Thai nhi tuần thứ 16

đăng bởi

Thai nhi 16 tuần tuổi đã có nhiều sự phát triển đột phá. Mẹ đã sẵn sàng bước sang tuần mới đầy những biến đổi kỳ diệu cùng với bé chưa? Cùng xem thai nhi 16 tuần tuổi lớn lên như thế nào trong bài viết ngày hôm nay của POH nhé.

 

 

Sự phát triển thai nhi tuần thứ 16

Thai nhi tuần thứ 16 phát triển như thế nào?

Từ tuần này trở đi, em bé sẽ phát triển và tăng trưởng khá nhanh về chiều dài và cân nặng. Thai nhi tuần thứ 16 có kích cỡ như bằng một trái bơ.

Với chiều dài khoảng 11.5 cm và nặng khoảng 100 gram. Kích thước của bé hiện nay đã bằng với kích thước của nhau thai. Các bộ phận khác cũng đang trong quá trình phát triển rõ rệt:

  • Tim thai đang hoạt động mạnh, hằng ngày bơm khoảng 28,5 lít máu.Số nhịp đập tăng gấp đôi so với nhịp tim đập của mẹ. Lượng máu sẽ còn tăng lên khi bé tiếp tục phát triển.
  • Chân của thai nhi đã phát triển dài hơn.
  • Da đầu cũng dần được hình thành, mặc dù tóc của bé vẫn chưa bắt đầu mọc vào thời gian này.
  • Đầu và cổ của bé đã thẳng hơn trước. Mắt cũng di chuyển gần hơn đến mặt trước của đầu, hai tai gần như đã ở đúng vị trí cuối cùng của chúng.
  • Tuần này là tuần “vận động”. Bạn có thể cảm nhận những tiếng tim đập rất nhẹ của bé trong bụng của bạn, ngoài ra bé còn vận động bằng các hành động như mút ngón tay cái, nuốt nước ối và liếc mắt. Thậm chí bé còn có thể nấc cục nhưng bạn hoàn toàn không thể cảm nhận được.
  • Cơ quan sinh dục nào đang phát triển đầy đủ, đó là lý do vì sao bạn có thể xác định giới tính của bé khi đi siêu âm.
  • Mỡ bắt đầu hình thành dưới da của bé.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi tuần thứ 18

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 16

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 16

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 16

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

Trong ba tuần tiếp theo, thai nhi sẽ trải qua một đợt tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, trọng lượng sẽ tăng gấp đôi so với thời gian này. Cùng với sự tăng trưởng về kích thước của thai nhi, nhau thai cũng sẽ tăng trưởng theo để hỗ trợ và nuôi dưỡng bé.

Cơ cổ và xương sống của bé bây giờ đã cứng cáp hơn so với trước, đồng nghĩa với việc đầu của thai nhi sẽ nâng cao hơn và cơ thể của bé cũng thẳng hơn. Các chi tay của bào thai đã phát triển tương đối và có thể nắm hoặc giữ lấy nhau.

Đỉnh đầu của bé bắt đầu hình thành những đường vân nhỏ và mảnh của các mô da đầu, mặc dù trong thời gian này tóc trẻ vẫn sẽ không mọc. Một cái rãnh nhỏ gọi là “nhân trung” (phần trũng nối giữa mũi và môi trên) cũng bắt đầu xuất hiện dưới mũi của bé và tạo cho môi trên hình dạng như hình cánh cung.

Cũng trong thời gian này, hệ tuần hoàn của thai nhi hoạt động ổn định và hoàn thiện hơn. Trái tim của bé cung cấp khoảng 28 lít máu tuần hoàn xung quanh cơ thể mỗi ngày. 

Tuy nhiên đến thời điểm bé chào đời, lượng máu cần cung cấp có thể được đẩy lên gấp 12 lần so với thời gian hiện giờ.

 

 

Thai 16 tuần bụng to chưa?

Phải đến tuần thứ 16, tử cung lớn lên và vượt ra ngoài khoang xương chậu, lúc này chiếc bụng xinh của mẹ mới thấy lộ ra và lớn dần hàng ngày. Với những người sinh con đầu, bụng thường nhỏ và lộ muộn hơn so với những người sinh con thứ.

Những người mập thường thấy lộ rõ bụng bầu so với những người ốm. Nhìn chung, tuần thứ 16 bụng đã bắt đầu lộ ra và đây là thời gian thích hợp để mẹ thông báo mình đã mang thai với đông đảo bạn bè, người quen.

Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn điều này tại: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 16

Thai 16 tuần đã biết trai hay gái chưa?

Mẹ có thể biết thai nhi là trai hay gái từ lúc bé được 16 tuần. Lúc này, nếu siêu âm mẹ có thể đoán biết giới tính của bé chính xác đến khoảng 80%.

Siêu âm thai 16 tuần tuổi

Siêu âm thai 16 tuần tuổi

Thai 16 tuần đã máy chưa?

Theo các chuyên gia, khi đến mốc từ 16 tuần trở đi, đặc biệt vào khoảng tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ, nếu mẹ thường xuyên chú ý để nhận biết thì sẽ có thể nhận ra đâu là chuyển động thai máy.

Do mỗi thai nhi đều có quá trình phát triển khác nhau nên thời điểm mẹ cảm thấy thai máy cũng khác nhau. Có những mẹ đến 22 tuần mới bắt đầu thấy dấu hiệu thai máy và ngược lại những người khác có thể cảm nhận sớm hơn từ 16 tuần.

Thai 16 tuần đã máy chưa?

Thai 16 tuần đã máy chưa?

Nhưng nếu đã đến tháng thứ 5 mà mẹ vẫn không cảm nhận được cử động của bé qua hiện tượng thai máy thì có thể thai nhi đã gặp vấn đề.

Cảm nhận đầu tiên về thai máy của mỗi bà mẹ đều rất khác nhau. Có người đột nhiên có cảm giác như có con cá đang quẫy trong bụng mình. Có người lại cảm thấy như ruột của mình vừa giật một cái rất nhẹ, đến mức không thể phán đoán được đó có phải là thai máy hay không nữa.

Dinh dưỡng cho thai nhi tuần thứ 16

Thai nhi tuần thứ 16 nên ăn gì?

Khi mang thai sự trao đổi chất ở cơ thể người mẹ thay đổi đáng kể. Do đó người mẹ cần chú trọng hơn về vấn đề dinh dưỡng, ăn uống đủ chất dù là ở bất cứ thời điểm nào cũng vậy. Dinh dưỡng cho bà bầu ở tuần 16 thai kỳ cần lưu ý:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm ngũ cốc, yến mạch, các loại rau xanh…
  • Thực phẩm giàu chất béo: Mẹ bầu cần chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ lượng axit béo omega 3, 6, 9 có trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu oliu…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: CanxiVitamin D dưỡng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ nên vào tháng thứ 4. Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung 1 lít sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày để hấp thụ được lượng canxi một cách hiệu quả nhất.
  • Thịt: Tuần thứ 16 của thai kỳ khi chứng buồn nôn đã giảm dần. Mẹ có thể thoải mái hơn với các món ăn được chế biến từ thịt.
  • Trái cây tươi: Trái cây tươi nên được bổ sung suốt thai kỳ bởi chúng có chứa vô số các loại vitamin, khoáng chất, hầm lượng nước cao và giàu chất xơ.
  • Thực phẩm giàu sắt: Cũng từ giai đoạn này, thai nhi phát triển rất mạnh mẽ nên sẽ cần bổ sung nhiều sắt hơn. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm trứng, trái cây khô, thịt đỏ, rau lá xanh

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh

Thai nhi tuần thứ 16 nên ăn gì?

Thai 16 tuần không nên ăn gì?

Ngoài ra mẹ cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:

  • Pho mát mềm
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao
  • Đồ ăn đường phố
  • Các loại thức ăn nhiều gia vị cay, nóng như tiêu, ớt, gừng
  • Các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia cafein

 

 

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 16

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti