Thai nhi tuần thứ 40

đăng bởi

Thai nhi 40 tuần gò nhiều, bé đạp nhiều có thể khiến mẹ cứng bụng, đau bụng dưới hoặc đau bụng râm ran là vì sao? Mời ba mẹ đọc bài viết dưới đây để biết sự phát triển của thai nhi tuần thứ 40, cách chăm sóc bà bầu 40 tuần tuổi và những lưu ý dấu hiệu sinh khi mang thai 40 tuần!

 

 

Thai nhi tuần thứ 40 là lúc các mẹ bắt đầu chuẩn bị về đích. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng của các ông bố bà mẹ thế nên mọi sự thay đổi của thai nhi đều khiến mọi người lo lắng. Sau đây là các câu hỏi thường gặp về thai nhi tuần thứ 40 của các bà bầu tìm kiếm giải đáp.

Thai nhi tuần 40 phát triển như thế nào?

Sau nhiều tháng chờ đợi, hạn thai kỳ đã qua mà em bé vẫn chưa ra đời, điều này sẽ rất dễ khiến mẹ bầu trở nên bực bội. Tuy nhiên không chỉ một mà rất nhiều mẹ bầu đã phải trải qua tình huống này. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ tuần thai thứ 40 đến 42 vẫn được coi là đang trong tháng thai kỳ.

Hãy yên tâm rằng em bé vẫn cảm thấy rất ấm áp khi ở trong tử cung của người mẹ. Lúc này cơ thể bé gần như đã phát triển đầy đủ và hoàn hảo, tuy nhiên lớp tóc của bé có thể vẫn tiếp tục trở nên dày và thô hơn, đồng thời các móng tay cũng dài lên theo thời gian.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 41

Trẻ lúc này có chiều dài trung bình khoảng 51,2cm tính từ phần đỉnh đầu đến gót chân, và nặng khoảng 3.5kg, tương đương cân nặng của một quả bí nhỏ.

Tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra ban đầu đều có hai điểm mềm ở trên đầu của mình, nơi các mảnh hộp sọ chưa hoàn toàn ăn khớp với nhau. Điều này cho phép xương sọ của bé thay đổi hình dạng trong suốt quá trình sinh nở, giúp bé được sinh ra một cách dễ dàng hơn.

Nếu trẻ được sinh thường (sinh ra từ âm đạo của người mẹ) thì đầu bé có thể sẽ có hình dạng hơi méo mó, đây là điều hoàn toàn bình thường. Đầu của bé sẽ trở lại hình dạng tròn bình thường sau khi sinh một thời gian.

Tuy nhiên, các điểm mềm trên đầu sẽ phải mất một năm hoặc nhiều hơn để trở nên bình thường.

 

 

Ngay từ khi mới sinh bé đã có hầu hết các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng phản ứng và giao lưu với người mẹ. Nghiên cứu cho thấy trẻ được sinh ra cùng với hơn 70 kỹ ​​năng và phản xạ tự nhiên, chúng sẽ góp phần nhiều vào khả năng phát triển sau này của bé. 

Con cũng biết tự tìm kiếm núm vú để ăn ngay sau khi sinh, hoặc dùng ngón tay nắm lại những vật được để trong tay của mình. 

Thai 40 tuần bụng vẫn cao thì sao?

Việc bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu nhận ra việc đã gần đến ngày chào đời của bé. Thế nhưng không tránh được trường hợp thai 40 tuần bụng vẫn cao khiến mẹ vô cùng lo lắng vì bé không chịu “chui ra”.

Thai 40 tuần bụng vẫn cao thường gọi là thai ngôi đầu cao. Tạm thời vẫn chưa có nguyên do cho hiện tượng này.

Khi ở thời điểm trên, bụng chưa tụt, mẹ bầu có thể chờ thêm 1-2 tuần nữa xem có gì biến chuyển để sinh thường dễ dàng không, ngoài ra thì mẹ bầu có thể tới thăm khám bác sĩ an tâm hơn.

Để tìm hiểu thêm về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

Thai 40 tuần bụng vẫn cao thì sao?

Thai 40 tuần bụng vẫn cao thì sao?

Thai 40 tuần đau bụng dưới có nghĩa là gì?

Nhiều mẹ bầu ở giai đoạn tuần thứ 40 có thể đối mặt với các cơn đau gò tử cung và đau bụng dưới. Vậy nên các mẹ khá lo âu và không biết mình có phải sắp sinh không?

Đây cũng là tình trạng bình thường thôi vì do các cơn đau chuyển dạ giả gây ra. Thế nên mẹ thường nhầm lẫn và tới bệnh viện nhiều lần khi chưa có thể sinh con lúc ấy.

Các cơn đau chuyển dạ giả có thể không kéo dài. Thai 40 tuần đau bụng dưới thường kéo dài từng cơn và rút ngắn sau mỗi lần, chúng có thể biến mất khi mẹ thay đổi tư thế.

Thai 40 tuần đau bụng dưới có nghĩa là gì?

Thai 40 tuần đau bụng dưới có nghĩa là gì?

Ngoài ra thai 40 tuần đau bụng dưới có thể là do thai nhi quá lớn. Đầu có kích thước lớn nên không ngừng tạo ra áp lực lên bàng quang, cơ bụng hay dây chằng của mẹ, từ đó mẹ sẽ đau bụng dưới mà thôi.  Mẹ bầu có thể sử dụng yoga để giảm đau nhé.

Thai 40 tuần ít đạp có nguy hiểm không?

Không chỉ là việc thai đạp nhiều mà thai 40 tuần đạp ít cũng khiến bố mẹ lo lắng vì sợ chúng nguy hiểm. Bạn đừng nên lo lắng quá, từ tuần thứ 38 bé sẽ ít hoạt động hơn đó. Hoạt động thai máy cũng hạn chế vì bé không còn nhiều không gian thoải mái như trước.

Thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mẹ chủ quan với việc im lặng của trẻ. Nếu như mẹ kích thích, bé im lặng quá nhiều trong nhiều giờ thì mẹ nên tìm tới bác sĩ ngay nhé.

Thai 40 tuần ít đạp có nguy hiểm không?

Thai 40 tuần ít đạp có nguy hiểm không?

Thai 40 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu gì?

Thai 40 tuần có các cơn gò cứng bụng (hay còn được gọi là co thắt Braxton Hicks khiến cho mẹ cảm giác mẹ sắp sinh, da bụng ngứa ngáy.

Ở tuần thứ 40 mẹ có thể giảm cân một chút vì bé đã được phát triển hoàn thiện và dự kiến được sự chuyển dạ trong 10 ngày tới. Bé đã rụng hết lông măng và còn lại một ít ở một vài chỗ.

Không tránh được cảm giác mẹ hồi hộp ở tuần 40. Vào tuần thứ 40 khi có cảm nhận sắp chào đón một sinh linh nhỏ ra đời. Việc chuyển dạ là khi mẹ thấy những cơn gò mạnh lên và bụng đau dữ dội, có nghĩa tử cung co thắt và đưa bé ra ngoài.

Thai 40 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu gì?

Thai 40 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu gì?

Khi thai 40 tuần gò cứng bụng nhưng cơn gò lại không đều đặn và không mạnh mẽ, đa phần mẹ chỉ cảm thấy cơn co ở phần dưới tử cung và chúng giảm dần khi thay đổi tư thế là khi mẹ chưa đến lúc sinh.

Thai 40 tuần gò cứng bụng ngày càng mạnh và nhiều thay vì yếu đi khi mẹ thay đổi tư thế, cơ gò sẽ lan tỏa ra khắp tử cung, Thì đây có thể là dấu hiệu mà mẹ sắp sinh rồi. Các cơn co tử cung đều đặn, thậm chí là 5 phút 1 lần và tăng dần thời gian và cường độ.

Khi sắp sinh mẹ sẽ thấy cửa mình có dịch nhớt màu hồng, máu hay nước ối bắt đầu chảy… Mẹ hãy nhanh chóng di chuyển tới bệnh xá, bệnh viện.. để có thể được bác sĩ hỗ trợ tối đa.

Nếu đúng theo ngày dự sinh thì tuần 40 là thời khắc vô cùng quan trọng khi thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào, vậy nên POH chúc các mẹ bầu mạnh khỏe và có một cuộc vượt cạn thành công cùng con yêu của bạn!

 

 

Nguồn tham khảo: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo