thể không gây nguy hiểm gì cho mẹ trong lần mang thai đầu tiên nhưng có thể sẽ khiến mẹ gặp khó khăn trong lần mang thai tiếp theo do cơ thể mẹ đã tạo ra các miễn dịch có thể tấn công máu của em bé thứ 2.
Mẹ có thể sẽ được tiêm miễn dịch Rh trước khi sinh nếu mẹ và con bất đồng nhóm máu Rh.
Trong trường hợp mẹ Rh+ con Rh- thì mẹ có thể mang thai và sinh con bình thường, nhưng nếu mẹ Rh- và con Rh+ thì trong thai kì, máu của con có thể sẽ tiếp xúc với máu mẹ và khi đó máu mẹ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh+.
Nếu đây là em bé đầu tiên thì con vẫn có thể chào đời khỏe mạnh nhưng trong lần mang thai tiếp theo thì các kháng thể chống Rh+ có sẵn trong máu mẹ có thể tấn công con và con có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng về máu.
Vì thế nếu mẹ Rh- và con Rh+ trong lần mang thai đầu tiên thì các mẹ thường sẽ được tiêm miễn dịch Rh để ngăn cản cơ thể tạo ra các kháng thể chống Rh+.
Việc xác định nhóm máu và yếu tố Rh nên được cả bố và mẹ thực hiện trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và các con.
Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn về yếu tố Rh trong máu cũng như xét nghiệm yếu tố này trong bài viết Xét nghiệm máu phát hiện yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể.
Sinh thiết gai nhau (CVS) có vai trò gì?
Sinh thiết gai nhau là gì? Sinh thiết gai nhau (CVS) là một thủ thuật lấy mẫu xét nghiệm từ gai nhau (những mô nhỏ trong nhau thai) để phân tích, kiểm tra các bất thường của thai nhi.
Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ vào âm đạo, đi qua cổ tử cung và túi ối để lấy gai nhau hoặc chọc một cây kim nhỏ, rỗng xuyên qua thành bụng tới vị trí nhau thai.
Phương pháp thực hiện có thể thay đổi tùy theo vị trí nhau thai và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Xét nghiệm nhau thai có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như các rối loạn nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh lý thần kinh,…
Tuy nhiên, vì có tác động đến túi ối nên thủ thuật sinh thiết gai nhau có thể dẫn tới các rủi ro không mong muốn trong thai kì.
Sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện bằng cách chọc một cây kim nhỏ qua thành bụng tới vị trí nhau thai nhờ sự trợ giúp của hình ảnh siêu âm.
Nếu được bác sĩ chỉ định cần sinh thiết gai nhau thì mẹ nên chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao về sản khoa, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến để có kết quả chính xác và giảm thiểu tối đa rủi ro mà mẹ và con có thể gặp phải.
Ở miền Nam, các mẹ có thể sinh thiết gai nhau ở Bệnh viện Từ Dũ, các mẹ miền Bắc có thể tham khảo thông tin tại các bệnh viện lớn như BV Phụ sản TW, BV Phụ sản Hà Nội,… để biết chính xác về các thủ tục cần thiết khi thực hiện thủ thuật này.
Vậy sinh thiết nhau thai hết bao nhiêu tiền?
Chi phí mẹ có thể phải chi trả cho thủ thuật sinh thiết nhau thai khoảng 4.000.000 đồng. Vào ngày hẹn thực hiện thủ thuật, mẹ nên đến bệnh viện từ sáng sớm để có thể hoàn tất các thủ tục trong ngày.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mẹ đọc thêm bài viết Sinh thiết gai nhau (CVS) có vai trò gì? của POH nhé!
Tổng quan các xét nghiệm quan trọng trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ các mốc xét nghiệm trong thai kỳ để có thể theo dõi và phát hiện sớm nhất các bất thường của trẻ.
Ngay cả khi mẹ không nằm trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì mẹ cũng không nên chủ quan trong vấn đề này.
Trong 3 tháng đầu, xét nghiệm Down cho thai nhi được coi là xét nghiệm quan trọng nhất. Mẹ có thể được chỉ định sàng lọc không xâm lấn NIPT hoặc chọc ối, sinh thiết gai nhau,… để thực hiện xét nghiệm này.
Mẹ có thể phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhiều lần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp NIPT, chọc ối, sinh thiết gai nhau cũng là các phương pháp phổ biến thường được sử dụng để lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện các bất thường khác ở thai nhi như hội chứng Edwards, dị tật ống thần kinh, bệnh hồng cầu hình liềm,…
Nếu không thể ghi nhớ các mốc xét nghiệm quan trọng khi mang thai, mẹ có thể nhờ bố nhắc nhở hoặc đánh dấu vào lịch, lưu nhắc nhở trên điện thoại,…
Vậy các xét nghiệm quan trọng đó là gì và khi nào cần thực hiện, mời mẹ tìm hiểu trong bài viết Tổng quan các xét nghiệm quan trọng trong suốt thai kì nhé!
Xét nghiệm máu 3 tháng đầu thai kỳ gồm những gì?
Có 2 xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ mà mẹ bầu nào cũng trải qua đó là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu. Đây là hai xét nghiệm an toàn, không xâm lấn nên không dẫn đến rủi ro cho mẹ và bé.
Xét nghiệm nước tiểu cho mẹ bầu thường là để phát hiện các bệnh liên quan đến đường tiết niệu hoặc tiểu đường thai kỳ.
Còn xét nghiệm máu khi mang thai thường bao gồm xét nghiệm nhóm máu, yếu tố Rh, xét nghiệm glucose trong máu, xét nghiệm các vi khuẩn, virus và sự có mặt của các loại kháng thể, hàm lượng các chất có trong máu,…
Việc phân tích các chất, nồng độ các chất có mặt trong máu của mẹ cũng là một phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các nguy cơ bất thường ở thai nhi.
Các mẹ nên thực hiện đầy đủ các siêu âm, xét nghiệm và các buổi khám thai cần thiết trong thai kỳ.
Nếu chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai cho thấy con có nguy cơ mắc các rối loạn di truyền hoặc bệnh lý bẩm sinh cao thì mẹ sẽ được chỉ định thực hiện tiếp tục các xét nghiệm chuyên sâu hơn, gọi là xét nghiệm sàng lọc.
Xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thường được chỉ định để kiểm tra lại yếu tố nguy cơ đã được xác định trước đó.
Nếu kết quả của xét nghiệm sàng lọc cũng cho biết con có nguy cơ cao thì mẹ thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.
Giá xét nghiệm máu khi mang thai khoảng 300.000 đồng và có thể chênh lệch tùy theo loại xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm. Khi xét nghiệm máu mẹ thường phải nhịn ăn nên tốt nhất là mẹ nên thực hiện vào buổi sáng.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết Xét nghiệm máu 3 tháng đầu thai kỳ gồm những gì
Sàng lọc nguy cơ chuyển dạ sinh non fetal fibronectin (fFN)
Nếu mẹ có triệu chứng dọa sinh non như rỉ ối, mở cổ tử cung sớm, xuất huyết âm đạo,… hoặc trong các trường hợp có nguy cơ sinh con như mang song thai, đa thai thì mẹ có thể sẽ được chỉ định làm xét nghiệm Fibronectin.
Vậy xét nghiệm Fibronectin là gì?
Đây là xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non trong thai kì để các bác sĩ có thể xác định sớm nguy cơ và đưa ra các phương án chăm sóc thích hợp để giúp mẹ giữ thai và trì hoãn chuyển dạ sớm nếu thai nhi còn quá nhỏ hoặc chỉ định mổ lấy thai nếu thai nhi đã đủ trưởng thành.
Mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu sinh non.
Mẹ có thể cần xét nghiệm Fibronectin trong bất kì giai đoạn nào của thai kì nếu như xuất hiện các dấu hiệu dọa sinh non.
Mẫu xét nghiệm là dịch tiết từ cổ tử cung và âm đạo của mẹ được thu thập mà không cần phải xâm lấn, vì thế xét nghiệm không gây đau đớn và rủi ro cho cả hai mẹ con.
Mời mẹ đọc tiếp bài viết Sàng lọc nguy cơ chuyển dạ sinh non fetal fibronectin (fFN) để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này.
Siêu âm Doppler trong tam cá nguyệt thứ 3
Nguyên lý siêu âm Doppler là khảo sát sự chuyển động của các tế bào bằng cách phát ra các sóng âm và phân tích các sóng âm nhận về.
Phương pháp siêu âm này còn được gọi là siêu âm màu và thường được chỉ định thực hiện trong các bệnh lý về tim hoặc mạch máu.
Trong sản khoa, phương pháp siêu âm này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường ở tim, động mạch, mạch máu của bé hoặc dòng chảy của máu từ bánh nhau vào cơ thể thai nhi.
Bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ cách đọc chỉ số siêu âm Doppler và giải thích ý nghĩa của các chỉ số nếu mẹ có nhu cầu.
Các mẹ thường được chỉ định thực hiện siêu âm Doppler thai 36 tuần hoặc 35 tuần trước khi sinh để đánh giá tình trạng của thai nhi để quyết định tiếp tục theo dõi hay mổ lấy con sớm nếu có dấu hiệu suy thai.
Vậy chi phí siêu âm Doppler thai bao nhiêu tiền?
Chi phí mẹ có thể phải trả khi siêu âm Doppler dao động trong khoảng từ 250.000 đồng trở lên tùy vào từng cơ sở y tế. Nếu mẹ đang sử dụng các gói thai sản trọn gói thì có thể sẽ không phải trả thêm tiền cho lần siêu âm này nữa.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết Siêu âm Doppler trong tam cá nguyệt thứ 3.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----