Thai nhi tuần thứ 9

đăng bởi

Chào mừng mẹ đến với tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Bầu tuần thứ 9, cơ thể mẹ tiếp tục thay đổi để bảo vệ và nuôi dưỡng bé đang phát triển. Điều này có nghĩa các triệu chứng thai kỳ vẫn tiếp tục diễn ra.

Vậy thai nhi tuần thứ 9 phát triển như thế nào đó là nhiều thắc mắc của chị em. Để biết được sự phát triển của thai nhi đồng thời có những kiến thức về tuần thai này xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết ngày hôm này của POH nhé.

 

 

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9

Thai nhi tuần thứ 9 sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Mí mắt giờ đã có thể che được toàn bộ mắt bé, đóng kín lại và sẽ không mở ra cho đến tận tuần 26. Lúc này, 2 dái tai của bé trông sẽ rõ ràng hơn.

Tất cả có bộ phận quan trọng của cơ thể con đều đã hình thành, mặc dù chúng còn phải trải qua hàng tá tinh chỉnh trong những tháng tới. 

Cho đến bây giờ, tim đã chia thành 4 ngăn đầy đủ; mũi và khứu giác đang phát triển. Các cơ quan, cơ bắp và dây thần kinh của bé bắt đầu hoạt động mạnh. Với chiếc đuôi phôi đã biến mất, con có hình hài trông giống con người hơn rất nhiều. Vào cuối tuần này, bé có chiều dài khoảng 2.3cm  và nặng 2g – tương đương với một quả nho.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 10

Thai nhi tuần thứ 11

 

Đôi tai nhỏ xíu cũng rõ ràng hơn và sẽ sớm vào đúng vị trí thôi. Các nang tóc đang được hình thành. Trong miệng, những chồi vị giác đầu tiên xuất hiện trên lưỡi. 

Ở trong nướu cũng xuất hiện những chiếc chồi nhỏ có hình chiếc bóng đèn nhỏ xíu sẽ trở thành những chiếc răng sữa dễ nhận ra trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Mặc dù không thể xác định giới tính của trẻ thông qua siêu âm, nhưng bộ phận sinh dục đã bắt đầu hình thành. Mắt cá chân và cổ tay trở nên rõ ràng hơn cùng với ngón tay và ngón chân. Tay bé đã có thể gấp được và đủ dài để đặt lên ngực. Chân cũng đang dài ra nữa.

Cho đến thời điểm này, buồng trứng của mẹ chịu trách nhiệm sản sinh progesterone, một loại hormone cần thiết cho sự phát triển của con yêu.

Tuy nhiên, nhau thai đã phát triển đủ để đảm nhận nhiệm vụ quan trọng  này. Nó cũng gần phát triển đầy đủ để vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho con.

Các bộ phận của cơ thể bé đã hiện diện đúng vị trí. Chúng sẽ tiếp tục trải qua rất nhiều điều chỉnh ở những tháng tới để có thể hoàn thiện hơn. Mẹ có biết không, lúc này bé đã có hình hài trông giống một con người bé tí rồi đấy.

Ngoài ra, để tìm hiểu Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần (0-41 tuần), mời ba mẹ tham khảo: Sự phát triển của thai nhi theo tuần (0-41 tuần) của POH nhé!

Ngoài ra, thai nhi ở tuần thứ 9 còn phát triển những bộ phận sau:

  • Hệ xương của bé bắt đầu cứng hơn. Quá trình hóa xương bắt đầu bằng việc hình thành sụn.
  • Các ngón tay, ngón chân, đầu gối và khuỷu tay phát triển.
  • Hai núm vú và các nang lông hình thành.
  • Hệ đường ruột của bé tuyến tụy, ống mật, túi mật, và hậu môn hình thành. Đường ruột dài ra.
  • Các cơ quan sinh sản bắt đầu phát triển khi bé được 9 tuần tuổi.
  • Hệ cơ phát triển và bé đã có thể bắt đầu cử động. Mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé trong vài tuần lễ nữa.

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 9

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 9

Giờ đây các chức năng sinh lí đã đi vào hoạt động, bé đã sẵn sàng để tăng cân nhanh chóng. Dù vẫn chưa biết được giới tính của thai nhi tuần thứ 9 qua hình ảnh siêu âm vì cơ quan sinh dục của bé chưa phát triển toàn diện.

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

Nhưng mẹ cũng đừng quá nôn nóng, chỉ ít tuần nữa thôi là mẹ có thể biết được rồi đấy. Trong khoảng thời gian này mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên. Mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn về những kinh nghiệm khi mang thai, cần chuẩn bị những gì, nên tránh làm gì. Càng biết nhiều thì mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt về thể chất lẫn tâm lí đấy ạ.

Những thay đổi của cơ thể mẹ

Thai nhi sang tuần thứ 9, cơ thể mẹ tiếp tục thay đổi để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Điều này có nghĩa các triệu chứng thai kỳ vẫn tiếp tục diễn ra.

Một số triệu chứng bao gồm buồn nôn, ói mửa, căng tức ngực, đi tiểu nhiều, mất ngủ hoặc nằm mơ.

Tim của Mẹ đập mạnh hơn và nhanh hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt và nhức đầu.

Lượng estrogen (nội tiết tố nữ), progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao kích thích sự phát triển của ngực và các tuyến sữa. Vùng da xung quanh hai đầu vú có thể lớn và sậm màu. Ngực đau và cương cứng là triệu chứng bình thường.

Ngoài ra, để tìm hiểu cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào, ba mẹ đọc thêm bài viết Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai nói chung và Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 9 nói riêng của POH nhé!

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Dường như không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi thai 9 tuần bụng đã to chưa mà mẹ đang thắc mắc. Bởi ở mỗi mẹ sẽ có một quá trình mang thai đặc trưng riêng và mọi so sánh hay thông số đều chỉ ở mức tương đối.

Thông thường, giai đoạn 2 tháng đầu là lúc bụng bầu mẹ không phát triển về kích thước, hoặc nếu có thì mẹ phải chú ý thật kỹ mới nhận thấy được. Bắt đầu từ tuần thai thứ 12 thì tử cung mẹ bầu mới bắt đầu giãn nở và bụng mẹ sẽ bắt đầu to lên nhanh hơn.

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Ngoài ra, số lần mang thai của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc thai 9 tuần tuổi bụng to hay không. Theo nghiên cứu từ thực tế, các mẹ mang thai lần đầu thường có vòng bụng săn chắc và nhỏ hơn so với những mẹ đã từng sinh nở trước đó.

Bởi lúc này, cơ bụng của mẹ vẫn chưa trải qua bất kỳ tác động giãn nở nào và trong 3 tháng đầu thai kỳ, vòng bụng của mẹ sẽ không có nhiều thay đổi về kích thước.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 9

Mẹ nên làm gì trong tuần này?

Mang thai tuần thứ 9 mẹ nên đi khám thai bởi mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của bé. Điều này sẽ rất phấn khích và đặc biệt hạnh phúc hơn khi có chồng đi cùng. Các mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp sàng lọc hay chẩn đoán trước sinh bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi 9 tuần tuổi mẹ nên ăn gì?

Trong tuần thai này, mẹ nên nạp thêm mỗi ngày 300 calo để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Tuy nhiên, thật khó để biết mình đã ăn đủ hay chưa khi tình trạng ốm nghén cứ diễn ra  khiến mẹ khó chịu, chán nản, không buồn ăn uống? Đừng lo lắng!

Sự tăng tiết hormone relaxin cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi chế độ ăn, phòng ngừa táo bón. Mang thai tuần thứ 9 cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bổ sung thêm canxi. Nếu sữa làm mẹ sợ thì hãy uống nước cam, ăn phô mai ít béo.

Mẹ hãy cân nhắc để chọn lựa một loại sữa thích hợp và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hay lời khuyên của bác sĩ.

Magie cũng rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi tuần thứ 9. Hơn thế nữa, khoa học đã chứng minh rằng, ăn nhiều thực phẩm chứa magie được sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ hỗ trợ tốt cho cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ khi sinh

Magie rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi

Thai 9 tuần tuổi quan hệ tình dục được không?

Câu trả lời là có. Việc quan hệ khi mang thai tuần thứ 9 có thể thoải mái song mẹ nên tránh các hành động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Những lời khuyên khác:

  • Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội
  • Mẹ nên thay đổi tư thế ngủ phù hợp nếu cảm thấy trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm.
  • Mẹ nên đi mua sắm các loại áo ngực, quần lót mới. Bởi từ tuần thai này, kích thước của một số bộ phận sẽ tăng lên đáng kể.
  • Lên kế hoạch tiết kiệm để chuẩn bị cho việc sinh con. Việc này sẽ giúp mẹ đỡ căng thẳng hơn trong suốt thai kỳ.
  • Mẹ không nên gập người lên xuống thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng do máu tụ lên não.
  • Kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng, thuốc sâu…Hạn chế mang giày quá cao nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng và đau hông.

 

 

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 9

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti