Tất cả thông tin về siêu âm thai kỳ

đăng bởi Tiên Tiên

Siêu âm là thủ thuật rất quen thuộc với các bà bầu trong những lần khám thai định kỳ. Chưa có bằng chứng cho thấy siêu âm nhiều ảnh hưởng tới thai nhi, tuy nhiên bác sĩ cũng khuyến nghị tránh siêu âm nhiều lần không cần thiết Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về siêu âm trong thai kỳ. Mời ba mẹ cùng tham khảo!

 

 

Siêu âm là gì?

Siêu âm trước sinh (còn gọi là siêu âm) là một xét nghiệm chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh trực quan của em bé, nhau thai và tử cung, cũng như các cơ quan khác ở vùng xương chậu. 

Mời ba mẹ tham khảo thêm:

Siêu âm giúp bác sĩ của mẹ thu thập thông tin có giá trị về tiến trình mang thai và sức khỏe của em bé.

sieu-am-4DHình ảnh siêu âm 4D mẹ mang song thai

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ siêu âm sẽ truyền sóng âm tần số cao qua tử cung của mẹ. Sau đó, một máy tính sẽ chuyển âm thanh thành hình ảnh tiết lộ hình dạng, vị trí và chuyển động của bé. 

(Sóng siêu âm cũng được sử dụng trong thiết bị cầm tay có tên là Doppler mà bác sĩ sử dụng trong các lần khám thai để nghe nhịp tim của em bé.)

Mẹ có thể siêu âm sớm tại văn phòng của bác sĩ sau 6 đến 10 tuần thai kỳ để xác nhận và hẹn ngày khám thai chuẩn nhất.

Hoặc cho đến khi siêu âm tiêu chuẩn giữa thai kỳ trong khoảng từ tuần 18 đến tuần 22 được thực hiện. Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể biết mình thai con trai hay con gái nếu mẹ muốn. (Bác sĩ có thể gửi mẹ một bản in đầy đủ của siêu âm như một vật kỷ niệm.)

Mẹ cũng có thể coi siêu âm như một phần của xét nghiệm di truyền, ví dụ như xét nghiệm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối, hoặc bất cứ lúc nào nếu em bé có dấu hiệu bất thường.

Mẹ sẽ phải siêu âm thường xuyên hơn nếu bị tiểu đường, tăng huyết áp thai kỳ hoặc các biến chứng y tế khác.

 

 

Siêu âm sẽ cung cấp những thông tin gì?

Trong một lần siêu âm giữa thai kỳ cơ bản, bác sĩ siêu âm sẽ:

Kiểm tra nhịp tim của bé

Để đảm bảo nhịp tim là bình thường, bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mẹ đo số nhịp đập mỗi phút của bé.

Đo kích thước của bé

Y tá hỗ trợ siêu âm sẽ đo kích thước em bé của mẹ thông qua hộp sọ, dọc theo xương đùi và xung quanh bụng để đảm bảo bé đang có kích thước phù hợp với tuổi của bé. 

Nếu đây là lần siêu âm đầu tiên của mẹ và em bé của mẹ lớn hơn hoặc nhỏ hơn hai tuần so với tuổi, có khả năng ngày dự sinh của mẹ sẽ không chính xác và mẹ sẽ được xác định ngày sự sinh mới. 

Nếu có bất kỳ mối quan tâm đến sự phát triển của thai nhi đang diễn ra như thế nào, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ siêu âm để theo dõi thêm.

Kiểm tra mang thai đôi hoặc đa thai

Đây là khoảng thời gian mẹ sẽ biết mẹ có mang song thai hoặc nhiều hơn hay không. Hầu hết các mẹ mang đa thai đều đo và siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên để xác nhận số em bé.

Kiểm tra vị trí của nhau thai

Nếu nhau thai che kín cổ tử cung (nhau thai trước) sau này có thể gây chảy máu trong thai kỳ. Nếu bác sĩ của mẹ phát hiện ra tình trạng này, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm sớm trong tam cá nguyệt thứ ba để xem nhau thai có còn che kín cổ tử cung hay không. 

Trong lúc này, mẹ đừng hoảng sợ! Chỉ một tỷ lệ nhỏ nhau thai được phát hiện trong siêu âm trước 20 tuần gây ra vấn đề khi em bé đến ngày sinh.

Đánh giá lượng nước ối trong tử cung

Nếu siêu âm cho thấy mẹ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, đó là dấu hiệu của vấn đề. Mẹ sẽ có một liệu trình khám hoàn chỉnh để xem có thể xác định được nguyên nhân hay không, và bác sĩ có thể muốn theo dõi tình trạng của mẹ bằng cách siêu âm thường xuyên.

Kiểm tra em bé xem có bất thường về thể chất không

Nữ hộ sinh sẽ xem xét kỹ về giải phẫu cơ bản của bé, bao gồm đầu, cổ, ngực, tim, cột sống, dạ dày, thận, bàng quang, cánh tay, chân và dây rốn để đảm bảo những bộ phận này phát triển đúng cách. 

Nếu mẹ có bất kỳ kết quả đáng ngờ nào từ các dấu hiệu hoặc xét nghiệm sàng lọc trong ba tháng đầu, hoặc nếu có bất kỳ nguyên nhân nào khác đáng lo ngại, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm kỹ hơn (cấp II) để kiểm tra các dấu hiệu của khuyết tật bẩm sinh hoặc hội chứng Down.

Cố gắng xác định giới tính của bé

Nếu mẹ muốn biết em bé là trai hay gái, mẹ thường có thể siêu âm giữa thai kỳ (tuần 16 đến 20), trừ khi bàn tay của em bé đang che mất bộ phận sinh dục của bé trong quá trình siêu âm. 

Trong một số trường hợp, việc bác sĩ siêu âm biết giới tính của em bé là rất quan trọng- ví dụ trong trường hợp em bé bị nghi ngờ có nguy cơ mắc một số bệnh bẩm sinh.

Hãy nói với bác sĩ nếu mẹ không muốn biết giới tính của em bé, để tránh làm mất đi sự bất ngờ trong quá trình kiểm tra.

Tại sao mẹ cần siêu âm trong ba tháng đầu?

Một số bác sĩ thường đề nghị siêu âm vào khoảng thời gian từ tuần 6 đến tuần 9 để xác nhận và hẹn lịch khám thai, nhưng một số bác sĩ khác lại chỉ siêu âm một lần trừ khi có bất kỳ nghi ngờ nào về những nguy cơ sau đây:

Sẩy thai

Nếu mẹ bị chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ của mẹ có thể lo lắng về vấn đề sẩy thai và muốn lên lịch siêu âm để kiểm tra em bé. 

Nhịp tim của em bé sẽ được nhìn thấy rõ sau 6 tuần mang thai (giả sử chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày). Nếu mẹ có thể thấy tim em bé đập trên siêu âm sau 7 tuần, khả năng mẹ tiếp tục mang thai sẽ là hơn 97%.

Nếu mẹ không thấy tim bé đập vào thời điểm này, mẹ đừng tuyệt vọng. Điều này có thể do chu kì của mẹ dài hơn mức trung bình và em bé trẻ hơn so với chuẩn đoán của bác sĩ và bác sĩ sẽ kiểm tra lại sau một tuần

Mang thai ngoài tử cung hoặc thai trứng

Chảy máu âm đạo (cũng như các triệu chứng khác) cũng có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc thai trứng. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi không nằm trong tử cung, bác sĩ của mẹ sẽ cố gắng xác định vị trí của phôi. 

sieu am xac dinh nguy co mang thai ngoai tu cungSiêu âm giúp xác định nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Trong trường hợp mang thai trứng, khi đó nhau thai không bình thường và thường không có em bé, siêu âm có thể cho thấy các nang nhỏ được hình thành trong buồng tử cung thay vì là em bé.

Không chắc chắn về tuần tuổi của em bé

Nếu mẹ không chắc chắn về ngày mẹ bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng hoặc độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm vào tuần thứ 6 hoặc 7 để xác định tuổi thai thực sự của em bé.

Vì tất cả em bé đều có cùng kích thước trong những tuần đầu tiên, nên bác sĩ thường có thể xác định tuổi của em bé (và ngày dự sinh gần đúng của mẹ) bằng cách thực hiện các phép đo nhất định. 

Khi mẹ ở trong khoảng từ tuần 7 đến tuần 13, việc đo từ đỉnh đầu đến mông của em bé sẽ giúp bác sĩ xác định tuần tuổi của em bé trong vòng ba hoặc bốn ngày.

