Mẹ đang ở TUẦN THAI bao nhiêu? Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần sẽ được POH chia sẻ bằng hình ảnh bên dưới. Các mẹ hãy cùng chia sẻ với POH về sự lớn lên của con yêu các mẹ nhé!
Khám phá hành trình lớn lên của con yêu
Mục lục
Sự phát triển của thai nhi tuần 2
Sự phát triển của thai nhi tuần 3
Sự phát triển của thai nhi tuần 4
Sự phát triển của thai nhi tuần 5
Sự phát triển của thai nhi tuần 6
Sự phát triển của thai nhi tuần 7
Sự phát triển của thai nhi tuần 8
Sự phát triển của thai nhi tuần 9
Sự phát triển của thai nhi tuần 10
Sự phát triển của thai nhi tuần 11
Sự phát triển của thai nhi tuần 12
Sự phát triển của thai nhi tuần 13
Sự phát triển của thai nhi tuần 14
Sự phát triển của thai nhi tuần 15
Sự phát triển của thai nhi tuần 16
Sự phát triển của thai nhi tuần 17
Sự phát triển của thai nhi tuần 18
Sự phát triển của thai nhi tuần 19
Sự phát triển của thai nhi tuần 20
Sự phát triển của thai nhi tuần 21
Sự phát triển của thai nhi tuần 22
Sự phát triển của thai nhi tuần 23
Sự phát triển của thai nhi tuần 24
Sự phát triển của thai nhi tuần 25
Sự phát triển của thai nhi tuần 26
Sự phát triển của thai nhi tuần 27
Sự phát triển của thai nhi tuần 28
Sự phát triển của thai nhi tuần 29
Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Sự phát triển của thai nhi tuần 32
Sự phát triển của thai nhi tuần 33
Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Sự phát triển của thai nhi tuần 37
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Sự phát triển của thai nhi tuần 39
Sự phát triển của thai nhi tuần 2
Sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng. Mặc dù mỗi lần nam giới xuất tinh, có hàng triệu tinh trùng được bắn vào âm đạo phụ nữ nhưng chỉ có 1 tinh trùng khỏe nhất chui vào được bên trong trứng.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 2
Sự phát triển của thai nhi tuần 3
Ở tuần này, hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi là một phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay.
Em bé trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi mẹ cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm. Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 3
Sự phát triển của thai nhi tuần 4
Tuần này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn phôi thai. Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Bao gồm ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 4
Sự phát triển của thai nhi tuần 5
Tuần thai thứ 5 nhưng thực tế phôi thai mới phát triển được 1 tuần kể từ khi được thụ thai. Vậy thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Kích thước của thai nhi chỉ bằng một hạt táo. Chiều dài phôi thai khoảng 1,25 mm.
Kèm theo là bức tường tử cung của bạn cũng có những phát triển vượt bậc. Nhau thai và dây rốn đã bắt đầu hoạt động cho phép oxy và chất dinh dưỡng đi qua trao đổi giữa người mẹ và thai nhi.
Hệ thần kinh và hệ tuần hoàn thời kỳ này bắt đầu phân hóa. Các cơ quan khác cũng bắt đầu phát triển. Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 5
Sự phát triển của thai nhi tuần 6
Tuần thứ 6 đánh dấu cột mốc quan trọng khi em bé bắt đầu những nhịp tim đầu tiên. Bên cạnh đó, ống thần kinh chạy dọc theo lưng bé sẽ được đóng kín. Thêm vào đó, sẽ có một sự phát triển đáng kể về kích thước của não bộ.
Các túi mắt, sau này sẽ phát triển thành mắt, đã bắt đầu phát triển trên bề mặt của đầu bé ở tuần tuổi thai này, và hình thành một đường nhỏ dẫn đến tai trong của thai nhi.
Phần đầu của bộ máy tiêu hoá và bộ máy hô hấp cũng đã được hình thành. Những chồi nhỏ sau này sẽ phát triển thành tay và chân của bé cũng xuất hiện.
Nhưng những sự phát triển này diễn ra theo một tỷ lệ cực kỳ nhỏ bởi vì lúc này kích thước thai nhi 6 tuần tuổi chỉ từ 5 đến 8 milimet.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 6
Sự phát triển của thai nhi tuần 7
Bước sang tuần thứ 7 mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất. So với tuần đầu tiên, tuần này bé có sự phát triển có thể nói là rõ ràng nhất.
Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròn và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não.
Ống thần kinh đóng kín, hai bán cầu não bắt đầu hình thành. Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai.
Chiều dài phôi thai 7 tuần khoảng 0,9cm đến 1,3cm-bằng chiều dài của móng tay ngón út. Cơ thể bé bắt đầu dài ra và cổ của bé thẳng lên.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 7
Sự phát triển của thai nhi tuần 8
Tháng thứ 2 trong tam cá nguyệt thứ nhất, hình hài của bé đã rõ nét, tứ chi đã hình thành. Phần đầu có tốc độ phát triển nhanh hơn với các bộ phận mắt, mũi, miệng và tiếp tục hoàn thiện dần trong các tuần tiếp theo.
Bé đã có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn. Chiều dài thai nhi 8 tuần tuổi khoảng 1,6cm và cân nặng khoảng 1 gram. Kích thước thai nhi 8 tuần tuổi cỡ 1 quả nho Mỹ.
Ở tuần thứ 8, tim thai hoàn thành việc phân chia 4 ngăn đồng thời các van tim cũng bắt đầu hình thành. Lúc này, thân hình của bé đã thẳng hơn chứ không còn cong như những tuần trước nữa. Bộ phận sinh dục xuất hiện nhưng tạm thời chưa thể nhận định được bé mang giới tính nào.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 8
Sự phát triển của thai nhi tuần 9
Tuần thứ 9 của thai nhi sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 2,3 cm và nặng gần 2g. Mí mắt giờ đã có thể che được toàn bộ mắt bé, đóng kín lại và sẽ không mở ra cho đến tận tuần 26. Lúc này, 2 dái tai của bé trông sẽ rõ ràng hơn.
Các bộ phận của cơ thể bé đã hiện diện đúng vị trí. Chúng sẽ tiếp tục trải qua rất nhiều điều chỉnh ở những tháng tới để có thể hoàn thiện hơn. Mẹ có biết không, lúc này bé đã có hình hài trông giống một con người bé tí rồi đấy
Ngoài ra, thai nhi ở tuần thứ 9 còn phát triển những bộ phận sau:
- Hệ xương của bé bắt đầu cứng hơn. Quá trình hóa xương bắt đầu bằng việc hình thành sụn.
- Các ngón tay, ngón chân, đầu gối và khuỷu tay phát triển.
- Hai núm vú và các nang lông hình thành.
- Hệ đường ruột của bé tuyến tụy, ống mật, túi mật, và hậu môn hình thành. Đường ruột dài ra.
- Các cơ quan sinh sản bắt đầu phát triển khi bé được 9 tuần tuổi.
- Hệ cơ phát triển và bé đã có thể bắt đầu cử động. Mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé trong vài tuần lễ nữa.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 9
Sự phát triển của thai nhi tuần 10
Chúc mừng mẹ nhé, bước sang tuần thứ 10 phôi thai trong bụng mẹ đã đủ lớn để được gọi là một bào thai hay thai nhi rồi đấy.
Kích thước thai nhi 10 tuần tuổi gần bằng quả quất. Bé cưng của mẹ đã dài 3,1 cm và nặng gần 4 gam rồi. Tất cả các bộ phận cơ thể, mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.
Các cơ quan quan trọng như: thận, ruột, não và gan đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động. Chúng sẽ hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 10
Sự phát triển của thai nhi tuần 11
Tuần thai này bé có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, nhanh đến chóng mặt. Kích thước thai nhi tuần thứ 11 tương đương quả vả tây, hay còn gọi là sung ngọt, sung trái. Từ đỉnh đầu đến chỏm mông, em bé tương lai của mẹ chỉ dài khoảng 4,1cm và nặng chừng 7g.
Các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ. Đầu của bé khá lớn, nó chiếm gần như một nửa chiều dài cơ thể. Các “chi tiết” cũng đang được hoàn thiện như móng tay và lông tơ.
Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó. Nếu được nhìn bé lúc này, mẹ sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 11
Sự phát triển của thai nhi tuần 12
Thai nhi bước sang tuần thứ 12, từ đầu đến chân thai nhi dài khoảng hơn 5,4 cm, nặng khoảng 14g. Kích thước thai nhi lúc này tương đương quả chanh xanh.
Sự phát triển mang tính bước ngoặt lớn nhất trong tuần này của bé là: phản xạ. Vậy thai nhi tuần thứ 12 đã biết làm gì? Các ngón tay của bé đã có phản xạ đóng – mở rõ ràng, các ngón chân thì cong lại. Thai nhi sẽ cử động nếu bụng mẹ bị kích thích, mặc dù mẹ hoàn toàn chưa cảm thấy gì.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 12
Sự phát triển của thai nhi tuần 13
Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển.
Kích thước thai nhi tuần thứ 13 tương đương quả đào. Với chiều dài khoảng 7,4 cm và trọng lượng khoảng 23g.
Bé bắt đầu cựa quậy, di chuyển vào những lúc không ở trạng thái ngủ. Cơ thể bé sẽ lớn nhanh hơn phần đầu. Lông tơ siêu mịn phát triển, bao phủ khắp cơ thể. Gương mặt của bé có sự thay đổi đáng kể và hình thành gần như hoàn toàn.
Các bộ phận bắt đầu hoàn thiện chức năng của mình. Nhau thai sẽ vận chuyển tốt oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến bé giúp bé phát triển tối đa. Bộ phận sinh dục cũng phát triển đến mức bác sỹ đã có thể siêu âm gần chính xác giới tính của thai nhi.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 13
Sự phát triển của thai nhi tuần 14
Thai nhi bước sang tuần thứ 14, tính từ đỉnh đầu đến mông, thai nhi cao khoảng 8,7 cm và có trọng lượng khoảng 43 gram. Kích thước thai nhi tuần thứ 14 tương đương quả chanh.
Lúc này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, ngay cả các dấu vân tay cũng đã rất rõ nét. Tóc và lông mày bắt đầu phát triển. Lông măng mọc nhiều trên cơ thể để bảo vệ làn da của bé. Lớp lông này sẽ tiếp tục mọc khi bé còn ở trong bụng mẹ
Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa.
Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 14
Sự phát triển của thai nhi tuần 15
Thai nhi bước sang tuần thứ 15, tính từ đầu đến mông chiều dài của bé khoảng 10,1 cm , trọng lượng khoảng 85gram. Thai nhi ở tuần thứ 15 có kích thước tương đương một quả táo.
Bé đang lớn lên từng ngày, không chỉ là sự thay đổi của hình dáng đầu, mí mắt mà là toàn cơ thể. Bé còn mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể và giúp bảo vệ làn da của bé. Lông tơ thường biến mất trước khi bé chào đời.
Khoảng một tuần hoặc sau sinh lớp lông tơ này cũng biến mất. Tóc của bé cũng bắt đầu phát triển.
Bé bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 15
Sự phát triển của thai nhi tuần 16
Từ tuần này trở đi, em bé sẽ phát triển và tăng trưởng khá nhanh về chiều dài và cân nặng. Thai nhi tuần thứ 16 có kích cỡ như bằng một trái bơ.
Với chiều dài khoảng 11.5 cm và nặng khoảng 100 gram. Kích thước của bé hiện nay đã bằng với kích thước của nhau thai. Các bộ phận khác cũng đang trong quá trình phát triển rõ rệt:
- Tim thai đang hoạt động mạnh, hằng ngày bơm khoảng 28,5 lít máu.Số nhịp đập tăng gấp đôi so với nhịp tim đập của mẹ. Lượng máu sẽ còn tăng lên khi bé tiếp tục phát triển.
- Chân của thai nhi đã phát triển dài hơn.
- Da đầu cũng dần được hình thành, mặc dù tóc của bé vẫn chưa bắt đầu mọc vào thời gian này.
- Đầu và cổ của bé đã thẳng hơn trước. Mắt cũng di chuyển gần hơn đến mặt trước của đầu, hai tai gần như đã ở đúng vị trí cuối cùng của chúng.
- Tuần này là tuần “vận động”. Bạn có thể cảm nhận những tiếng tim đập rất nhẹ của bé trong bụng của bạn, ngoài ra bé còn vận động bằng các hành động như mút ngón tay cái, nuốt nước ối và liếc mắt. Thậm chí bé còn có thể nấc cục nhưng bạn hoàn toàn không thể cảm nhận được.
- Cơ quan sinh dục nào đang phát triển đầy đủ, đó là lý do vì sao bạn có thể xác định giới tính của bé khi đi siêu âm.
- Mỡ bắt đầu hình thành dưới da của bé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 16
Sự phát triển của thai nhi tuần 17
Thai nhi tuần thứ 17 có kích thước tương đương 1 củ hành tây. Chiều dài bé khoảng 13cm và có trọng lượng khoảng 140 gam. Da bé trong suốt (có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da).
Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.
Một điểm đáng lưu ý trong tuần thai thứ 17, não của bé đang trong giai đoạn phát triển mạnh, hệ thần kinh liên quan tới vị giác đã trưởng thành. Thính giác của bé đã bắt đầu nghe được những âm thanh bên ngoài bụng mẹ.
Bé nghe được tiếng thì ầm đầy yêu thương của mẹ, nghe thấy tiếng nhạc, tiếng ồn. Bé cũng sẽ phản ứng nếu như âm thanh quá lớn bằng việc đạp mạnh vào bụng mẹ đó.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 17
Sự phát triển của thai nhi tuần 18
Thai nhi ở tuần thứ 18 có kích thước khoảng 14,2 cm và nặng khoảng 190 gram. Kích thước thai nhi tương đương một quả ớt chuông.
Các mạch máu của bé cũng sẽ được nhìn thấy qua làn da mỏng manh. Còn đôi tai thì đã “nghiêm chỉnh” ở vị trí cuối cùng mặc dù lúc này chúng mới chỉ nhô ra khỏi đầu một chút.
Lớp myelin (bao phủ như chất bảo vệ) đã bắt đầu hình thành bên ngoài các dây thần kinh của bé. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến một năm sau khi em bé ra đời.
Nếu mẹ đang mang trong mình một bé gái, trong tuần thứ 18 này, tử cung và ống dẫn trứng của bé sẽ được hình thành và hiện diện ở đúng vị trí.
Còn nếu là một bé trai, bộ phận sinh dục của bé cũng sẽ phát triển đáng kể hơn, nhưng rất có thể bé sẽ giấu nhẹm đi khi các mẹ tiến hành siêu âm thai.
Bước sang tuần thứ 18, thính giác của thai nhi đã được hình thành. Em bé của thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài tử cung và đặc biệt hơn là nhận ra giọng nói của mẹ.
Mẹ bầu hãy thường xuyên nói chuyện cùng bé để khi ra đời, bé có thể nhanh chóng nhận ra giọng nói của mẹ.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 18
Sự phát triển của thai nhi tuần 19
Bước sang tuần 19, em bé của đang phát triển một cách mạnh mẽ. Não bộ đang phân chia vùng chuyên biệt cho các giác quan bao gồm khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác và xúc giác.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bạn bé đã có khả năng nghe tương đối rõ những âm thanh bên ngoài tử cung. Do đó, ba mẹ đừng ngần ngại trò chuyện, đọc truyện hay hát cho con nghe nhé.
Về kích thước, con yêu lúc này có kích thước của một quả cà chua bạch tuộc với khối lượng 240 gram. Cánh tay và chân của con yêu cũng đã phát triển khá cân đối so với phần còn lại của cơ thể rồi đó.
Thận của con yêu tiếp tục sản xuất nước tiểu và tóc đang mọc lên trên da đầu. Một lớp sáp phủ trên bề mặt da của thai nhi có tên là vernix caseosa cũng được hình thành có vai trò bảo vệ con yêu vì phải ngâm quá lâu trong làn nước ối của mẹ.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 19
Sự phát triển của thai nhi tuần 20
Ở tuần thứ 20, con yêu có kích thước của một quả chuối to, cân nặng của bé trung bình là 300 gram và chiều dài tính từ đầu đến mông là khoảng 16,5 – 17cm.
Trong 20 tuần đầu khi chân của thai nhi chưa duỗi thẳng, phép đo chiều dài cơ thể bé sẽ được tính từ đầu cho đến mông. Từ tuần 21 trở đi, chiều dài con yêu sẽ được tính từ đầu đến chân.
Trong những ngày này, con yêu đang thực hành hoạt động nuốt nhiều hơn, việc này giúp cho hệ tiêu hóa của con được phát triển tốt nhất.
Lúc này con yêu cũng bắt đầu sản xuất ra meconium, một sản phẩm phụ của hệ thống tiêu hóa có màu xanh đậm hoặc đen trong ruột của thai nhi. Chất này sẽ được tích tụ trong ruột cho đến khi chào đời và nó chính là chất thải rắn đầu tiên của bé mà ba mẹ có thể nhận thấy trên tã của con đó.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 20
Sự phát triển của thai nhi tuần 21
Ở tuần thứ 21 trẻ đã bắt đầu hình thành rõ dáng dấp của trẻ sơ sinh. Ở thời điểm này, thai nhi đã có trọng lượng khoảng 450 g, chiều dài cũng đáng kể với kích thước khoảng 28 cm.
Hình ảnh thai nhi 21 tuần tuổi trong máy siêu âm có thể giúp mẹ xác định rõ ràng được giới tính của con mình bởi cơ quan sinh sản đã dần hoàn thiện. Các bé gái với buồng trứng và tử cung đưa ra ngoài và cả âm đạo bắt đầu hoàn tất, bé trai thì có sự di chuyển tinh hoàn từ bụng về vị trí chính xác.
Bạn có thể nhận thấy thai nhi tuần thứ 21 có sự phát triển của môi, mí mắt, lông mày, thậm chí là lợi trong miệng, đôi mắt hình thành tuy vẫn thiếu sắc tố.
Lông tơ có thể đã phủ kín người bé với những nếp nhăn sâu đợi chờ được lấp đầy bởi lớp mỡ đệm. Khi này trong bụng, tuyến tụy cũng đang phát triển cho sự tạo ra một số nội tiết tố quan trọng.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 21
Sự phát triển của thai nhi tuần 22
Ở tuần 22 có nghĩa, bà mẹ đã mang bầu được hơn 5 tháng, đi hơn 1 phần 2 chặng đường của thai kỳ. Thai nhi tuần thứ 22 đã khá phát triển và dài trung bình khoảng 27.8 cm, cân nặng thai nhi 22 tuần tuổi trung bình khoảng 0.43 kg.
Thai nhi lúc này đã bắt đầu có một dáng dấp của một đứa trẻ sơ sinh nhỏ. Bạn sẽ hình dung được các bộ phận như môi, mắt, mí mắt và lông mày của trẻ càng rõ rệt. Khi đó, đôi mắt của trẻ hình thành nhưng bộ phận màng mắt vẫn còn thiếu các sắc tố.
Ngoài ra, các bà bầu có thể đã nhìn thấy được sự chuyển động của bé dưới lớp áo. Thai nhi ở tuần thứ 22 có mạch mạch máu ở phổi đang phát triển để chuẩn bị cho hoạt động thở sau này.
Tai của của trẻ cũng bắt đầu nhạy cảm hơn với âm thanh. Bé sẽ không còn bối rối sau khi chào đời với các âm thanh quen thuộc trước khi ra đời.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 22
Sự phát triển của thai nhi tuần 23
Với những bé phát triển đều đặn, thì cân nặng thai nhi 23 tuần tuổi rơi vào khoảng 600 gram, bé sẽ đạt chiều dài khoảng 30 cm. Khi ở tuần thứ 23 bé đã tăng hơn 100 gram với tuần trước. Cơ thể phát triển một cách cân đối và đều đặn hơn.
Thai nhi ở tuần thứ 23 thì có não và các giác quan phát triển một cách nhanh chóng.
Phổi của bé cũng hình thành nhiều nhánh của cây hô hấp, các tế bào cũng đồng thời sản xuất surfactant (chất giúp phổi hít đầy không khí ngay lúc bé chào đời). Thời điểm này da của bé vẫn mỏng và trong suốt.
Có thể các mẹ chưa biết, thai nhi tuần thứ 23 có sự phát triển thính giác vượt bậc. Bé có thể lắng nghe và phân biệt được các âm thanh như giọng nói của mẹ, tiếng ồn ào, bản nhạc du dương… .
Do đó, để tối ưu sự phát triển thính giác này của con yêu, ba mẹ nên tiếp tục thực hành các phương pháp thai giáo cho con yêu như thai giáo bằng âm nhạc, thai giáo bằng ngôn ngữ cho bé yêu.
Thai nhi tuần thứ 23 chưa có cân nặng lớn vậy nên tử cung của người mẹ còn rộng để bé có thể nhào lộn và cựa quậy khiến bà mẹ cảm thấy sự đạp nhẹ của các bé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 23
Sự phát triển của thai nhi tuần 24
Cân nặng chuẩn của thai nhi 24 tuần tuổi rơi vào khoảng 680g. Nếu như thai 24 tuần nặng 700g có nghĩa nhích hơn so với con số cân nặng chuẩn một chút và không có sự ảnh hưởng gì. Lúc này, chiều dài tính từ gót chân lên tới đầu bé dài khoảng 34 cm.
Với các hình ảnh siêu âm, bạn có thể thấy bé không còn gầy mà đã bắt tích tụ mỡ. Làn da nhăn nheo vốn có bắt đầu căng dần hơn và mang dáng dấp của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, em bé bắt đầu mọc tóc nhiều hơn, thậm chí mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 24
Sự phát triển của thai nhi tuần 25
Thai nhi tuần thứ 25 có nghĩa là mẹ đang trong tuần kế cuối của tam cá nguyệt thứ 2. Ở thời điểm này, bé có thể nặng đến 700 gram, chiều dài của bé là khoảng 35 cm
Thai nhi tuần thứ 25 đã có thể nghe rõ được tiếng bố mẹ hay người xung quanh nói chuyện với nhau nhờ sự dần hoàn thiện của thính giác.
Vậy nên trong giai đoạn này, mẹ và bố nên thực hành thai giáo âm nhạc và thai giáo ngôn ngữ bằng cách trò chuyện nhiều hơn với con, tuy là con không hiểu nhưng vẫn sẽ thắt chặt sự liên kết của gia đình khi bé ra đời.
Khi này, bé sẽ thực hành bài tập hít thở, ở tuần thứ 25, bé có thể nuốt và thải một lượng nhỏ nước ối. Bài tập kể trên sẽ giúp bé hít thở tốt hơn khi ra đời.
Bạn có thể nhận thấy lớp mỡ dưới da của bé đã căng lên và không còn nhăn nheo. Xương cũng bắt đầu hoàn thiện dần. Nếu là bé trai, tinh hoàn của bé sẽ di chuyển xuống vị trí cuối của bìu dưới dương vật.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 25
Sự phát triển của thai nhi tuần 26
Bé yêu nặng khoảng từ 900 gram đến 1000 gram là phát triển bình thường, chiều dài của bé cũng khoảng 35cm. Vậy nên việc thai nhi 26 tuần nặng 1kg là chuyện bình thường mẹ không nên quá lo lắng.
Trong giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều hơn với các giấc ngủ nông để hoàn thiện bộ não. Vì quá quen thuộc với giờ giấc trong bụng mẹ nên bé sơ sinh ra ngoài ngủ nhiều hơn là thế đấy.
Mẹ sẽ thấy sự phản ứng của bé khi có ánh sáng chiếu vào bụng, bé có thể phản ứng bằng cách quay đầu, thì có nghĩa bé đang hoàn thiện mắt đấy.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 26
Sự phát triển của thai nhi tuần 27
Đây là tuần mà thai nhi có sự phát triển nhanh chóng về cân nặng, bé đã có thể nặng từ 900-1000 gram đó. Chiều dài từ đầu đến mông của trẻ khoảng 22-24cm, chiều dài từ đầu đến chân là 32-34 cm rồi đó.
Đây là tuần bé có thể nhắm mắt và mở mắt bình thường, thậm chí là mút ngón tay. Mạch máu trong phổi của thai nhi phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc chào đời. Bộ não của trẻ cũng đã phát triển rất tốt và hoạt bát.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 27
Sự phát triển của thai nhi tuần 28
Khi bước sang tuần thứ 28, bé yêu của bạn có thể nặng từ 1 đến 1.1 kg. Con số này có thể gấp đôi 4 lần trước cơ đấy.
Chiều dài từ đầu đến chân của bé là 33-35 cm, nếu tính từ đầu đến mông là 23-25 cm. Bàn chân bé đã dài khoảng 5.5cm. Lượng mỡ của cơ thể bé khoảng 3%. Nhãn cầu của bé chuyển vào trong hốc mắt, răng hình thành dưới nướu.
Bên cạnh đó, lông mày và lông mi, tóc mọc trên đầu đã rõ ràng hơn. Xương chính là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này. Vậy nên mẹ nên nhớ bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu của bé nhé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 28
Sự phát triển của thai nhi tuần 29
Trong tuần thứ 29, theo bảng cân nặng thai nhi thì bé đã nặng khoảng 1,4kg, dài khoảng 40cm và có kích thước một quả bí đỏ. Thời gian này bé có khoảng 0.8 lít nước ối bao quanh, khối lượng nước này sẽ giảm dần đi khi bé lớn lên nhé các mẹ.
Thị lực của bé trong giai đoạn này cũng đã phát triển mạnh mẽ rồi. Khi mở mắt, em bé sẽ phản ứng ngay với việc thay đổi ánh sáng, thế nhưng chỉ đạt được khoảng 1/20 thị lực mà thôi ( những vật cách khoảng 10cm bé mới có khả năng nhìn thấy).
Ngoài ra, các bơ bắp và phổi của trẻ cũng đang luyện tập cho cuộc sống sau khi chào đời, bộ não cũng đã phát triển và bước đầu hoàn thiện.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 29
Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Khi ở tuần thứ 30, cân nặng thai nhi đã rơi vào khoảng 1,5 kg; chiều dài của bé tầm 40cm. Bé sẽ hay liếm, nuốt, cử động tay… mẹ sẽ thấy hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi với sự nhăn mặt và nhíu mày rồi. Bé còn quay đầu sang, mở mắt và nhắm mắt thành thạo.
Làn da của bé đã trông giống da của một em bé sơ sinh rồi đấy, lớp mỡ đã bắt đầu hình thành và tạo nếp. Cấu trúc xương cũng chắc hơn vì chứa nhiều canxi. Chế độ ăn của mẹ trong thời gian này cũng cần được cẩn trọng thêm nhiều canxi nhé các mẹ ơi.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 30
Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Cân nặng thai nhi là con số thay đổi theo từng ngày một, ở thai tuần thứ 31, bé nặng khoảng hơn 1,5kg và dài khoảng 41cm.
Đây cũng là thời điểm mà bé tăng nhanh cân nặng trong khi chiều cao lại chậm hơn. Nếu như thai 31 tuần nặng 2kg có nghĩa là bé phát triển hơn nhanh rồi. Trong 7 tuần sau đây, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng ⅓ đến ½ cân nặng ở thời điểm hiện nay.
Ở tuần 31, bé đã có móng tay, móng chân, lông tơ và cả tóc. Da của em bé cũng mềm mịn hơn do đang tròn trĩnh ngày một. Bé cũng đã có thể mở mắt rồi, đồng thời phân biệt được ánh sáng và bố mẹ có thể thực hiện phương pháp thai giáo bằng ánh sáng để phát triển thị giác cho em bé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 31
Sự phát triển của thai nhi tuần 32
Theo bảng chuẩn cân nặng theo thi theo tuần tuổi thì thai 32 tuần tuổi thường sẽ nặng khoảng hơn 1,6 kg một chút, chiều dài là hơn 43 cm. Như vậy trông thai nhi sẽ giống như một củ đậu lớn. Ở thời điểm này thì bé sẽ không còn nhăn nheo và khung xương cũng dần trở nên cứng cáp hơn.
Trong thời gian này các bộ phận trên cơ thể bé đã dần trở nên hoàn thiện, cũng như các cơ quan thính giác, xúc giác, thị giác… Bên cạnh đó là việc thực hành động tác thở để phổi phát triển tốt hơn.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 32
Sự phát triển của thai nhi tuần 33
Thai nhi tuần thứ 33 có thể nặng khoảng 1,8 đến 2,3 đó các mẹ nhé, vậy chuyện thai 33 tuần nặng 22kg là chuyện bình thường thôi. Khi này bé đã có chiều dài từ 42-43 cm rồi đấy, (chiều dài từ đầu đến mông là 29-30 cm).
Ở thời gian này, phổi chưa hoàn thiện một cách chỉn chu thế nhưng bé có thể hít một chút nước ối để luyện tập cho phổi và học thở. Trẻ đã bắt đầu xuất hiện tóc. Da bắt đầu hết nhăn nheo và bộ xương dần cứng cáp, dù cho hộp xương sọ còn khá mềm.
Thai nhi tuần thứ 33 đã rất hiếu động như một đứa trẻ sơ sinh. Việc tử cung mỏng dần nên bé có thể cảm nhận bên ngoài dễ dàng hơn. Thời gian này mẹ có thể áp dụng phương pháp thai giáo để bé phát triển thị giác nhé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 33
Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Cân nặng của thai nhi sẽ thay đổi theo từng tuần một, các bà mẹ theo dõi rất sát sao vấn đề này. Thai 34 tuần tuổi đã nặng khoảng 2- 2,5 kg, chiều dài của bé khoảng 46cm, lúc đó bé yêu đã trông như một quả mít nhỏ vậy.
Ngoài ra, hệ thần kinh trung ương thai nhi tuần thứ 34 đã phát triển hoàn thiện hơn, tương tự với thận và gan.
Làn da bé ở tuần 34 đã bớt đỏ và mịn, trông ít nhăn nheo hơn. Khi tử cung và bụng mẹ căng ra và mỏng dần thì thai nhi có thể phân biệt được ngày và đêm đó các mẹ ạ. Nếu có điều kiện hãy thực hiện các phương pháp thai giáo bằng ánh sáng để thị lực của bé phát triển tốt nhất.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 34
Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Thai nhi 35 tuần đã nặng khoảng 2.5 đến 2.7 kg, bé cũng đã dài từ 45-50cm. Nếu như thai nhi 35 tuần nặng 3 kg có nghĩa bé đang phát triển nhanh hơn các bạn rồi. Trong thời gian này, bé tăng khoảng 30gr mỗi ngày.
Lớp lông tơ bao phủ bắt đầu rụng dần cũng như lớp sáp bao phủ làn da của bé trong túi nước ối. Bé nuối những chất này cũng như các chất bài tiết khác cho ra phân su. Đây là lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Bạn biết đấy, em bé ở tuần thứ 35 đã rất lớn và không còn nhiều không gian nghịch ngợm nhiều như trước nữa. Bé vẫn đang cố gắng tìm tư thế dễ chịu cho bản thân, thậm chí bé sẽ phản ứng nếu thấy quá trật trội ví dụ như hích vào xương sườn, xương chậu…
Cũng vì không còn nhiều không gian mà thai nhi 35 tuần sẽ không còn đạp nhiều như trước nữa các mẹ nhé. Thế nhưng mẹ vẫn cảm nhận được những cú đạp chân của bé.
Thế nhưng, mẹ vẫn phải ghi nhớ những chuyển động của bé, tránh trường hợp thai nhi 35 tuần đạp nhiều do bé thiếu dinh dưỡng, hay dây rốn cuốn cổ mà phản ứng.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 35
Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Baby được 36 tuần đã nặng khoảng 2,8kg và chiều dài hơn 48cm một chút. Lọn tóc của bé cũng dài từ 1-4cm hoặc chỉ lơ thơ thôi. Cơ thể thai 36 tuần bắt đầu rụng lông tơ và bã nhờn. Em bé có thể nuốt phải các bã nhờn và các chất khác và bài tiết sau khi ra đời.
Bình thường, thai 36 tuần đã quay đầu ở ngôi thai thuận rồi các mẹ ạ. Nếu như thai không quay đầu thì bác sĩ sẽ giúp các mẹ gây áp lực lên bụng để ngoại xoay thai.
Phổi của bé đã thích nghi với môi trường bên ngoài rồi nên mẹ có thể chuyển dạ, sinh con trong tuần thai này. Thế nhưng đây chỉ là tình huống bắt buộc nếu như mẹ có vấn đề nghiêm trọng cần đưa con ra.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 36
Sự phát triển của thai nhi tuần 37
Khám thai ở tuần thứ 37, mẹ đã thấy sự tròn trịa mũm mĩm dần của bé rồi đấy. Lúc này bé đã dài khoảng 50 cm và nặng gần 3kg, có kích thước như một trái dưa hấu. Các cơ quan của bé đã trưởng thành hơn nhiều và sẵn sàng chào đời với những người thân yêu.
Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết rằng thai 37 tuần gò nhiều có thể do các cơn đau giả hay còn được gọi là Braxton Hicks.
Những cơn đau này sẽ xuất hiện ở bên trái hay bên phải và mẹ không quá khó chịu với những cơn đau này, chúng chỉ là cơn đau bình thường để giúp mẹ quen dần với việc sinh nở tới đây.
Chúng không xuất hiện ổn định cũng không xuất hiện thường xuyên, có thể giảm đau khi mẹ đổi tư thế. Nếu như chúng không đi kèm các dấu hiệu chuột rút, đau lưng hay chảy máu âm đạo thì không hoàn toàn ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 37
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Việc bụng bầu căng cứng diễn là khá phổ biến các mẹ ạ. Thế nhưng nhiều mẹ cho rằng việc căng cứng bụng bầu là sắp chuyển dạ. Thế nhưng thai kỳ ở tuần thứ 38 có sự căng cứng là do:
Tử cung lớn dần: Đến tuần 38, bé đã ổn định và có trọng lượng khá lớn có thể chèn ép một số cơ quan bên trong của mẹ. Cụ thể khi thai nhi lớn hơn thì đồng nghĩa diện tích khoang chậu, diện tích giữa bàng quang và trực tràng bị thu hẹp nên mẹ cảm thấy bị căng cứng.
Khung xương thai nhi phát triển: Thai nhi tuần thứ 38 đã cứng cáp hơn về xương khiến cho bụng mẹ bị ảnh hưởng vì sự hiếu động và nghịch ngợm của trẻ, bụng căng cứng đi kèm các cơn gò tử cung.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 38
Sự phát triển của thai nhi tuần 39
Khi thai nhi tuần thứ 39, bé đã hoàn thiện các các cơ quan trong cơ thể rồi và hoàn toàn có thể thở bằng phổi. Bé cưng trong giai đoạn này có thể nặng đến 3kg và chiều dài khoảng từ 40-50cm.
Một số mẹ sinh sớm sẽ có thể vượt cạn ở thời điểm này. Nhưng hầu hết là không xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ các mẹ nhé.
Thực tế chỉ khoảng 5% các mẹ sinh đúng ngày dự đoán mà thôi. Việc sai lệch có thể do nhiều lý do. Một số trường hợp sẽ sinh sớm, còn lại mẹ sẽ sinh muộn hơn.
Tất nhiên việc ngày sinh dự báo chỉ mang tính chất dự báo trước giai đoạn sinh nở để bố mẹ chuẩn bị tinh thần.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 39
Sự phát triển của thai nhi tuần 40
Ở tuần thai thứ 40, bé dài 50cm, tiếp tục lớn và có thể nặng đến 3,6kg. Bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.
Xem chi tiết: Thai nhi tuần thứ 40
Em bé chào đời
Sau quãng thời gian chuyển dạ đầy vất vả của mẹ bầu, cả gia đình được chào đón một thiên thần vô cùng đáng yêu, bắt đầu cuộc sống mới với em bé sơ sinh.
Xem chi tiết: Mẹ bầu chuyển dạ và sinh con
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----