Đa thai

Nếu các chỉ số đo của mẹ lớn hơn bình thường (hoặc nếu mẹ đã áp dụng các phương pháp điều trị sinh sản), mẹ có thể mang song thai hoặc nhiều hơn. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ siêu âm để xem mẹ đang mang thai bao nhiêu em bé.

Tại sao tôi cần siêu âm cuối thai kỳ?

Đây là những lý do phổ biến nhất mà bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm ba tháng cuối thai kỳ:

Để xác định nguyên nhân chảy máu âm đạo

Chảy máu ở nửa sau của thai kỳ có thể do các vấn đề với nhau thai. Siêu âm có thể giúp bác sĩ tìm hiểu vấn đề gì đang xảy ra.

Để kiểm tra sự tăng trưởng của bé

Cuối thai kỳ, nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc em bé phát triển không bình thường, bác sĩ có thể lên lịch siêu âm thêm một lần (hoặc nhiều lần) để kiểm tra một số bộ phận của cơ thể. Cụ thể, bác sĩ sẽ đo kích thước đầu, chiều dài xương đùi và khoảng cách xung quanh phần thân của bé.

Để kiểm tra mức nước ối của mẹ

Nếu mẹ được chẩn đoán có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu siêu âm thường xuyên trong suốt tam cá nguyệt thứ ba để theo dõi tình trạng của em bé.

Để kiểm tra sức khỏe của em bé vào cuối thai kỳ

Nếu mẹ bị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường, hoặc quá ngày dự sinh, bác sĩ của mẹ có thể yêu cầu một trắc đồ sinh vật lý để kiểm tra chuyển động và nhịp thở của bé và để đo lượng nước ối.

Để xác định xem mẹ có nên lên kế hoạch sinh mổ không

Mẹ có thể cần lên lịch sinh mổ nếu em bé quá lớn (đặc biệt là nếu mẹ bị tiểu đường) hoặc thai nhi ở tư thế ngược (ngôi mông) hoặc nếu nhau thai nằm chặn ngay cổ tử cung của mẹ, làm cản đường ra của em bé.

 

 

Siêu âm được thực hiện như thế nào?

Siêu âm thường được thực hiện qua ổ bụng, nhưng siêu âm cũng có thể được thực hiện qua âm đạo.

Để siêu âm bụng, mẹ cần nằm ngửa trên bàn khám với phần bụng lộ ra. Một trợ lý xoa gel mát lên bụng của mẹ để cải thiện sự dẫn truyền âm thanh. Sau đó, bác sĩ siêu âm lướt đầu dò (có kích thước bằng một bánh xà bông) qua lại trên bụng của mẹ để truyền sóng âm thanh.

Khi máy tính chuyển kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình video, em bé sẽ xuất hiện trên màn hình trước mắt mẹ. Mô hoặc xương sẽ hiển thị dưới dạng các vùng sáng hoặc xám, và nước ối sẽ xuất hiện dưới dạng các vùng tối.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ siêu âm ghi lại số đo của em bé và chụp ảnh hoặc quay video để nữ hộ sinh của mẹ có thể giải thích. Mẹ có thể xem quá trình trên màn hình, nếu mẹ thích điều đó. 

(Nếu mẹ không muốn biết giới tính của em bé, hãy nói với bác sĩ trước khi bắt đầu.) Mặc dù mẹ rất muốn trao đổi về những gì bác sĩ nhìn thấy nhưng mẹ cần đợi đến khi có kết quả và bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ.

Một lần siêu âm cơ bản mất khoảng 15 đến 20 phút. Quá trình siêu âm chi tiết hơn (cấp II), sử dụng thiết bị tinh vi hơn có thể mất từ ​​30 đến 90 phút hoặc lâu hơn.

Những lần siêu âm trong ba tháng đầu hầu hết được thực hiện qua âm đạo, với đầu dò được thiết kế đặc biệt.

Phương pháp này có thể hơi khó chịu, nhưng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, biện pháp này thường cung cấp hình ảnh tốt hơn so với siêu âm ổ bụng và có thể hữu ích trong chẩn đoán mang thai ngoài tử cung và những bất thường của em bé.

Nếu mẹ đang siêu âm ổ bụng trong ba tháng đầu, mẹ có thể được yêu cầu uống một vài ly nước trước khi thực hiện để có bàng quang đầy nước trong suốt quá trình siêu âm.

Điều này có thể khá khó chịu nhưng giúp nhìn thấy em bé dễ dàng hơn khi tử cung to hơn và đẩy ruột ra. (Mặt khác, sau tam cá nguyệt thứ nhất - hoặc trong quá trình siêu âm qua âm đạo - mẹ nên giữ bàng quang trống rỗng.)

Siêu âm 3-D và 4-D

Mẹ có thể đã nghe về siêu âm 3 chiều sử dụng thiết bị đặc biệt để hiển thị hình ảnh của em bé chi tiết gần như một bức ảnh.

(Bác sĩ làm điều này bằng cách chụp hàng ngàn hình ảnh cùng một lúc.) Công nghệ này có thể hữu ích trong việc xem một số bất thường của em bé nhưng hầu hết là không cần thiết về mặt y tế.

Một số trung tâm (thường là phòng khám và một số bệnh viện tư nhân) chỉ cung cấp dịch vụ siêu âm 3 chiều để tạo ảnh lưu niệm hoặc video cho mẹ bầu.

Mẹ nên cân nhắc vì nhân viên ở những trung tâm này có thể chưa có đủ kinh nghiệm để tư vấn trong trường hợp mẹ có vấn đề. Và vì quá trình siêu âm chỉ nhằm mục đích "giải trí" nên kết quả có thể được công bố một cách sai lệch.

Siêu âm bốn chiều có thể ghi lại chuyển động của em bé. Phương pháp này hiếm khi được sử dụng cho mục đích y tế.

Địa điểm để thực hiện siêu âm có thực sự quan trọng không?

Siêu âm được thực hiện tại các trung tâm học thuật hiện đại có thể phát hiện bất thường tới 80%, trong khi tại các địa điểm như văn phòng bác sĩ - thường thiết bị công nghệ sẽ kém hơn và nhân viên ít kinh nghiệm hơn - tỷ lệ phát hiện có thể thấp hơn 13%.

Nếu nghi ngờ có vấn đề gì trong thai kỳ, mẹ có thể được thực hiện một siêu âm sâu hơn, được phân tích kết quả bởi chuyên gia X quang hoặc chuyên gia y khoa (Maternal-fetal medicine - MFM) về tình trạng của mẹ và em bé .

Rủi ro hoặc tác dụng phụ từ quá trình siêu âm

Nhiều nghiên cứu lớn được thực hiện trong 35 năm qua đã không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy siêu âm gây hại cho em bé đang phát triển, hoặc có ảnh hưởng tích lũy từ việc siêu âm nhiều lần. (Siêu âm không liên quan đến phóng xạ, giống như tia X.).

sieu am khon anh huong thai nhiSiêu âm không ảnh hưởng tới thai nhi đang phát triển

Đồng thời, các chuyên gia phản đối các siêu âm không cần thiết, mặc dù chưa chỉ ra được ảnh hưởng tiêu cực của những lần siêu âm này nhưng siêu âm là một dạng năng lượng và có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. 

Điều này có thể đúng đối với tam cá nguyệt đầu tiên, khi em bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Điều quan trọng là đừng sợ siêu âm khi mẹ cần, nhưng cũng đừng siêu âm chỉ để vui.

Nếu siêu âm cho thấy có vấn đề thì sao?

Các mẹ đừng nên hoảng sợ. Thông thường, nếu xét nghiệm theo dõi cho thấy siêu âm khả nghi thì điều đó cũng không đáng lo ngại. 

Trong trường hợp không chắc chắn về sức khỏe của em bé, thông tin từ siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định phương pháp mang lại sức khỏe tốt nhất cho em bé.

Ví dụ, các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim có thể được điều trị bằng thuốc khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Các bất thường khác, như tắc nghẽn đường tiết niệu, có thể được điều trị bằng phẫu thuật trước khi sinh. Biết về các dị tật bẩm sinh khác có thể giúp bác sĩ quyết định làm thế nào để sinh em bé an toàn và chuẩn bị chăm sóc em bé ngay sau khi sinh.

Trong mọi trường hợp, việc được thông báo cho phép mẹ xem xét tất cả các lựa chọn, cho dù là đưa ra quyết định khó khăn phải chấm dứt thai kỳ, can thiệp y tế hoặc chuẩn bị cho việc sinh em bé cần được chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ có thể trả lời những thắc mắc của mẹ.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti